Skkn

Chia sẻ bởi Lê Văn Ngân | Ngày 16/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: skkn thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

phần thứ nhất

Cơ sở xuất phát và cách đặt vấn đề

1. lí do chọn đề tài
Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những người năng động sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại , biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Cùng với việc đổi mới chương trình đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong bậc THCS nói chung và môn địa lí nói riêng là hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi phát hiện kiến thức phát triển năng lực tư duy, sáng tạo đồng thời là cơ sở hoạt động của giáo viên .
Và thông qua việc giảng dạy thực tế tôi thấy sự cần thiết là hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học (đặc biệt là bản đồ) trong giờ lên lớp là không thể thiếu được, nó có tác dụng hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ ,biểu đồ , tranh ảnh.......
Khi đã có khả năng sử dụng đồ dùng trực quan trong một giờ lên lớp thì học sinh có thể tái tạo được hình ảnh lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa.
Làm việc với bản đồ ( hoặc các thiết bị khác ) của một giờ lên lớp môn địa lí, học sinh sẽ rèn được kĩ năng sử dụng, phân tích bản đồ, tranh ảnh ...... không chỉ trong học tập nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực quân sự, trong các nghành kinh tế khác nhau. Như vậy đối với một giờ học môn địa lí lớp 8 nói riêng và ở các khối khác nói chung, việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học ( đặc biệt là bản đồ ...) trong giờ lên lớp với môn địa lí là rất cần thiết và không thể thiếu được đó là lí do tôi chọn đề tài " Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng đồ dùng dạy học trong một giờ học môn Địa lí 8 " .

2. Đặc điểm tình hình của trường

Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ là trường tập trung các con em dân tộc ít người được tuyển chọn từ 7 xã thuộc các thôn khe bản vùng cao với 5 dân tộc về sinh hoạt, ăn ở và học tập.
Vì vậy đối tượng học sinh của trường rất đa dạng, các em về trường học tập mang theo bản sắc riêng của từng dân tộc như: Tiếng nói, cách ăn uống, ứng sử phong tục tập quán, tình cảm gia đình, tâm sinh lý, tâm tư nguyện vọng khác nhau ... Trong quá trình tiếp xúc với học sinh bản thân tôi thấy đa phần học sinh biểu hiện tính hẹp hòi, bảo thủ, cục cằn, bất cần, tự ái cao trước suy nghĩ, không muốn học tập các bạn, không muốn tiếp thu, không muốn sửa đổi phong tục tập quán lạc hậu, quen sự tự do của gia đình, độ tuổi không đồng đều .... Cộng vào đó giữa các dân tộc điều kiện đi lại rất khó khăn, đời sống kinh tế tinh thần hết sức thấp chưa thoát khỏi tình trạng tự cấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Ngân
Dung lượng: 118,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)