SKKN công tác quản lí HS
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười |
Ngày 26/04/2019 |
70
Chia sẻ tài liệu: SKKN công tác quản lí HS thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của mọi thành viên xã hội.Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng, khi kinh tế phát triển, con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và người sẽ tốt đẹp hơn. ngày nay, xã hội đã giàu hơn trước nhiều, nhưng đâu đâu cũng báo hiệu về sự suy thoái đạo đức thể hiện dưới những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành của xã hội loài người.
Trong những năm vừa qua, đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vạn hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với công cuộc đổi mới đất nước ta đã có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
Tuy nhiên mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên và học sinh hiện nay.Vậy giáo dục đạo đức càng trở lên cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước sau này. Nếu không có đạo đức các em sẽ không thể hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng , thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng vi pham, sa sút về đạo đức của một bộ phận học sinh THPT trong thời gian vừa qua như: Nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa, du nhập các loại văn hóa phẩm đồi trụy thông qua phương tiện, phim ảnh, game, mạng Internetlàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, đến những quan điểm sống, quan điểm về tình bạn, tình yêu.
Trong mục tiêu toàn diện của nhà trường đã xác định: đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. ý thức đạo đức là ý thức của cá nhân về mục đích cuộc sống và mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội. Ý thức đạo đức cá nhân được hình thành nhờ có giáo dục, trên cơ sở của truyền thống gia đình, truyền thống đạo đức, văn hoá dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Trong nhiều năm qua, các thế hệ học sinh nhà trường đã phát huy được truyền thống hiếu học của địa phương không ngừng cố gắng vươn lên để trở thành những người tài đức vẹn toàn, tuy nhiên hiện nay một số bậc cha mẹ học sinh, các thầy giáo đang rất lo lắng trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh. Điều đáng lưu ý là sự sa sút đạo đức của học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng không những đang tăng lên về mặt số lượng mà tăng cả về mức độ nguy hại đến mức báo động
Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường trung học phổ thông" nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nhân cách cho học sinh và đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường về Đức, trí, thể , mỹ.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Thông qua thực trạng về đạo đức học sinh hiện nay để đề xuất một số yêu cầu với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức và phương hướng hoàn thiện giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THPT.
III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
- Học sinh chăm ngoan, học giỏi.
- Học sinh Có ý thức tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách
- Học sinh có lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự.
IV. ĐỐI TƯỢNG CẦN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về đạo đức học sinh trung học phổ thông
2. Khách thể nghiên cứu:
- Đạo đức học sinh trường trung học phổ thông
V. NHIỆM VỤ CẦN NGHIÊN CỨU
1. Tổng hợp cơ sở lý luận của vấn đề đạo đức học sinh
2. Khảo
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của mọi thành viên xã hội.Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng, khi kinh tế phát triển, con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và người sẽ tốt đẹp hơn. ngày nay, xã hội đã giàu hơn trước nhiều, nhưng đâu đâu cũng báo hiệu về sự suy thoái đạo đức thể hiện dưới những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành của xã hội loài người.
Trong những năm vừa qua, đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vạn hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với công cuộc đổi mới đất nước ta đã có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
Tuy nhiên mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên và học sinh hiện nay.Vậy giáo dục đạo đức càng trở lên cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước sau này. Nếu không có đạo đức các em sẽ không thể hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng , thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng vi pham, sa sút về đạo đức của một bộ phận học sinh THPT trong thời gian vừa qua như: Nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa, du nhập các loại văn hóa phẩm đồi trụy thông qua phương tiện, phim ảnh, game, mạng Internetlàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, đến những quan điểm sống, quan điểm về tình bạn, tình yêu.
Trong mục tiêu toàn diện của nhà trường đã xác định: đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. ý thức đạo đức là ý thức của cá nhân về mục đích cuộc sống và mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội. Ý thức đạo đức cá nhân được hình thành nhờ có giáo dục, trên cơ sở của truyền thống gia đình, truyền thống đạo đức, văn hoá dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Trong nhiều năm qua, các thế hệ học sinh nhà trường đã phát huy được truyền thống hiếu học của địa phương không ngừng cố gắng vươn lên để trở thành những người tài đức vẹn toàn, tuy nhiên hiện nay một số bậc cha mẹ học sinh, các thầy giáo đang rất lo lắng trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh. Điều đáng lưu ý là sự sa sút đạo đức của học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng không những đang tăng lên về mặt số lượng mà tăng cả về mức độ nguy hại đến mức báo động
Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường trung học phổ thông" nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nhân cách cho học sinh và đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường về Đức, trí, thể , mỹ.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Thông qua thực trạng về đạo đức học sinh hiện nay để đề xuất một số yêu cầu với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức và phương hướng hoàn thiện giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THPT.
III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
- Học sinh chăm ngoan, học giỏi.
- Học sinh Có ý thức tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách
- Học sinh có lối sống lành mạnh, văn minh, lịch sự.
IV. ĐỐI TƯỢNG CẦN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về đạo đức học sinh trung học phổ thông
2. Khách thể nghiên cứu:
- Đạo đức học sinh trường trung học phổ thông
V. NHIỆM VỤ CẦN NGHIÊN CỨU
1. Tổng hợp cơ sở lý luận của vấn đề đạo đức học sinh
2. Khảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)