Skkn 12

Chia sẻ bởi Đinh Văn Thế | Ngày 10/10/2018 | 106

Chia sẻ tài liệu: skkn 12 thuộc Âm nhạc 5

Nội dung tài liệu:

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Đúng vậy, từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, giã gạo và kéo pháo hay khúc hát giao duyên v.v.v… Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, những tiếng nhạc nĩ non tiễn đưa họ về cõi cực lạc. Âm nhạc như người bạn tri kỹ của mỗi con người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay thổ lộ tâm tình… Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con người.
Chính vì vậy, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với trẻ em. Bởi tâm hồn trể như một tờ giấy trắng tuỳ thuộc vào môi trường giáo dục mà tờ giấy ấy có sắc màu khác nhau. Với âm nhạc, các em rất nhạy bén với những giai điệu lời ca trong sáng, tình cảm sẽ gieo vào trẻ những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú hơn. Nói một cách khác, âm nhạc góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Chính vì lẽ đó, nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, những năm gần đây ngành giáo dục rất quan tâm đến việc dạy các môn năng khiếu nói chung và môn âm nhạc nói riêng. Một việc làm thể hiện khá rõ điều đó là đầu tư thiết bị dạy học. Tất cả các trường đều được trang bị nhạc cụ, tranh ảnh, kèn mêlidion, đàn phím điện tử … Ở những trường có đầy đủ phòng ốc thì được trang bị hẳn một phòng riêng để dạy.
Môn âm nhạc với đủ các thiết bị cần thiết. Hơn thế nữa ngành đã phối hợp với hãng Casio để sản xuất đàn phím điện tử cài đặt sẵn các bài hát trong chương trình phổ thông để phục vụ riêng cho ngành giáo dục.
Do đó, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của môn âm nhạc trong chương trình tiểu học. Để đạt được mục tiêu của môn học này đòi hỏi người giáo viên không chỉ có cái nhìn đúng về vị trí của môn âm nhạc trong nhà trường, mà còn phải nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy thích hợp để giúp học sinh học tốt môn học.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy số giáo viên được đào tạo chuyên ngành chưa nhiều. Nằm trong địa hình vùng cao nên đa số là lớp ghép mà yêu cầu đối với lớp ghép hay lớp đơn, GV chuyên hay không chuyên đều phải dạy và học phân môn Học hát. Giáo viên chủ nhiệm dạy tất cả các môn, chưa có cơ hội để nghiên cứu, tìm tòi, dạy theo những thói quen trước đây nên không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Có giáo viên thì chưa thấy được tầm quan trọng của môn học, cho đây là môn phụ nên không thực sự chú tâm đến phương pháp dạy học để giúp học sinh phát huy khả năng âm nhạc của mình.
Xuất phát từ thực trạng đó, là giáo viên tâm huyết với nghề, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để có phương pháp dạy thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của môn học. Sau khi đã học chuẩn và chuyên sâu môn âm nhạc, được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc trong 3 năm. Qua thực tế giảng dạy những năm trước và những năm gần đây tôi xin được mạo muội trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về “ một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt môn âm nhạc ở tiểu học”nói chung mà cụ thể là dạy tốt phân môn Học hát. Với đề tài này tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp gần xa để hiệu quả giáo dục ngày càng tốt hơn. Tất nhiên với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, mong nhận được sự góp ý và lượng thứ của đồng nghiệp.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như ta đã biết, phương pháp dạy học Âm nhạc được biểu hiện rất phong phú và đa dạng, vì nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trong khi đó, bộ sách Âm nhạc ở tiểu học lại có sự chỉnh đổi nhiều lần từ tên gọi là môn Hát đến Hát nhạc. Đến năm 2001, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình tiểu học theo Quyết định số 43/2001/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 09/11/2001 trong mục “ Kế hoạch giáo dục” có ghi:
- Nghệ thuật là môn học ở các lớp 1, 2, 3. Âm nhạc là môn học ở lớp 4, 5,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Thế
Dung lượng: 19,65KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)