SKKN
Chia sẻ bởi Đặng Trung Việt An |
Ngày 09/10/2018 |
140
Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Cùng học Tin học 5
Nội dung tài liệu:
Đề tài:
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
(NGHE-VIẾT)
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Chính tả là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt. Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. Viết đúng chính tả mới đảm bảo cho người viết và đọc hiểu thống nhất về nội dung và thể hiện được ý nghĩ, tình cảm của mình với nội dung đã viết.
Vì vậy, ở Tiểu học phân môn chính tả có vị trí rất quan trọng. Bởi vì ở bậc Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Càng quan trọng hơn đối với học sinh lớp 2. Chính tả (nghe - viết) là bước khởi đầu nghe thầy đọc bằng lời, viết lại thành chữ, tạo thành tiếng, câu, đoạn và bài…. Đây là bước đột phá mới của các em. Bởi các em học lớp 1 chỉ nhìn từng chữ rồi viết lại mà thôi.
Ngoài ra, dạy chính tả còn có nhiệm vụ kết hợp luyện tập chính tả, với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy. Dạy chính tả còn bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Bồi dưỡng các em lòng yêu quí tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt.
1.1. Đối với chương trình sách giáo khoa
Trong chương trình Tiểu học, tính chất của phân môn chính tả là tính thực hành. Chỉ có thể hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Các đơn vị kiến thức, các quy tắc chính tả mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Nội dung bài tập chính tả sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu đối với học sinh ở một địa phương nào đó. (Lỗi phát âm ở địa phương này thì thừa, nhưng ở địa phương khác thì lại thiếu).
Mỗi tiết chính tả đều có phần bài tập, thời gian dành cho giáo viên hướng dẫn và đọc cho học sinh nghe - viết trong một tiết còn khiêm tốn. Đa phần giáo
viên lồng ghép dạy trong các tiết tập đọc, tập làm văn,….Chính vì vậy, việc giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - viết) là một vấn đề rất khó khăn.
1.2. Đối với học sinh
- Hầu hết các em vừa hoàn thiện chương trình lớp 1, vừa thoát khỏi giai đoạn học vần, các em chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn chính tả nên chưa dành thời gian thích đáng đầu tư cho kiến thức này.
- Các em chỉ mới nhìn bảng, sách giáo khoa chép lại bài mà thôi. Giờ lại phải vừa nghe, vừa nhớ, vừa nhẩm và viết lại tránh sao khỏi lúng túng hay thụ động. Từ đó tỏ ra vẻ yếu kém, thiếu tự tin.
- Một số em chưa đọc thông, viết thạo cũng dẫn đến việc viết lệch lạc, sai sót, hoặc không thực hiện hết yêu cầu bài viết.
- Một số học sinh nói - viết còn theo tiếng địa phương, chưa nắm vững quy tắc chính tả dẫn đến việc lơ là, thiếu tích cực trong giờ học.
1.3. Đối với giáo viên
Giáo viên là một trong những nhân tố cần được xem xét trong quá trình dạy học, là yếu tố phần lớn quyết định sự thành công trong dạy - học. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau:
- Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu sắc các kiến
thức dạy chính tả cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào đáp án trong sách hướng dẫn vì thế cũng chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Chưa chú trọng đến việc luyện phát âm, viết đúng mẫu chữ cho bản thân cũng như cho học sinh.
- Phân loại rõ rệt việc mắc lỗi thường xuyên về qui luật chính tả hay phát âm của giáo viên đối với từng đối tượng học sinh còn lơ là, sợ cháy giáo án.
- Hướng dẫn giải bài tập theo trình tự sách giáo khoa không đảm bảo thời gian, phương pháp giải bài tập một chiều, khô khan chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Cách dạy của giáo viên
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
(NGHE-VIẾT)
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Chính tả là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt. Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. Viết đúng chính tả mới đảm bảo cho người viết và đọc hiểu thống nhất về nội dung và thể hiện được ý nghĩ, tình cảm của mình với nội dung đã viết.
Vì vậy, ở Tiểu học phân môn chính tả có vị trí rất quan trọng. Bởi vì ở bậc Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Càng quan trọng hơn đối với học sinh lớp 2. Chính tả (nghe - viết) là bước khởi đầu nghe thầy đọc bằng lời, viết lại thành chữ, tạo thành tiếng, câu, đoạn và bài…. Đây là bước đột phá mới của các em. Bởi các em học lớp 1 chỉ nhìn từng chữ rồi viết lại mà thôi.
Ngoài ra, dạy chính tả còn có nhiệm vụ kết hợp luyện tập chính tả, với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy. Dạy chính tả còn bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Bồi dưỡng các em lòng yêu quí tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt.
1.1. Đối với chương trình sách giáo khoa
Trong chương trình Tiểu học, tính chất của phân môn chính tả là tính thực hành. Chỉ có thể hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Các đơn vị kiến thức, các quy tắc chính tả mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Nội dung bài tập chính tả sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu đối với học sinh ở một địa phương nào đó. (Lỗi phát âm ở địa phương này thì thừa, nhưng ở địa phương khác thì lại thiếu).
Mỗi tiết chính tả đều có phần bài tập, thời gian dành cho giáo viên hướng dẫn và đọc cho học sinh nghe - viết trong một tiết còn khiêm tốn. Đa phần giáo
viên lồng ghép dạy trong các tiết tập đọc, tập làm văn,….Chính vì vậy, việc giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - viết) là một vấn đề rất khó khăn.
1.2. Đối với học sinh
- Hầu hết các em vừa hoàn thiện chương trình lớp 1, vừa thoát khỏi giai đoạn học vần, các em chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn chính tả nên chưa dành thời gian thích đáng đầu tư cho kiến thức này.
- Các em chỉ mới nhìn bảng, sách giáo khoa chép lại bài mà thôi. Giờ lại phải vừa nghe, vừa nhớ, vừa nhẩm và viết lại tránh sao khỏi lúng túng hay thụ động. Từ đó tỏ ra vẻ yếu kém, thiếu tự tin.
- Một số em chưa đọc thông, viết thạo cũng dẫn đến việc viết lệch lạc, sai sót, hoặc không thực hiện hết yêu cầu bài viết.
- Một số học sinh nói - viết còn theo tiếng địa phương, chưa nắm vững quy tắc chính tả dẫn đến việc lơ là, thiếu tích cực trong giờ học.
1.3. Đối với giáo viên
Giáo viên là một trong những nhân tố cần được xem xét trong quá trình dạy học, là yếu tố phần lớn quyết định sự thành công trong dạy - học. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau:
- Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu sắc các kiến
thức dạy chính tả cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào đáp án trong sách hướng dẫn vì thế cũng chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Chưa chú trọng đến việc luyện phát âm, viết đúng mẫu chữ cho bản thân cũng như cho học sinh.
- Phân loại rõ rệt việc mắc lỗi thường xuyên về qui luật chính tả hay phát âm của giáo viên đối với từng đối tượng học sinh còn lơ là, sợ cháy giáo án.
- Hướng dẫn giải bài tập theo trình tự sách giáo khoa không đảm bảo thời gian, phương pháp giải bài tập một chiều, khô khan chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Cách dạy của giáo viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Trung Việt An
Dung lượng: 253,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)