SKKN: Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt trạng ngữ

Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy Mai | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: SKKN: Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt trạng ngữ thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Ngữ pháp là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ bên cạnh các bình diện khác như ngữ âm, từ vựng, phong cách. Ngữ pháp chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngữ pháp cũng là một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của người học sinh. Bên cạnh đó bộ phận trạng ngữ đóng một vai trò quan trọng trong câu Tiếng Việt. Nhiệm vụ của dạy học thành phần trạng ngữ trong câu giúp cho học sinh nhận diện, phân loại các loại trạng ngữ, nắm quy tắc cấu tạo và sử dụng bộ phận trạng ngữ trong giao tiếp.

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Trong chương trình Tiểu học Trạng ngữ được đưa vào nội dung dạy học, chương trình Tiếng Việt ngay từ giai đoạn thứ nhất của cấp Tiểu học (Lớp 1, 2, 3), nhưng giai đoạn này sách giáo khoa chưa đưa ra khái niệm về trạng ngữ mà đến giai đoạn 2 (lớp 4, 5) mới chính thức đưa nội dung này vào phân môn luyện từ và câu thành các bài lý thuyết riêng và hệ thống các bài tập. Nếu chỉ xem qua nội dung chương trình, giáo viên tiểu học cho rằng kiến thức về trạng ngữ tương đối đơn giản, không khó so với các đơn vị kiến thức khác trong phân môn luyện từ và câu.Tuy nhiên để hướng dẫn học sinh giải quyết tốt các bài tập cơ bản, đặc biệt giúp học sinh khá giỏi làm tốt các bài tập nâng cao về thành phần trạng ngữ thì không phải giáo viên nào cũng nắm được kiến thức đầy đủ cũng như có phương pháp hướng dẫn tốt nhất cho học sinh nắm được.
2. Thực trạng:
Được phân công dạy lớp 4, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Nhưng thực tế để đặt câu có bộ phận trạng ngữ nhiều em vẫn còn lúng túng. Hay lẫn lộn giữa trạng ngữ và bổ ngữ, đặc biệt là những trường hợp đặt ở cuối câu. Lúc này các em không dễ dàng xác định được chúng bổ sung cho cụm C -V hay chỉ bổ nghĩa cho động từ, tính từ làm vị ngữ .
Qua khảo sát đầu năm về môn Tiếng Việt, lớp tôi đạt:
Khá giỏi: 14 em(43,7%)
Trung bình:10 em(32,2%)
Yếu: 6 em ( 24,1%) .
Với suy nghĩ: " Làm thế nào để học sinh lớp 4 nắm chắc thành phần trạng ngữ trong câu và tự tin trong học tập", nên tôi đã quyết định chọn đề tài: "Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt thành phần trạng ngữ trong câu”
3. Đối tượng- Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 42 trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn.
- Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt thành phần trạng ngữ.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ: Thành phần phụ của câu có ý nghĩa biểu thị đặc điểm của hành động, chỉ định hành động xảy ra trong tình huống và điều kiện nào. Đảm nhiệm chức năng trạng ngữ trong câu trước hết là trạng từ( hoặc tính từ trong Tiếng Việt), sau đó là các hình thái ngữ pháp của các từ loại khác, cụm từ, câu có tính chất trạng từ, đoạn trạng ngữ, đoạn trạng động từ.
Có các loại trạng ngữ cơ bản sau:
1. Trạng ngữ điều kiện: Nếu trời không mưa tôi sẽ đi xe đạp đến trường.
2. Trạng ngữ chỉ mục đích: Khoẻ để bảo vệ Tổ quốc.
3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chăm học nên bạn Phương luôn giành được điểm 10.
4. Trạng ngữ nhượng bộ: Dù mưa, tôi vẫn đi học. Dù khó khăn chúng ta chúng ta vẫn cứ vượt qua.
5. Trạng ngữ vị trí: Họ sống ở đảo.
6. Trạng ngữ thời gian: Chúng tôi vào học lúc bảy giờ.
I. PHẦN NỘI DUNG:
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Trước thực trạng của lớp mình mắc phải, tôi đã mạnh dạn tìm tòi đưa ra một số phương pháp giúp học sinh học tốt thành phần trạng ngữ như sau:
2.1. Nắm chắc khái niệm về trạng ngữ.
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
2.2. Nắm những đặc điểm, hình thức của trạng ngữ (Dấu hiệu của trạng ngữ):
2.2.1: Trạng ngữ là bộ phận phụ trong câu. Nhìn chung trạng ngữ không phải thành phần bắt buộc có mặt trong câu như chủ ngữ. Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ.
- Chỉ có một số trường hợp không thể không có trạng ngữ như:
Trạng ngữ dùng để chuyển tiếp ý từ câu này sang câu khác.
Ví dụ: Trước đây, Bắc học rất kém. Nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã vượt lên dẫn đầu lớp.
Trạng ngữ dùng để xác định rõ phạm vi không gian, thời gian của những điều được nói trong câu, làm cho nội dung của câu đầy đủ chính xác hơn.
Ví dụ: Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
- Trạng ngữ nói một điều mới mẻ hay nhấn mạnh.
Ví dụ: Nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã vượt lên dẫn đầu lớp.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
2.2.2: Về cấu tạo, trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đứng trước.
Ví dụ:
- Trạng ngữ là cụm từ có quan hệ từ đứng trước:
Vào lúc sáu giờ, Nam về quê.
- Trạng ngữ là cụm từ không có quan hệ từ đứng trước:
Hôm qua, Nam về quê.
- Một số quan hệ từ thường gặp trong trạng ngữ như sau:
+ Quan hệ từ trong trạng ngữ chỉ thời gian: Vào (lúc, ngay); có (lúc); giữa
( Lúc); từ (lúc,ngay); từ…đến…
+ Quan hệ từ trong trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên, dưới, sau, trước, ở ngoài, trong…
+ Quan hệ từ trong trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì, do, bởi, tại, tại vì, bởi vì, nhờ…
+ Quan hệ từ trong trạng ngữ chỉ mục đích: Vì, để, nhằm…
+ Quan hệ từ trong trạng ngữ chỉ phương tiện: Với, bằng…
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
2.2.3: Trạng ngữ có thể đứng nhiều vị trí trong câu:
Trạng ngữ có thể đứng trước, đứng giữa hoặc đứng sau nòng cốt của câu.
Ví dụ: Vào lúc sáu giờ, Nam về quê.
Nam về quê, vào lúc sáu giờ (hoặc Nam về quê vào lúc sáu giờ).
Trong các vị trí của trạng ngữ, vị trí đầu câu là vị trí thường gặp nhất.
2.2.4: Giữa trạng ngữ với vị ngữ thường có một quãng nghỉ hơi khi nói, hoặc một dấu phẩy khi viết.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
2.3. Một số dạng bài tập về trạng ngữ:
Các bài tập cơ bản về trạng ngữ: Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 4 đã đưa ra nhiều bài tập với nội dung rất đa dạng phong phú, nhưng có thể phân thành ba dạng sâu đây:
* Dạng 1: Bài tập về nhận dạng các thành phần trạng ngữ trong câu:
Ví dụ: Tìm trạng ngữ trong các câu sau :
- Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
( Bài tập1/trang 126- TV4 Tập 2)
- Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
- Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận biết các dấu hiệu hình thành để phân biệt với thành phần khác trong câu.

II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
- Đó là, dù đúng trước, đứng sau hay nằm giữa, nòng cốt của câu thì dấu hiệu để nhận ra trạng ngữ vẫn là dấu “phẩy”, thông thường trạng ngữ thường đứng đầu câu.
- Đối với trạng ngữ giữa nòng cốt câu thì phải có hai dấu “phẩy” để ngăn cách chúng.
Ví dụ: Hoa, ở trong vườn, nở rất đẹp.
Tuy nhiên, đối với câu có trạng ngữ chỉ mục đích, chỉ phương tiện thì chỉ khi nào trạng ngữ được đưa lên đầu câu thì không có dấu phẩy ngăn cách.
Ví dụ: Lớp em quyên góp tiền nhằm ủng hộ học sinh nghèo.
(Trạng ngữ chỉ mục đích đứng trước câu).
Có một số trường hợp trạng ngữ chỉ nguyên nhân đứng đầu câu mà không ngăn cách thành phần chính của câu bằng dấu phẩy mà bằng từ chỉ quan hệ.
Ví dụ: Tại Hoa mà tổ không được khen.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
* Dạng 2: Bài tập về trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nòng cốt cho câu:
Ví dụ 1: Hãy cho biết các thành phần trạng ngữ trong các câu sau đây bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Trên sân trường, các bạn đang nô đùa rất vui vẻ.
Đã lâu lắm rồi, mình không viết thư cho cậu.
- Nhờ học giỏi, Nam được cô giáo khen.
Huy đã tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ cho đồng bào bị bão lụt.
Với dạng bài tập này, khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh, muốn xác định được một số trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho nòng cốt của câu thì các em phải đặt câu hỏi: Khi nào? Vì sao? Ở đâu? Bằng gì?... đối với nòng cốt của câu.
Chẳng hạn câu:
Trên sân trường, các bạn học sinh đang nô đùa vui vẻ.
GV đặt câu hỏi: “Ở đâu các bạn học sinh nô đùa rất vui vẻ? ”
GV khẳng định: “Ở sân trường là thành phần trạng ngữ bổ sung địa điểm, nơi chốn cho câu”.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
Ví dụ 2: Hãy viết thêm các trạng ngữ thích hợp vào nòng cốt các câu sau và cho biết các thành phân đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Những con chim hót líu lo.
- Hoa cúc nở vàng rộ.
- Huy đã trở thành học sinh tiên tiến.
- Chúng tôi đi tham quan.
- Các bạn đã hăng hái phát biểu ý kiến.
- Ở dạng bài tập này, ngoài việc giúp các em lựa chọn được thành phần trạng ngữ thích hợp, giáo viên cần phải lưu ý cho các về dấu hiệu hình thức( Kết hợp với một dạng để viết thành câu đúng ngữ pháp).
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
* Dạng 3: Bài tập vận dụng thành phần trạng ngữ để viết thành câu.
Đây là dạng bài tập khó đối với học sinh, tuy nhiên ở các phân môn khác như Tập làm văn hay Tập đọc, các em đã làm quen với các câu có chứa thành phần trạng ngữ. Do đó cần kết hợp với các phân môn đó để hướng dẫn học sinh viết câu. Đối với dạng bài này cũng có hai cách ra đề đó là: Viết câu riêng lẻ có trạng ngữ chỉ một ý nghĩa nào đó hay cũng có thể viết một đoạn văn theo chủ đề trong đó có thành phần trạng ngữ như:
Ví dụ 1: Viết một đoạn văn ngắn có từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó ít nhất một câu dùng trạng ngữ.
Ví dụ 2: Hãy viết 5 câu, mỗi câu có một hoặc nhiều thành phần trạng ngữ. Nêu rõ các thành phần trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
Dù ở dạng bài nào, giáo viên khi hướng dẫn học sinh cũng cần cho các em nắm được cấu trúc của một câu khi có thành phần trạng ngữ, đặc biệt là dấu hiệu để nhận biết đó là trạng ngữ trong câu. Tránh những tình trạng viết ý câu thì đúng nhưng do sử dụng dấu câu (dấu phẩy là chính) sai làm câu bị sai.

II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
2.4. Một số dạng bài tập nâng cao:
* Dạng 1: Phân biệt trạng ngữ với thành tố phụ của cụm từ (định ngữ và bổ ngữ).
Ví dụ: Trong các câu sau, câu nào có thành phần trạng ngữ, chỉ rõ thành phần trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Trên cành cây, chim kêu ríu rít.
- Chim trên cành cây kêu ríu rít.
- Chim kêu ríu rít trên cành cây. Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên cần chú ý để học sinh phân biệt được trạng ngữ với các thành tố phụ của cụm từ. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu trong khi đó thành tố phụ của cụm từ bổ sung cho thành tố chính có tác dụng hạn định nghĩa cho danh từ (định ngữ) hoặc bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ (bổ ngữ), cho nên các thành tố phụ chỉ nằm trong cụm từ mà không thể chuyển sang các vị trí khác trong câu.
Như vậy trong ba câu trên, về mặt hình thức thì rất giống nhau nhưng nếu phân tích cụ thể ta sẽ thấy:
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
- Ở câu thứ nhất: “Trên cành cây” bổ sung ý nghĩa được cho cả nòng cốt câu, nó chỉ ra được vị trí, địa điểm của “ Chim kêu ríu rít”. Hơn nữa “ Trên cành cây” và “Chim kêu ríu rít” lại có dấu phẩy ngăn cách, đây là dấu hiệu để nhận ra trong câu có thành phần trạng ngữ.
- Ở câu thứ hai: “ Trên cành cây chỉ có tác dụng hạn định ý nghĩa cho danh từ “Chim” và giúp ta hiểu chỉ có những con chim trên cành cây mới kêu ríu rít. Như vậy, “ Trên cành cây” trong câu này chỉ được coi là định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ “Chim”.
- Ở câu thứ ba: “Trên cành cây” lại bổ sung ý nghĩa về địa điểm cho động từ trung tâm “kêu” và ta sẽ hiểu những tiếng kêu ríu rít đó ở trên cành cây. Do đó, “Trên cành cây” trong câu này được coi là bổ ngữ cho động từ “Kêu”. Cho nên “Trên cành cây” không phải là trạng ngữ.
Một điều nữa dễ nhận ra “Trên cành cây” ở câu thứ hai và câu thứ ba không phải là trạng ngữ vì dấu phẩy không có ở hai câu này.

II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:

Ở đây, giáo viên chỉ cần cho học sinh phát hiện ra dấu hiệu này là có thể phân biệt được câu nào là câu có chứa thành phần trạng ngữ. Ngoài ra, giáo viên cần cho học sinh hiểu thêm rằng: Nếu thêm dấu phẩy vào các câu thứ hai và thứ ba để ngăn cách “Trên cành cây” với nòng cốt câu như sau:
- Chim, trên cành cây, kêu ríu rít.
- Chim kêu ríu rít, trên cành cây.
- Khi đó nghĩa của hai câu này hoàn toàn giống với nghĩa của câu thứ nhất.
Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải cho học sinh nắm được ở câu thứ hai và câu thứ ba nếu không có dầu phẩy thì các câu đó có ý nghĩa khác đi. Nhưng ở câu thứ nhất, nếu không có dấu phẩy thì đây lại là câu sai ngữ pháp. Và giáo viên cần lưu ý học sinh khi viết câu có thành phần trạng ngữ phải chú ý viết dấu phẩy để ngăn cách chúng với nòng cốt câu. (Trừ những câu có trạng ngữ chỉ mục đích, phương tiện đứng ở cuối câu).
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
* Dạng 2: Phân biệt câu có thành phần trạng ngữ với một vế của câu ghép:
Ví dụ: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần trạng ngữ?
- Dế Mèn tập tành đều đặn nên rất khoẻ.
- Dế Mèn tập tành đều đặn, cậu ta rất khoẻ.
- Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
- Chúng ta phấn đấu vì tương lai của Tổ Quốc.
- Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn.
Khi làm bài tập dạng này giáo viên cần cho học sinh phân biệt được thế nào là câu có thành phần trạng ngữ. Mặc dù về mặt hình thức cả câu có thành phần trạng ngữ và câu ghép đều có dấu phẩy ngăn cách nhưng trong những câu trên có hai câu không có trạng ngữ (câu thứ nhất và câu thứ hai) đặc biệt ở câu thứ hai rất dễ nhầm là câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở đầu câu.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
Nhưng khác với trạng ngữ “Vì tập tành đều đặn” là một vế câu ghép khuyết thành phần chủ ngữ (chủ ngữ của nó hoàn toàn được khôi phục). Ở đây giáo viên cần lưu ý học sinh trong câu thứ ba, thứ tư, thứ năm đều là đại từ
“tôi”, danh từ “tương lai” hoặc cụm danh từ “trận mưa rào” kết hợp với quan hệ từ (vì, nhờ) nên các câu này có thành phần trạng ngữ. Đây là một dấu hiệu giúp học sinh phân biệt trạng ngữ với vế câu ghép lược bỏ chủ ngữ. Đó là:
Nếu bộ phận đứng sau các quan hệ từ chỉ nguyên nhân điều kiện, giả thiết, kết quả là danh từ hoặc đại từ thì bộ phận ấy là trạng ngữ; còn nếu bộ phận đứng sau các quan hệ từ nói trên là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ thì đó là vế của câu ghép lược bỏ chủ ngữ.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
* Dạng 3: Mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần trạng ngữ vào một nòng cốt câu (Thêm bằng nhiều cách)
Ví dụ: Hãy viết thêm các thành phần trạng ngữ vào mỗi nòng cốt câu sau đây để thành những câu khác nhau:
- Chúng em hăng hái phát biểu.
- Em đến trường sớm.
Đây là một dạng bài tập mở nên tuỳ theo từng khả năng của từng học sinh mà các em có thể thêm được một hay nhiều trạng ngữ để trở thành một hay nhiều câu khác nhau. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đặt những câu hỏi: Vì sao? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?... cho nòng cốt câu, từ đó xác định được thành phần trạng ngữ thêm vào.
Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau chẳng hạn: Để trả lời cho câu hỏi: Chúng em hăng hái phát biểu khi nào? Có nhiều cách trả lời như sau:
“Trong giờ học Tiếng Việt, trong giờ học ngoại khoá, trong đại hội liên đội…” tất cả các cụm từ đó đều chỉ thời gian.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
Với cách làm đó giáo viên có thể thu được nhiều kết quả khác nhau. Cũng cần yêu cầu học sinh viết những câu có nhiều thành phần trạng ngữ chẳng hạn như:
- Hôm qua, trong giờ học toán, vì hiểu bài chúng em hăng hái phát biểu.
2.5: Thông qua các môn học khác để bồi dưỡng thêm về thành phần trạng ngữ, tạo nên sự phong phú về ngôn ngữ, giúp học sinh biết lựa chọn từ ngữ khi đặt câu. Rèn khả năng diễn đạt lưu loát mọi vấn đề trước tập thể.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về trạng ngữ như trên, học sinh thực hành các dạng bàì tập về xác định và sử dụng trạng ngữ ở lớp 4 rất tốt, nhất là đối tượng học sinh yếu và trung bình.
- Các em đã nắm vững hơn về thành phần trạng ngữ trong câu.
- Biết vận dụng các kiến thức về thành phần trạng ngữ để làm các dạng bài tập. Tìm bộ phận trạng ngữ, thêm bộ phận trạng ngữ, phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác trong câu một cách chính xác.
- Biết sử dụng trạng ngữ vào đặt câu, viết đoạn văn..
- Tự tin, hào hứng khi học các tiết học luyện từ và câu nói chung và những tiết học về trạng ngữ nói riêng.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
Kết quả môn học : Giữa kì 1:
Khá- Giỏi: 20 em(62,5%)
Trung bình: 9 em (28,1%)
Yếu: 3 em ( 9,4%)
Cuối học kỳ 1:
- Khá - Giỏi: 22 em (68,7)
- Trung bình: 9 em(28,1%)
- Yếu: 1 em( 3,2%)
Với các biện pháp như vậy, tôi tin chắc rằng cuối năm sẽ không còn học sinh yếu về môn Tiếng Việt.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để học sinh lớp 4 học tốt thành phần trạng ngữ, người thầy giáo phải nhiệt tình tâm huyết với nghề, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, truyền thụ kiến thức một cách ngắn gọn, dể hiểu để học sinh nắm chắc được kiến thức và vận dụng linh hoạt vào các bài tập thực hành. Muốn vậy cần phải hướng dẫn và rèn cho học sinh những kĩ năng sau:
1. Nắm chắc khái niệm về trạng ngữ.
2. Rèn luyện kĩ năng thông qua các dạng bài tập thực hành.
3. Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, phân biệt chúng thuộc dạng nào rồi mới bắt tay vào làm.
4. Củng cố kiến thức của mình thông qua đọc nhiều sách báo phù hợp với lứa tuổi.
5. Giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường thông qua các buổi học ngoại khoá mà nhà trường tổ chức.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
V. PHẦN KẾT LUẬN:
Lớp 4 là lớp gần cuối cấp của bậc Tiểu học. Các em cần có kiến thức vững chắc về các thành phần của câu đơn Tiếng Việt làm cơ sở để học tốt ở lớp 5 và trung học cơ sở. Là một giáo viên Tiểu học, tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung
chương sách giáo khoa và phương pháp truyền thụ, có một hệ thống các bài tập phù hợp giúp học sinh thực hành, củng cố kiến thức này. Đặc biệt luôn phải lấy
học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho mình. Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá, hứng thú hơn trong học tập. Vì vậy bước đầu có những kết quả cao trong dạy học môn Tiếng Việt.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
1. TRẠNG NGỮ:
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân rút ra được trong quá trình dạy. Rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường, các bạn đồng nghiệp để đưa chất lượng dạy và học của trường, ngành ngày một đi lên.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ý kiến của HĐKH nhà trường
Người viết

Lê Thị Thuý Mai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thúy Mai
Dung lượng: 1,44MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)