SKKN

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Thành | Ngày 08/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An
phòng giáo dục và đào tạo TP Vinh
=======???=======
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo công tác tự làm và sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học
Năm học : 2006 - 2007
NGười thực hiện
Họ và tên : Hoàng Thị Thuỷ
Sinh ngày : 05/06/1971
Hệ đào tạo : Đại học sư phạm
Năm vào ngành : 1990
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Trường Thi
A - Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đổi mới cơ sở và vật chất và thiết bị, đổi mới phương pháp chỉ đạo và đánh giá giáo dục tiểu học. Như vậy, việc đổi mới phương tiện dạy học, khuyến khích sử dụng các loại thiết bị, đồ dùng dạy học, phương tiện kỹ thuật cũng là một trong những giải pháp quan trọng giúp thành công đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học theo chương trình SGK mới.
I. Cơ sở lý luận
Trong chương trình sách giáo khoa cũ đồ dùng dạy học chỉ có chức năng minh họa trong quá trình dạy học của giáo viên nhưng trong chương trình SGK mới thiết bị dạy học còn có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng.
Quá trình nhận thức của học sinh cũng diễn ra theo quy luận chung: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn" sản phẩm của giai đoạn trực quan sinh động là các biểu tượng (hình ảnh của sự vật, hiện tượng), sản phẩm của tư duy trừu tượng là khái niệm.

II. Cơ sở thực tiễn
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo TP, chỉ đạo triển khai công tác thiết bị dạy học nhằm hỗ trợ việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Học sinh tiểu học thích được hoạt động, thích được tiếp xúc với thiên nhiên, thích các màu sắc rực rỡ, các âm thanh vui nhộn, thích tìm hiểu hay tò mò khám phá những điều mới lạ. Các em rất sung sướng khi tự mình khám phá ra những điều mới lạ ấy.
Trong giai đoạn hiện nay, môi trường xung quanh chúng ta có rất nhiều nguyên vật liệu có sẵn, đa dạng, phong phú nếu chúng ta biết khai thác, tìm tòi, sáng tạo thì sẽ tạo ra được nhiều thiết bị dạy học.
B - Giải quyết vấn đề
I . Thực trạng của việc tự làm và sử dụng thiết bị dạy học:
1. Về thiết bị:
a. Thiết bị được cấp:
- Đa số thiết bị được cấp có giá trị sử dụng thiết thực, phù hợp với nội dung chương trình; song có một số thiết bị chưa đảm bảo tính thực tiễn, chất lượng sử dụng chưa cao.
- Thiết bị được cấp chưa phong phú, đa dạng để đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các bài ở chương trình tiểu học mới.
b. Thiết bị tự làm, mua sắm bổ sung:
- Trước đây, nhà trường chỉ mua sắm được một số thiết bị thông dụng.
- Bộ thiết bị dạy học tự làm của giáo viên còn nghèo nàn, chưa thật sự phong phú đa dạng, chất lượng còn thấp.
2. Về việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học :
Trong những năm học trước đây, việc quản lý thiết bị dạy học ở bậc tiểu học còn chưa thật sự khoa học, các thiết bị dạy học tập trung một chỗ vào thư viện; chủ yếu việc giám sát cho mượn thiết bị dạy học là giao khoán cho cán bộ thư viện theo dõi; ban giám hiệu nhà trường chưa chú ý đến việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác thiết bị trường học; chưa dành nhiều thời gian để giám sát theo dõi kiểm tra công tác thiết bị trường học một cách thường xuyên liên tục để bổ cứu kịp thời cho giáo viên; dẫn đến tình trạng sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học trong giáo viên và học sinh chưa tốt.
- Trong nhiều tiết học, đa số giáo viên đã sử dụng thiết bị dạy học song chất lượng sử dụng chưa cao.
- Có một số tiết dạy vì không có thiết bị được cấp nên giao viên còn dạy "chay" dẫn đến việc tổ chức các hoạt động học tập chưa phù hợp, lôgíc với nội dung, với kiến thức bài học, chưa hấp dẫn thu hút học sinh tham gia học tập.
- ở một số lớp học còn có biểu hiện thiết bị dạy học được cuộn tròn nguyên vẹn trong tủ đồ dùng không được đưa ra sử dụng cho việc dạy và học. Thậm chí có một bộ phận nhỏ giáo viên chưa hiểu được mục đích ý nghĩa và cách sử dụng một số thiết bị dạy học.
II. Nguyên nhân của sự bất cập trên:
- Bộ thiết bị đồ dùng được cấp về còn chậm.
- Do nguồn kinh phí phục vụ dạy và học của nhà trường còn eo hẹp.
- Do giáo viên còn thiếu sự chủ động, sáng tạo, chưa dành thời gian thích đáng để nghiên cứu mục tiêu nội dung bài dạy và xác định mục đích ý nghĩa của thiết bị được sử dụng trong bài học đó.
- Một số giáo viên thiếu sự học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, ý thức tự học chưa cao, chưa chịu khó sưu tầm, tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương.
- Do hàng năm nhà trường chưa tổ chức cuộc thi sử dụng và triễn lãm đồ dùng dạy tự làm.
III. Các biện pháp chỉ đạo công tác tự làm và sử dụng thiết bị dạy học:
1. Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên:
- Nhận thức được sự cấp thiết phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Nắm bắt được mục tiêu giáo dục tiểu học, nội dung chương trình SGK các lớp tiểu học; Thông qua đó nhận thức được vai trò, chức năng của thiết bị đồ dùng dạy học trong chương trình SGK tiểu học mới là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh; thiết bị dạy học gồm thiết bị dạy và thiết bị học.
- Nắm được những nguyên tắc cần thực hiện để nâng cao hiệu quả thiết bị sử dụng thiết bị dạy học.
- Nhận thức được ý nghĩa của việc tự làm thiết bị dạy học.
- Hình thành hệ thống kỹ năng.
2. Lập kế hoạch chỉ đạo:
2.1. Cùng với mạng lưới chuyên môn của nhà truờng, BGH, Tổ trưởng tổ chuyên môn nghiên cứu nội dung chương trình SGK tiểu học mới, nghiên cứu bộ thiết bị được được cấp, thiết kế phiếu điều tra, thống kê thiết bị đồ dùng dạy học ở các khối lớp theo từng môn học để nắm bắt được cần bổ sung những loại đồ dùng gì? phục vụ cho môn học nào? lớp nào?
2.2. Ngay từ đầu năm học, chỉ đạo cán bộ thư viện lập kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học; kế hoạch quản lý sử dụng thiết bị dạy học; thiết kế sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
2.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn thông qua hội nghị tổ đầu năm thảo luận, xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ trong đó có chỉ tiêu, biện pháp về công tác tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của cả năm học và từng tháng, từng tuần.
2.4. Trên cở sở nghiên cứu chương trình SGK, nghiên cứu thực tế bộ thiết bị đã có và cơ sở thực tế của nhà trường (chỉ tiêu phấn đấu của từng tổ chuyên môn, tình hình đội ngũ giáo viên.). Tôi lập kế hoạch chỉ đạo công tác tự làm và sử dụng thiết bị dạy học cho cả năm học như sau:
- Tham mưu với hiệu trưởng, dựa vào thế mạnh của mỗi giáo viên để giao trách nhiệm cụ thể cho mỗi người phụ trách nghiên cứu, chỉ đạo chuyên sâu một môn trong từng khối.
- Xây dựng chỉ tiêu cho biện pháp cho cả năm học.
3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai tốt phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học:
3.1 Chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai tập huấn sử dụng thiết bị dạy học:
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách môn nào chịu trách nhiệm sắp xếp, phân loại và nghiên cứu TBDH môn học đó; thiết kế bài giảng hướng dẫn sử dụng TBDH môn mình phụ trách sau đó triển khai tập huấn cho giáo viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổ trưởng tổ chuyên môn và sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường
- Sau mỗi lần tập huấn có tổ chức kiểm tra bằng các hình thức: Dự giờ thăm lớp, thi sử dụng TBDH, viết thu hoạch...
3.2. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Cuối mỗi tuần học, người chịu trách nhiệm phụ trách chuyên sâu từng môn học đưa ra mục tiêu, yêu cầu thiết bị đồ dùng của những tiết học trong tuần tới để tổ thảo luận đi đến thống nhất cách sử dụng thiết bị dạy học hay tự làm các thiết bị dạy học mới như thế nào để đảm bảo giờ dạy có hiệu quả cao.
- Những kiến thức khoa học nào mà giáo viên cảm thấy chưa yên tâm thì đưa ra trao đổi, thực hành hay có thể làm thí nghiệm trước.
- Sinh hoạt chuyên môn giáo viên thảo luận để tích luỹ vốn kiến thức, làm tốt một số mẫu thiết bị dạy học, xây dựng giáo án mẫu có sử dụng thiết bị dạy học; phân công người dạy thể nghiệm để đúc rút kinh nghiệm.
3.3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai công tác tự làm và sử dụng thiết bị dạy học:
3.3.1. Chỉ đạo điểm làm một số mẫu:
Chỉ đạo các bộ phận chuyên trách của từng môn học thảo luận cùng nhau làm một số thiết bị mẫu nhằm mục đích nhân rộng phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường.
3.3.2. Tổ chức dạy hội thảo:
Tham mưu với hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên dạy thể nghiệm các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học tự làm.
Thành phần dự giờ: Hội đồng chuyên môn của nhà trường.
Sau khi dự giờ, tổ chức hội thảo, góp ý, kiểm nghiệm thiết bị, rút ra bài học kinh nghiệm về phương pháp dạy học nói chung và sử dụng thiết bị dạy học nói riêng về: Tính khoa học, sư phạm, kinh tế, hiệu quả và thẩm mỹ.
3.3.3: Triển khai đại trà:
Chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai thực hiện phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học sâu, rộng thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm.
Mọi giáo viên tự giác thực hiện phong trào tự làm thiêt bị dạy học theo các bước sau:
* Lên kế hoạch cá nhân.
* Thu gom nguyên vật liệu.
* Tạo ra sản phẩm.
* Kiểm nghiệm sản phẩm.
4. Tổ chức cuộc thi triển lãm thiết bị dạy học tự làm và thi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học:
Phần I: Thi sử dụng thiết bị dạy học:
Phần II: Thi nội dung và hình thức triển lãm thiết bị tự làm. Sau cuộc thi có đánh giá, tổng kết xếp loại thi đua, khen thưởng khách quan, công bằng, đúng thực chất và rút ra những bài học kinh nghiệm.
5. Thực hiện tốt dự giờ thăm lớp:
Thông qua việc dự giờ, thăm lớp dưới các hình thức: Dự giờ đột xuất; Dự giờ có báo trước; Dự giờ thực tập theo tổ, nhóm; Dự giờ hội thảo chuyên đề để kiểm tra và nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu về phương pháp dạy học của giáo viên nói chung và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên nói riêng.
6. Tổ chức thi không gian lớp học:
Bên cạnh chỉ đạo làm tốt công tác tự làm và sử dụng thiết bị dạy học tôi còn tham mưu với hiệu trưởng chỉ đạo Đội thiếu niên phát động phong trào trang trí không gian lớp học; tổ chức thi không gian lớp học với nội dung như sau:
* Xây dựng môi trường lớp học
* Sử dụng khoảng trống trên các bức tường của lớp học.
7. Gắn kết qủa thực hiện phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học vào việc xếp loại danh hiệu thi đua của giáo viên cuối mỗi năm học:
Đây cũng là một trong những biện pháp thiết thực, nhằm khơi dậy trong giáo viên ý thức tích cực, tự giác nghiên cứu bài dạy để tự làm hoặc sưu tầm thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
VI. Kết quả đạt được:
Qua 2 năm chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác tự làm và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy - học, theo dõi thống kê qua 3 lần dự giờ, thăm lớp ở ba thời điểm khác nhau (đầu năm, cuối kỳ I, cuối năm) đánh giá về việc sử dụng và khai thác thiết bị dạy học sẵn có và tự làm của giáo viên kết quả thu được đáng trân trọng.
Kích thích được giáo viên vào guồng một cách nhanh chóng, nhiều giáo viên có niềm say mê nghiên cứu sưu tầm và sáng tạo được nhiều thiết bị dạy học có giá trị.
Có nhiều tiết dạy và học tốt, học sinh tích cực hoạt động, hăng say khám phá khi các em được sử dụng các thiết bị học tập trong giờ học.
Vì vậy cho tới nay bộ thiết dạy học làm thêm của nhà trường đã phong phú, đa dạng phục vụ tốt cho nhiều bài học, góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình SGK mới.
Trong kỳ thi triển lãm thiết bị dạy học tự làm cấp thành phố (tháng 3/2006) và cấp tỉnh (tháng 4/2006) kết quả đạt được đáng ghi nhận.
V. Bài học kinh nghiệm:
1. Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về:
+ Chức năng của thiết dạy học theo chương trình SGK mới.
+ Những nguyên tắc cần thực hiện để nâng cao hiệu quả thực hiện thiết bị dạy học.
+ ý nghĩa của việc tự làm thiết bị dạy học đơn giản.
+ Kỹ năng tổ chức hoạt động học tập cho học sinh khai thác các thiết bị dạy học.
2. Lập kế hoạch chỉ đạo: Kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần; Đồng thời chỉ đạo cán bộ thư viện, tổ chuyên môn, cá nhân giáo viên lên kế hoạch thực hiện để biết được trong từng khối lớp cần những thiết bị gì trong tháng này, trong giai đoạn này; thiết bị gì đã có, thiết bị gì cần mua sắm hay làm thêm.
3. Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học:
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn tập huấn công tác sử dụng thiết bị dạy học và sinh hoạt tổ chuyên môn có chất lượng.
+ Chỉ đạo điểm làm một số thiết bị mẫu; tổ chức dạy thể nghiệm có sử dụng thiết bị dạy học tự làm để kiểm nghiệm, rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng phong trào trong GV.
+ Phát triển đại trà: Mỗi GV đăng ký làm ít nhất 1 thiết bị.
4. Tổ chức cuộc thi triển lãm thiết bị dạy học tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
5. Tổ chức thi không gian lớp học.
6. Tham mưu với hiệu trưởng hàng năm có trích một nguồn kinh phí để mua sắm bổ sung thêm thiết bị dạy học.
7. Gắn kết quả thực hiện phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học vào việc đánh giá, xếp loại danh hiệu thi đua của mỗi GV ở cuối mỗi năm học.
C. Kết Luận:
Trên đây là một số thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp chỉ đạo mà tôi đã áp dụng trong việc chỉ đạo công tác tự làm và sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học. Bước đầu đã thu được bài học kinh nghiệm nho nhỏ.
Phần phụ lục
Một số thiết bị dạy học tự làm đạt giải ở cấp thành và cấp tỉnh
Thiết bị 1:
Tranh động lập phép tính - Toán 1
Thiết bị 2:
Bộ thẻ chữ, ảnh các con vật - TN&XH 1-2-3
Mình
Vây
Đầu
Đuôi

Thân
Rễ
Hoa
Thiết bị 3:
Bộ thẻ chữ, ảnh các cây cối - TN&XH 1-2-3
Thiết bị 4:
Thiết bị làm sạch nước liên hoàn - Khoa học 4
Thiết bị 5: Bộ phiếu, bộ thẻ chữ - Lịch sử 4


Oán hận trước ách đô hộ của
Năm 40,
đã phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng
Không đầy 1 tháng , cuộc khỏi nghĩa đã thành công. Sau hơn 2 thế kỷ bị
đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã dành được độc lập
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nhà Hán
Hai Bà Trưng
Phong kiến Phương Bắc
Chiến Thắng Bạch Đằng
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Thành
Dung lượng: 941,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)