SKKN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Duyên | Ngày 10/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Một số biện pháp
nâng cao chất lượng làm bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu:
Phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Thông qua phân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Nói, viết, nghe, đọc để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy. Góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Phân môn Tập làm văn không chỉ có nhiệm vụ củng cố nhận thức rèn luyện kỹ năng nói, viết cho học sinh mà còn có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là phát huy óc sáng tạo, phát triển năng lực suy luận, quan sát, óc tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm và mỹ cảm cho học sinh. Nó còn dạy lòng nhân ái, trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo ra cái đẹp trong cuộc sống, nó là sợi dây liên kết giữa môn Tiếng Việt với môn học khác. Nó có chức năng bồi dưỡng đạo đức và phẩm chất đạo đức cho con người, góp phần hình thành nhân cách cho các em. Từ đó các em nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để mai sau trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong phân môn tập làm văn thì văn miêu tả giữ một vai trò quan trọng bởi vì nó góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp , góp phần ngôn ngữ phát triển ở trẻ em…. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội, để khêu gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa cao thượng đẹp đẽ…Xu- khhôm- lin- xki,nhà giáo dục xô viết cho rằng việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy… là con đường có hiệu quả nhất để giáo dục các em phát triển ngôn ngữ..
Học văn miêu tả, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn miêu tả điển hình. Khi phân tích đề văn miêu tả, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân , cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đối tượng miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, con người và sự vật xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhâ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Duyên
Dung lượng: 78,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)