SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI

Chia sẻ bởi Trần Thị Thiện | Ngày 05/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


I. ĐỀ TÀI:
I. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI


II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Mỗi đứa trẻ là một nhân tài, là chủ nhân của đất nước nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy bồi dưỡng rèn luyện thế hệ măng non. Vì vậy, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu và giáo dục mầm non là cái nôi của hệ thống giáo dục quốc dân, giúp trẻ phát triển toàn diện ở 5 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực thể mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ở trẻ về các kỹ năng như:
- Những kỹ năng cảm nhận vẻ đẹp, cái hay, cái độc đáo, sự đa dạng của sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống xung quanh trẻ và trong nghệ thuật.
- Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc qua các hoạt động âm nhạc.
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên lĩnh vực phát triển thẫm mỹ của trẻ ở trường Mầm Non chưa được đi sâu, còn thiếu các hoạt động phương pháp và điều kiện cho trẻ trải nghiệm. Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thẫm mỹ và đặt nặng phát triển nhận thức cho trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển tốt lĩnh vực thẫm mỹ trong các hoạt động ở trường Mầm Non, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu và có những hiểu biết cơ bản về thẩm mỹ, để có những hình thức sáng tạo tổ chức các hoạt động phong phú và lôi cuốn trẻ.
Chính vì điều này tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những chị đồng nghiẹp đi trước, qua sách báo để đưa ra các “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi” nhằm giúp trẻ phát triển thẫm mỹ một cách tốt nhất.
2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Chính vì thực tế trên mà bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp. tôi luôn trăn trở và thường suy nghĩ mình phải làm gì và tìm biện pháp gì để nâng cao chất lượng các hoạt động âm nhạc cho các cháu. Từ những trăn trở và tình hình thực tế của lớp, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp cho học sinh mình có những cảm thụ tốt về âm nhạc, để đưa chất lượng học tập nói chung, chất lượng môn giáo dục âm nhạc của lớp tôi ngày một đi lên.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm, là phương tiện để thể hiện những cảm xúc tinh tế của con người.
Âm nhạc là tinh hoa, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt trong âm nhạc một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người nghe vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mình và còn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
Âm nhạc giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp ngay từ thưở lọt lòng trẻ đã được nghe tiếng hát ru của mẹ, tuy nhiên trẻ chưa hiểu về nội dung câu hát nhưng lại dễ tiếp nhận nhạc điệu, vần điệu của nó. Những lời hay, ý đẹp của âm nhạc giúp trẻ biết cái hay, cái đẹp và vươn tới cái đẹp trong cuộc sống.
Âm nhạc làm giàu thế giới cảm xúc của trẻ. Âm nhạc được thể hiện sắc thái cung bật khác nhau. Khi lời ca cất lên thật vui, thật sảng khoái, những sắc thái xúc cảm đã khơi dậy ở trẻ tình cảm sâu đậm về con người. Hun đúc ở trẻ những tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động khi tiếp xúc với con người và cảnh vật xung quanh, bồi bổ lòng nhân ái, lòng yêu quê hương, gia đình trong tâm hồn trẻ.
Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng của trẻ, sự phản ánh hiện thực của âm nhạc giúp cho trẻ phát triển mãnh liệt trí tưởng tượng. hơn nữa nghệ thuật nhân cách hóa trong âm nhạc là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng và đó chính là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ. Sự vật xung quanh con mắt trẻ bao giờ cũng có hồn, bay bổng đến kỳ diệu. Bằng sức tưởng tượng âm nhạc giúp trẻ có có một tâm hồn giàu mơ ước, sớm hình thành những tiền đề của hoạt động sáng tạo, hình dung ra những cái đẹp sẽ có và mong muốn làm nên những điều tốt lành.
Âm nhạc còn giúp trẻ khám phá bằng điều mới lạ trong thế giới xung quanh: Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, hình thành thái độ thân thiện giữa con người với thiên nhiên đều là những nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)