SKKN âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo bé

Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Oanh | Ngày 05/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: SKKN âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo bé thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

“Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc"
I. ĐẶT VÂN ĐỀ
Đối với mỗi con người, âm nhạc dường như là món ăn tinh thần, là hơi thở của cuộc sống. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, âm nhạc đến với chúng ta qua lời ru của mẹ, qua câu hát của bà, những tiếng ru, lời ca ấy đã mang tình yêu cuộc sống cho chúng ta
Đối với trẻ em, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, cho trẻ được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo. Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh...âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể, âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu sâu sắc, cường độ, nhịp độ, hoà âm, tiết tấu... cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm...
Đại văn hào M.go-rơ-ki có nói: “Âm nhạc tác động một cách diệu kỳ đến đáy lòng. Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý nhất của con người". Qủa đúng như vậy: nội dung bài ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của những vật gần gũi, về tình cảm gia đình, bạn bè, lòng yêu nước… Từ đó gợi mở cho trẻ về cách ứng xử, hay nói cách khác là giáo dục cho trẻ về đạo đức làm người. Những bài dân ca, đồng ca các miền của dân tộc Việt Nam phong phú về âm điệu tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tập quán đã lưu giữ bản sắc dân tộc trong âm nhạc Việt Nam, cho trẻ cảm xúc trữ tình, lòng tự hào về văn hoá dân tộc. Đối với trẻ âm nhạc là thế giới diệu kỳ đầy cảm xúc. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, còn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Hơn nữa, âm nhạc còn góp phần giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ, giúp trẻ thơ hòa nhập với cộng đồng.
Thật hạnh phúc và phấn khởi biết bao khi đọc bài báo trên trang web Cand.com.vn có một bài viết đã cho chúng ta thấy sức mạnh của âm nhac:
“Âm nhạc đã biến một cậu bé tự kỷ hòa nhập với cộng đồng tốt hơn bất kể phương pháp chữa trị nào. Vinh đã thay đổi số phận cuộc đời mình bằng chính những nốt nhạc chất chứa biết bao cảm xúc và gửi gắm trọn vẹn niềm đam mê. Ước mơ cháy bỏng của cậu bé tự kỷ ngày nào là "được trở thành một nghệ sĩ piano thành danh không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới"
Vinh cùng dàn nhạc giao hưởng Việt Nam
trong chương trình hòa nhạc chào xuân 2012
Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt,có đạo đức, biết yêu thương mọi người và tôi - là một giáo viên mầm non cũng mong muốn âm nhạc sẽ nâng đỡ, chắp cánh cho những ước mơ của con trẻ, giúp con trẻ nhận thức, phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức.
Với mong muốn như vậy, từ thực tế triển khai thực hiện đổi mới giáo dục âm nhạc tôi nhận thấy các hoạt động âm nhạc tại lớp còn thiếu linh hoạt, sáng tạo, chưa hấp dẫn trẻ, chưa kích thích trẻ tích cực hoạt động sáng tạo. Vì vậy tôi nhận ra rằng để giáo dục âm nhạc cho trẻ đạt chất lượng cao, đưa âm nhạc đi sâu vào lòng trẻ thơ thì việc gây hứng thú cho trẻ là vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của hoạt động giáo dục. Do đó tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc".
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Nhà sư phạm Xukhômlinsky nói: “ Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và câu chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo". Thật vậy, trong chương trình giáo dục mầm non bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là một hoạt động trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)