SKKN AV
Chia sẻ bởi Huỳnh Đức Danh |
Ngày 11/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: SKKN AV thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
PHÂN BIỆT VÀ SỬ DỤNG LINH HOẠT 3 KIỂU CÂU KỂ :
AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? AI LÀ GÌ?
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ- CÂU LỚP 4
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong trình phân môn Luyện từ- Câu lớp 4. Phần câu, có các kiểu câu chia theo mục đích nói gồm :
- Kiểu câu hỏi.
- Kiểu câu kể.
- Kiểu câu cảm.
- Kiểu câu khiến.
Trong đó câu kể có vị trí vô cùng quan trọng. Trong quá trình dạy nói và viết cho học sinh. Bởi lẽ, với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 4. Mặc dù học sinh phải học và sử dụng nhiều kiểu câu như trên, nhưng kiểu câu kể vẫn là phổ biến nhất có tần suất sử dụng cao nhất trong cả hoạt động nói hàng ngày và cả trong viết các loại văn bản.
Trong phân phối chương trình, các kiểu câu kể cũng được giảng dạy nhiều nhất chiếm 12 tiết ( tương đương 6 tuần ) trong toàn bộ chương trình Luyện từ - Câu. Các kiểu câu kể lại bao gồm :
+ Câu kể Ai làm gì ?
+ Câu kể Ai thế nào ?
+ Câu kể Ai là gì ?
Do vậy, nên việc học tập của học sinh về kiểu câu này thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
- Học sinh thường lẫn lộn giữa các kiểu câu kể trong việc nhận dạng kiểu câu.
- Học sinh không xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu, nếu câu có thêm thành phần phụ là trạng ngữ đặt ở đầu câu.
- Từ đó, việc đặt câu ( nói và viết ) theo yêu cầu cụ thể thường không chính xác.
Quan sát, theo dõi học sinh trong quá trình học tập, tôi thấy học sinh gặp phải khó khăn như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Học sinh không nắm vững về từ loại ( Danh từ, Động từ, Tính từ ).
2. Học sinh không xác định được từ chủ yếu trong một cụm từ ( Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ). Từ đó các em xác định không chính xác kiểu câu.
3. Học sinh chưa xác định được đâu là thành phần chính của câu.
4. Học sinh chưa biết đặt câu hỏi khi tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Trao đổi với chuyên môn tôi thấy học sinh các lớp khác cũng vậy, và tôi nhận ra lí do chính là các em chưa có sự so sánh về mặt ngữ pháp “ 3 kiểu câu trên khác nhau ở vị ngữ ”. Vì vậy khi dạy riêng từng kiểu câu ở các tiết học cung cấp kiến thức mới, học sinh phải nắm vững được vị ngữ của các loại câu này do từ loại nào đảm nhiệm và nó có chức năng gì.
Nếu giải quyết được các vấn đề này, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc phân biệt và sử dụng chính xác, linh hoạt 3 kiểu câu kể trong chương trình. Tiết 6 – ôn tập ở tuần 28 là tiết dạy tốt nhất để giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về 3 kiểu câu trên.
Chính vì thế tôi chọn tiết này để nghiên cứu và đề ra một số biện pháp giảng dạy tốt hơn về 3 kiểu câu này như sau:
B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để thực hiện tốt việc dạy và học tiết này, tôi xác định một số công việc quan trọng sau đây.
1.Công việc của giáo viên:
a. Khâu soạn bài :
- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài.
- Dựa vào Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và tình hình nhận thức của học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất, sao cho học sinh chủ động lĩnh hội được nội dung bài học.
b. Khâu chuẩn bị dạy học:
Đây là khâu rất quan trọng để hỗ trợ cho việc dạy và học nên giáo viên phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ xem sử dụng đồ dùng gì, đưa ra vào lúc nào, nhằm mục đích gì để đạt hiệu quả cao nhất.
2.Công việc của học sinh :
- Ôn lại các từ loại đã học : Thế nào là danh từ, thế nào là động từ, thế nào là tính từ?
- Học sinh nắm vững bài cũ có liên quan đến bài mới.
- Có sự chuẩn bị bài mới trước ở nhà ( tiết này tôi dặn học sinh chuẩn bị trước bài tập 1 để các em có thời gian xem lại các bài về 3 kiểu câu kể đã học ).
- Trong giờ học, học sinh phải có thói quen hưởng ứng linh hoạt khi tham gia các hoạt động học bằng nhiều hình thức khác nhau tùy từng nội dung bài học như:
+ Làm việc độc lập, ghi các bài tập, câu hỏi dễ, cụ thể.
+ Làm việc theo nhóm khi bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Đức Danh
Dung lượng: 21,28KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)