SKKN

Chia sẻ bởi Đào Ngọc Sử | Ngày 06/11/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LAGI
TRƯỜNG THCS TÂN THIỆN








SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
                       GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ ĐẠT HIỆU QUẢ                                     
                               

HỌ VÀ TÊN: ĐÀO THỊ NGỌC THU
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn


Năm học: 2014 – 2015







ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ ĐẠT HIỆU QUẢ.

I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Lí do chọn đề tài:
Bảo vệ môi trường ( BVMT) hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc BVMT. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách BVMT, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học, chắc chắn các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục BVMT . Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính thông báo, lồng ghép nội dung tích hợp vào bài dạy chưa tự nhiên, nhẹ nhàng, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh.
Hơn nữa, thời lượng của một tiết học còn hạn chế, có nhiều bài nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh rất dài, do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung BVMT.
Trong khi đó, Vật Lý là môn học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục BVMT liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách BVMT. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đề ra, việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào môn học vật lý là vấn đề không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy của giáo viên.

2/ Mục đích của đề tài:
Giúp các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường và sự phát triển. Học sinh nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển.
Giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng nội dung này nhiều, phải đảm bảo đủ các kiến thức cơ bản và thời gian cho tiết học.

3/ Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8, 9 Trung học cơ sở và dựa vào hoạt động dạy học của thầy và các đối tượng học sinh.
4/Phương pháp nghiên cứu: - Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng. - Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí. - Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục BVMT hiệu quả.
II/ NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1/Thực trạng của đề tài nghiên cứu:      - Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí của học sinh, khi bắt đầu nghiên cứu để viết sáng kiến này, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 8 bằng 1 bài kiểm tra 15 phút lấy điểm hệ số 1 ( sau khi học sinh học xong Tiết 6 – bài Lực ma sát ) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau:
Câu hỏi: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Ngọc Sử
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)