SKKN
Chia sẻ bởi Bùi Thúy Vân |
Ngày 26/04/2019 |
116
Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Khái niệm về PPDHSH
Ðặc điểm
PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC
Cơ sở phân loại
Kiểu dạy học thông báo
Kiểu dạy học nêu vấn đề
Kiểu dạy học nghiên cứu
Hệ thống các PPDHSH
MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC CHỦ YẾU
Nhóm các phương pháp dùng lời
Nhóm các phương pháp trực quan
Nhóm các phương pháp thực hành
Phương pháp thí nghiệm
SỰ PHỨC TẠP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC - SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP
Từ khóa
- Phương pháp dạy học sinh học (PPDHSH)
- Kiểu phương pháp dạy học
- Phương tiện dạy học sinh học
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành
*Tóm tắt nội dung
Quá trình dạy học sinh học (DHSH) không chỉ quan trọng ở khâu truyền thụ kiến thức mới. Ðể học sinh nắm vững kiến thức và có thể vận dụng những hiểu biết về sinh học vào trong hoạt động sống của bản thân, phục vụ cộng đồng; khâu ôn tập củng cố cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh không thể thiếu. Bằng sự lựa chọn các phương pháp DHSH một cách hợp lý, năng động dựa vào nội dung kiến thức sinh học phổ thông, đối tượng học sinh; người giáo viên sinh học đạt được mục đích dạy học.
Bài này trình bày : phương pháp DHSH là gì, đặc điểm và sự phân loại các phương pháp DHSH, bản chất và cách tiến hành các phương pháp DHSH chủ yếu.
*Yêu cầu đối với sinh viên
Xem lại phần "PPDH" trong giáo trình "Lý luận dạy học các môn học ở trường phổ thông" (của Lộc 1997)
Nắm vững bản chất, cấu trúc, của từng phương pháp dạy học cụ thể.
Biết cách vận dụng các PPDH cho từng loại kiến thức trong nội dung chương trình sinh học phổ thông.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.Khái niệm về phương pháp DHSH
TOP
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định (Lộc, 1997). Ðể hiểu thế nào là phương pháp DHSH chúng ta hãy xem xét 3 cách dạy của 3 giáo viên sinh học phổ thông khi trình bày phần "Cơ chế quang hợp" (bài 12-SH10).
+ Giáo viên 1 : vừa vẽ hình lên bảng (H23 - SGK) kết hợp với lời nói trình bày (giải thích) bản chất chuỗi phản ứng sáng, chuỗi phản ứng tối sau đó hỏi đáp để học sinh nhắc lại (củng cố, khắc sâu kiến thức).
+ Giáo viên 2 : treo tranh, sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp (H23 - SGK), hỏi đáp để học sinh tự rút ra kết luận về tính 2 pha của quang hợp.
+ Giáo viên 3 : sử dung sách giáo khoa (SGK) : Trang 46 và quan sát H23, sau đó cho học sinh mô tả diễn tiến quá trình quang hợp. Bằng hỏi đáp, học sinh rút ra kết luận về bản chất của pha sáng, pha tối.
Có mấy yếu tố tham gia trong quá trình tổ chức học sinh nghiên cứu "Cơ chế quang hợp" ?
Vấn đề 1.1 : phân tích hoạt động của thầy và trò, phương tiện và kết quả của hoạt động dạy và học ở ví dụ trên.
Quá trình dạy học thể hiện mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò nên phương pháp dạy học phải phản ánh mối quan hệ qua lại giữa dạy và học. Từ đó có thể định nghĩa PPDHSH như sau : phương pháp dạy học sinh học là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối quan hệ qua lại để đạt mục đích dạy học sinh học.
2. Ðặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học sinh học
TOP
- Tính mục đích : mục đích nào phương pháp đó, phươg pháp giúp con người thực hiện mục dích : nhận thức và cải tạo thế giới để qua đó tự cải tạo mình.
Ví dụ : để đạt mục đích của DHSH là hoàn thiện, củng cố kiến thức thường sử dụng phương pháp hỏi đáp. Như vậy thông qua hỏi đáp, giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức chuyên môn đồng thời có thể vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống trong lao động, học tập, trong sản xuất nông nghiệp.
- Tính cấu trúc : để đạt mục đích con người thực hiện một loạt các thao tác được sắp xếp theo trình tự logic, hệ thống, có kế hoạch.
- Phương pháp gắn liền với nội dung : nội dung qui định phương pháp, phương pháp có tác động trở lại nội dung, làm cho nội dung phát triển.
Ví dụ : nội dung bài học thuộc về kiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thúy Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)