SKKN

Chia sẻ bởi nguyễn thị thanh huyền | Ngày 05/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


KINH NGHIỆM LÀM ĐỒ DÙNG DẠNG MỞ
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu mở để tổ chức cho trẻ hoạt động. Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm giúp trẻ 5,6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp, thông qua các tiết thao giảng dự giờ.
Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả và phát huy hết khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng ở trẻ đó mới là điều chúng ta cần quan tâm.
Đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu đối với trẻ nhỏ, hoạt động với đồ chơi vừa làm cho trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi vừa giúp trẻ phát triển hài hòa và cân đối. Vì vậy, việc cung cấp đồ chơi cho trẻ rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ chơi cho trẻ có đạt được mục đích phát triển cho trẻ toàn diện hay không còn phải chú ý đến tác dụng của đồ chơi. Thường những bộ đồ chơi sẵn có trên thị trường dễ dẫn đến hiện tượng trẻ nhàm chán trong thao tác chơi cùng các bạn. Do đó đồ chơi tự tạo ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với trẻ. Vì đồ chơi tự tạo vừa đảm bảo an toàn và có thể tiết kiệm được tài chính trong khoản mua đồ chơi trang thiết bị cho nhóm lớp.
Nhận thức được vấn đề trên, ngay từ đầu năm học 2014-2015 khi được phân công dạy lớp lá 2, tôi đã suy nghĩ để tìm ra giải pháp giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở. Nhằm phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ luôn tích cực trong hoạt động thì hiệu quả trên giờ hoạt động mới đạt kết quả cao.


II./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần khắc phục.
1/ Thuận lợi:
Được tham gia dự giờ thao giảng các bạn đồng nghiệp. Qua đó bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong giảng dạy và học tập rất nhiều bài học bổ ích cho việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở.
- Được phụ huynh quan tâm và tặng cho lớp một số nguyên vật liệu “Phế liệu, phế phẩm” để tôi tận dụng làm những đồ dùng dạng mở để đưa vào tiết dạy của mình.
Tất cả trẻ cùng 1 độ tuổi và không có trẻ khuyết tật.
Có phân phối chương trình theo chủ đề, chủ điểm cụ thể nên việc lựa chọn trò chơi, đồ chơi, đồ dùng cho hoạt động được dễ dàng .
Có 2 giáo viên trẻn một lớp nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ tốt hơn.
2/ Khó khăn:
- Đa số các cháu là gia đình làm thuê, buôn bán ít có thời gian quan tâm
. Nên đôi tay của trẻ còn vụng về, sự tiếp thu còn chậm chạp, chưa linh hoạt nhạy bén.
- Cháu còn thụ động, nhút nhát, chưa tự tin, chưa có tính sáng tạo, trí tưởng tượng còn hạn chế.
- Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non.
- Đồ dùng đồ chơi được nhà trường trang bị còn hạn chế ,chưa được phong phú đa dạng, cháu chơi qua nhiều lần sẽ bị nhàm chán.
Phòng học hẹp và sỉ số lớp đông nên chưa thuận lợi đến việc dạy và học.
Với những thuận lợi và khó khăn trên. Tôi suy nghĩ ra cách để khắc phục những khó khăn đó, phát huy được tính sáng tạo của mình tìm ra biện pháp để giúp trẻ sử dụng đồ dùng dạng mở một cách có hiệu quả.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Hướng dẫn trẻ sử dụng ĐDĐC dạng mở từ phế liệu phế phẩm:
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình, hiệu quả hơn.
Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều đồ chơi đa dạng và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị thanh huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 10
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)