Skkn

Chia sẻ bởi Triệu Văn Truyền | Ngày 05/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: skkn thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


Nội dung

Chương 1: Những căn cứ để thực hiện đề tài


1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
1.1. Đặc điểm lứa tuổi
Lứa tuổi học sinh tiểu học gồm các em học sinh đang theo học từ lớp 1
đến lớp 5, tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi. ở độ tuổi này sự phát triển về chiều cao và trọng lượng không nhanh như tuổi mẫu giáo. nhưng hệ xương đang ở thời kỳ cốt hoá, hệ xương đang phát triển đặc biệt là các bắp thịt lớn do vậy các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các em không thích làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận.
Vì vậy việc rèn các kỹ năng, kỹ xảo đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ.
So với tuổi mẫu giáo thì não và thần kinh của học sinh Tiểu học đã có biến đổi to lớn về khối lượng và chức năng. Não của trẻ lên 7 đạt 90% trọng lượng của não người lớn. Đến năm 11 – 12 tuổi thì phát triển tương đương trọng lượng của não người lớn. Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều nên khả năng kìm chế của các em còn rất yếu, hưng phấn mạnh do đó ở độ tuổi này các em rất hiếu động.
Hệ thần kinh cấp cao đang dần được hoàn thiện nhưng có sự mất cân đối giữa tín hiệu tư duy cụ thể và tín hiệu tư duy trừu tượng.
Lứa tuổi này hoạt động học tập là hoạt đọng chủ đạo, sau đó là hoạt động vui chơi. Hoạt dộng học tập rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các em. Đây là sự biến đổi lớn trong đời sống đó là lần đầu tiên được cắp sách đến trường, được tiếp xúc với nhiều thầy cô và bạn bè mới. Hoạt động học tập là hoạt động hoàn toàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực nhờ đó mà sự phát triển tâm lý nhân cách.
Ngoài hoạt động học tập ở lứa tuổi này còn có hoạt động khác như vui chơi, lao động. Các hoạt động này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của học sinh Tiểu học.
1.2. đăc điểm hoạt độnghọc sinh phai nhận thức:
Nhu cầu nhận thức khám phá thế giới luôn đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, sáng tạo. Mức độ, tính chất và phạm vi hoạt dộng nhận thức của học sinh Tiểu học được bộc lộ ở các quá trình sau:
- Cảm giác:
Các quá trình cảm giác về sự vật hiện tượng bên ngoài có sự phát triển khá nhanhh. Những cảm giác thu được đã trở thành “vật liệu” để trở thành tri thcs mới. ở độ tuổi này năng lực cảm giác của học sinh còn yếu.
- Tri giác:
Tri giác của học sinh tiểu học phát triển khá nhanh đặc biệt là tri giác các thuộc tính bên ngoài của sự vận động hiện tượng. Tri giác không chủ định chiếm ưu thế. Giai doạn đầu lứa tuổi tri giác của các em còn phiến diện một chiều chưa đầy đủ và được chi tiết. Càng về cuối độ tuổi tri giác của các em ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn. Một số em bộc lộ khả năng quan sát các sự vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Văn Truyền
Dung lượng: 81,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)