SKKN 2010

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thùy Nga | Ngày 02/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: SKKN 2010 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A / PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài :
Mục tiêu của giáo dục hiện nay là : “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”( Điều 2, chương I – Luật giáo dục). Để thực hiện được mục tiêu này đội ngũ giáo viên chúng ta không những phải trang bị cho các em có đầy đủ những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội mà chúng ta cũng cần phải trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh.
Trên thế giới hiện nay Tiếng Anh đã trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến và tiện lợi nhất trong tất cả các lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục... Chính vì Tiếng Anh có vai trò quan trọng như thế nên việc dạy và học tiếng Anh ở nhiều nước không còn giới hạn ở độ tuổi 11, 12 trở lên nữa mà đã mở rộng đến lứa tuổi tiểu học hoặc mẫu giáo. Ở Việt Nam, năm 2003 Bộ Giáo dục đã ra quyết định số 50/2003/ QĐ- BGD&ĐT về việc ban hành chương trình môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học, học tiếng Anh với tư cách là môn học tự chọn. Hiện nay Bộ Giáo Dục & Đào Tạo có chủ trương đưa Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 với mục tiêu sau khi hoàn thành chương trình thì các em có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta – những giáo viên dạy Tiếng Anh là làm thế nào để học sinh tiểu học có nhu cầu học tập và có thể giao tiếp được ở mức độ đơn giản ấy ? Qua thực tế dự giờ thăm lớp các tiết Tiếng Anh ở trường TH - THCS Hùng Vương (Huyện Cư M’gar), Trường TH Nguyễn Công Trứ cũng như các trường TH trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột cho thấy có không ít giáo viên hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học Tiếng Anh, có kiến thức vững vàng, có tay nghề khá và nhạy cảm với những đòi hỏi mới của xã hội đã có nhiều giờ dạy tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống “ngữ pháp, phiên dịch” – thầy truyền đạt diễn giải, trò tiếp thu ghi nhớ, chưa thật sự coi học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. Vào lớp đầu tiên là kiểm tra bài cũ làm ức chế tâm lý của học sinh, nhiều lúc dẫn đến giờ dạy không thành công. Vậy làm thế nào để có một giờ dạy thành công, học sinh bước vào bài mới một cách hứng thú, không chán nản trong việc học Tiếng Anh ? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Thủ thuật và các hoạt động vào bài nhằm gây hứng thú cho học sinh tiểu học”.
2. Đối tượng nghiên cứu :
- Môn Tiếng Anh – Hoạt động vào bài.
- Học sinh khối TH.
- Giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc TH.
3. Phạm vi nghiên cứu :
- Các bài học trong sách Let’s Learn English 1,2,3
- Các trường TH trong Huyện CưM’gar và Thành phố Buôn Ma Thuột.
- Thời gian nghiên cứu : Từ Tháng 09 năm 2009 đến Tháng 03 năm 2010.
4. Mục đích nghiên cứu :
Xuất phát từ thực trạng dạy – học Tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay với mong muốn giải quyết được phần nào tình trạng dạy học buồn tẻ, chưa hiệu quả ở các trường TH, qua đó tìm ra phương pháp tối ưu giúp học sinh hứng thú, thích học và học tốt môn Tiếng Anh.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy Tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
Quan sát – dự giờ các giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc TH.
Trao đổi với các giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc TH.
Thực hành dạy trên lớp.




B / PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận :
Mục tiêu cơ bản của việc dạy học ngoại ngữ theo phương hướng giao tiếp ở trường tiểu học hiện nay là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp dưới các dạng Nghe, Nói, Đọc, Viết (trong đó nhấn mạnh hai kĩ năng Nghe – Nói) chứ không phải trang bị hệ thống kiến thức ngôn ngữ. Nội dung thực hành giao tiếp đó được thể hiện cụ thể, đầy đủ trong sách giáo khoa và được thực hiện hóa trong quá trình dạy học.
Môn Tiếng Anh đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thùy Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)