SKKN

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Thành | Ngày 02/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
Ngày 22 tháng 3 năm 2009
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ


Dạy Học
tốt tốt
2
PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ VIỆC HỌC TẬP
MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH
Sáng kiến kinh nghiệm
Nguyễn Trrung Thành
3
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình học sinh hiện nay có nhiều thay đổi về nhận thức, hành động. Tiếp thu, giải quyết sự việc, sự rèn luyện, tính chủ động, sáng tạo có phần nào đó bị tác động không tốt bởi mặt trái của cơ chế thị trường và sự phát triển xã hội. Sống trong điều kiện tốt hơn, được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm hơn về mọi mặt, đặc biệt là việc học tập, phát triển. Song một bộ phận trong họ dường như quen với sự quan tâm, chăm sóc đó, muốn được hưởng thụ nhiều hơn là muốn vận động.
4
Trong học tập, rèn luyện họ muốn giỏi, muốn vang danh nhưng lại học yếu, kém phẩm chất, một bài toán chưa thực hiện các bước giải đã muốn có kết quả, làm bài thi không tốt muốn đỗ đạt,...Điều này làm khổ tâm cho người làm thầy, vì những sản phẩm cùng là của mình làm ra, nhưng lại có cái nó cứ tự méo mó đi không thể nặn tròn được. Nếu sản phẩm là một hàng hóa nào đó thì có thể phải bỏ đi hay làm lại, nhưng ở đây sản phẩm là con người, có thể bỏ đi được không hay làm lại thì làm như thế nào?
5
Để đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách toàn diện mà kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học là một tình huống đặt ra cho mỗi giáo viên, mỗi nhà trường.
Việc đánh giá nếu được thực hiện tốt, sẽ kích thích học tập không những về mặt lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng mà còn cả về mặt phát triển năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo và phẩm chất cách mạng,... cho học sinh.
Với tinh thần đó, tôi xin đề xuất phương pháp đánh giá việc học tập môn Toán của học sinh trong nhà trường để trao đổi và thực hiện.
6
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
 Đánh giá việc học tập của học sinh là một hoạt động giáo dục cung cấp những thông tin cho giáo viên và học sinh về kết quả dạy học, phản ánh sự tác động của hoạt động dạy và hoạt động học để có biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
7
2. Mục đích đánh giá việc học tập của học sinh:
Đối với học sinh: Việc đánh giá kích thích hoạt động học tập, cung cấp cho họ những thông tin phản hồi về quá trình học tập của bản thân mình để họ tự điều chỉnh quá trình học tập, khuyến khích họ phát triển năng lực tự đánh giá.

Đối với giáo viên: Việc đánh giá học sinh cung cấp những thông tin cần thiết để xác định điểm xuất phát hoặc điểm kế tiếp của quá trình dạy học, phân nhóm học sinh, chỉ đạo cá biệt và kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học.

Đối với cán bộ quản lý: Việc đánh giá học sinh cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy học trong nhà trường để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ những sáng kiến, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
8
3. Chức năng đánh giá việc học tập của học sinh:
3 chức năng
cơ bản
9
4. Yêu cầu đánh giá việc học tập của học sinh:
Có 4 yêu cầu






Khách quan
Toàn diện
Hệ thống
Công khai
10
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tổng kết kinh nghiệm

Đánh khái quát kinh nghiệm, phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, khám phá ra những mối liên hệ có tính quy luật của các hoạt động đánh giá.
11
II. Thực trạng đánh giá việc học tập môn Toán của học sinh:
1. Một số phương pháp đánh giá tiêu biểu trong :
Sơ đồ đánh giá hoạt động học tập của học sinh:
ĐÁNH GIÁ
SẢN PHẨM
Kiến thức
Kỹ năng
Tư duy
Thái độ
Bài đã học
Giải bài toán
Mối liên hệ
Tính tích cực
12


1.1 Đánh giá qua kiểm tra miệng có bình luận.
1.3 Đánh giá qua kiểm tra bài viết
1.2 Đánh giá qua làm bài tập vận dụng, thực hành.
1.4 Đánh giá qua vở ghi, vở làm bài tập ở nhà
1.5 Đánh giá qua làm đề cương ôn tập, chuyên đề BM
Phương pháp đánh giá:
13
2. Tác động của phương pháp đánh giá trong qúa trình dạy học:
2.1 Đánh giá qua kiểm tra miệng có bình luận:
Đánh giá qua kểm tra kiến thức bài đã học.
Kiến thức
Mức độ
Tiếp thu
Hiểu
Độc lập
Ý thức
14
Đánh giá qua liên hệ kiến thức, phát hiện tình huống đặt ra:
Phát hiện
Liên hệ
Tình huống
Làm rõ
Lỗ hổng
Bổ túc
15
Đánh giá qua việc hệ thống hoá kiến thức cơ bản toàn chương:
Tổng hợp
Hệ thống
Trao đổi
Củng cố
Khoa học
Soạn bài
16

2.2 Đánh giá qua làm bài tập vận dụng, thực hành:

Đánh giá qua bài làm bài tập vận dụng kiến thức sau bài học.
Đánh giá qua bài làm thực hành giải bài tập ôn chương.
Đánh giá qua sử dụng phương pháp giải bài toán, loại toán.
Sự vận dụng kiến thức
Kỹ thật giải
Lập luận lời giải
Kết luận, kiểm tra
Khái quát, tổng hợp
17
2.3 Đánh giá qua kiểm tra bài viết:
Sản phẩm
Đề bài
Đáp án
Bài làm
Trả bài
Chấm bài
Kiểm tra
Nhận biết, thông hiểu
Mức thấp, mức cao
18

2.4 Đánh giá qua vở ghi, vở làm bài tập:

Vận động
Quá trình tiếp thu kiến thức
Phương pháp học tập bộ môn
Sự điều chỉnh từng giai đoạn
19
Tư duy
Trí tuệ
Xác định phạm vi kiến thức
Nội dung đề cương ôn tập, chuyên đề
Chất lượng của đề cương, chuyên đề.
1.5 Đánh giá qua làm đề cương ôn tập, chuyên đề bộ môn :
20
3. Tóm lại, phương pháp đánh giá việc học tập môn Toán của học sinh có những ưu điểm và hạn chế cơ bản như sau:
Ưu điểm:
- Cung cấp đầy đủ những thông tin cho giáo viên và học sinh về kết quả dạy học, phản ánh sự tác động của hoạt động dạy và hoạt động học để có biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
- Đánh giá được tinh thần, trách nhiệm, phương pháp sư phạm, năng lực của giáo viên; đánh giá được ý thức, động cơ, phương pháp học tập, trí tuệ của học sinh và đánh giá thực chất kết quả của hoạt động dạy học.
- Đánh giá đúng mức, kịp thời sự phát triển toàn diện học sinh.
21
Hạn chế:
- Không thể tách từng phương án ra từng giai đoạn, thời điểm mà phải kết hợp liên tục.
- Mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức của giáo viên
- Học sinh phải thực hiện nhiều yêu cầu.
22
III. Đề xuất một số biện pháp cải tiến:
1, Đổi mới mục tiêu đánh giá:
2, Đổi mới phương pháp đánh giá:
3, Đổi mới công cụ đánh giá:
23
Phần III: KẾT LUẬN
1, Ý nghĩa của phương pháp đánh giá việc học tập của học sinh :
Tạo động lực để giáo viên có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp cao, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ; học sinh tự đánh giá được kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ trong học tập, kiểm tra.
2, Nhận định chung về áp dụng và khả năng vận dụng:
Vận dụng được đối với mọi đối tượng học sinh, cho mọi giáo viên trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục, cho mọi nhà trường phổ thông
24
Chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)