Skkn

Chia sẻ bởi Lê Văn Ngân | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: skkn thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM










TÀI LIỆU TẬP HUẤN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG
QUA MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THCS

(Tài liệu lưu hành nội bộ)












Hà Nội- 2010







MỤC LỤC
Bài mở đầu
3

Bài 1: QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG VÀ PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG

9

Bài 2: MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GDKNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

11

Bài 3: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

13

Bài 4: GIÁO DỤC KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ

19

Bài 5: THỰC HÀNH GD KNS CHO HS QUA MÔN ĐỊA LÍ

25

Bài tổng kết: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÀ TỔNG KẾT LỚP TẬP HUẤN

32























BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng:
Hiểu được mục tiêu, nội dung, phương pháp khóa tập huấn
Có thái độ thân thiện, cởi mở bày tỏ, chia sẻ những nhu cầu, những suy nghĩ, quan điểm, kinh nghiệm giáo dục KNS của bản thân với GV và bạn bè trong lớp tập huấn
Có ý thức tham gia xây dựng nội quy lớp tập huấn và tự giác thực hiện bản nội quy đã được xây dựng.

II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN
Giấy A4, các phiếu giấy nhỏ, bút viết
Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo
Máy chiếu đa năng
File trình chiếu mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN
Hoạt động 1: Giới thiệu, làm quen
* Mục tiêu:
Giúp HV và GV làm quen với nhau,
Tạo không khí thân thiện, cởi mở, thoải mái trong lớp học
* Phương pháp tập huấn: Chia sẻ theo nhóm đôi/Trò chơi
* Sản phẩm cần đạt: HV biết tự giới thiệu về mình hoặc giới thiệu về bạn mình với lớp.
* Cách tiến hành:
Có nhiều phương án:
Phương án 1: Lần lượt từng HV đứng lên giới thiệu ngắn gọn về mình với cả lớp theo các nội dung sau:
+ Tên
+ Nghề nghiệp và nơi công tác
+ Một năng lực/sở thích của bản thân
+ Một đôi nét về gia đình riêng ( nếu muốn chia sẻ)
Phương án 2:
- HV trao đổi theo nhóm đôi, tìm hiểu các thông tin về bạn mình (như ở phương án 1).
- Lần lượt từng đôi HV một sẽ đứng lên và người nọ sẽ giới thiệu (một cách ngắn gọn) về người kia với cả lớp.
Lưu ý: GV và người trợ giảng có thể thực hành làm mẫu trước để cả lớp cung quan sát học tập.
Phương án 2: Trò chơi “Tìm bạn”
Mỗi HV có 1 tờ giấy A4. Trên giấy, HV có thể kẻ, vẽ trang trí tùy theo ý muốn nhưng nhất thiết phải có 7 ô. Sau đó HV sẽ đi giao lưu với nhau trong lớp, tìm và xin chữ kí của GV và bạn bè vào các ô của tờ giấy theo quy ước như sau:
Ô thứ 1: Chữ kí của những người trong lớp có cùng tháng sinh với mình
Ô thứ 2: Chữ kí của những người trong lớp có chữ cái đầu của tên giống mình
Ô thứ 3: Chữ kí của những người trong lớp có cùng chiều cao với mình
Ô thứ 4: Chữ kí của những người trong lớp có cùng chiều dài cánh tay với mình
Ô thứ 5: Chữ kí của những người trong lớp cùng yêu một môn thể thao hoặc nghệ thuật giống mình
Ô thứ 6: Chữ kí của những người trong lớp cùng thích một món ăn giống mình
Ô thứ 7: Chữ kí của những người trong lớp có nụ cười đáng yêu
Sau khi chơi, GV có thể tổ chức đàm thoại với các HV thảo luận theo các câu hỏi:
Bạn đã xin được bao nhiêu chữ kí?
Ô nào bạn xin được nhiều chữ kí nhất? Ô nào bạn xin được ít hoặc không xin được chữ kí?
Làm thế nào bạn xin được chữ kí của bạn bè vào các ô?(chẳng hạn ô 3, ô 4, ô 6, ô 7,…)
Có ai trong lớp mình không xin được chữ kí nào không?
Bạn cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
Qua trò chơi, bạn có thể rút ra điều gì?
Kết luận:
Mọi người xung quanh chúng ta đều là bạn bè. Người giống chúng ta về điểm này, người giống chúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Ngân
Dung lượng: 241,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)