Skkn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tuấn | Ngày 11/05/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: skkn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:












































A - Một số vấn đề chung
I. Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, máy tính được sử dụng rộng rãi trong nhà trường với vai trò là phương tiện dạy học, nó đã góp một phần không nhỏ tạo nên sự thành công của người giáo viên trong quá trình thiết kế và thực hiện bài giảng. Khi thiết kế bài giảng, người giáo viên nào cũng muốn lựa chọn cho mình những phần mềm hữu ích, phục vụ tích cực cho bài giảng. Đặc biệt với những giáo viên không chuyên về tin học thì phần mềm đơn giản, dễ sử dụng mà mang lại hiệu quả cao khi thiết kế bài giảng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Trong năm học 2007 – 2008 tôi cũng đã sử dụng máy tính để thiết kế cho mình bài giảng bộ môn Hóa Học song là một người không chuyên về tin học nên tôi cũng đã gặp một số khó khăn trong việc thiết kế bài soạn như: đưa hình vẽ thí nghiệm vào trong bài soạn để tạo điểm nhấn, tạo mô hình phân tử, công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ và đặc biệt là việc tạo nên sự sinh động trong bài giảng. Cũng bởi chính những khó khăn trên nên tôi luôn tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ khi thiết kế bài soạn thông qua những website.
Với nhiều năm cố gắng và tìm tòi phần mềm sử dụng máy tính trong soạn giảng giáo án điện tử. Trong năm học 2009 - 2010 với bài viết này tôi xin được giới thiệu những phần mềm dạy học có thể sử dụng kết hợp để thiết kế một bài soạn Hóa học sinh động. Những phần mềm tôi giới thiệu dưới đây không chỉ có tác dụng riêng đối với bộ môn Hóa học mà nó cũng có thể sử dụng hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng của những môn học khác, song do phạm vi đề tài nên những góc độ tôi khai thác và giới thiệu đều dành riêng cho bộ môn Hóa học, đặc biệt là phạm vi của bộ môn Hóa học ở bậc THCS, nó có tác dụng hữu hiệu khi thiết kế cũng như khi thực hiện giảng dạy.
Phạm vi và thời gian thực hiện.
Trong những năm học qua, những bài soạn bộ môn hóa học 8, hóa học 9 tôi đều thiết kế dựa trên những phần mềm tôi sẽ giới thiệu trong đề tài này, với tôi nó đem lại hiệu quả rất cao về mặt thời gian và sự sinh động của bài giảng.

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.

Việc thiết kế một bài giảng trên máy đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo và kiên nhẫn khi làm việc. Song nếu như việc kiên nhẫn với những sáng tạo của mình mà không đem lại hiệu quả công việc do sự khó khăn không thể giải quyết được thì sẽ đem lại sự chán nản khi làm việc. Và thực tế, tôi đã từng gặp tình huống đó khi ý tưởng của mình không thể thực hiện được, hoặc để thực hiện được thì tốn khá nhiều thời gian như việc thiết kế một hình ảnh thí nghiệm để tạo điểm nhấn trong bài soạn, hay mô phỏng một thí nghiệm trong SGK khi trình diễn …

Ngoài ra, nếu tiến hành một giờ dạy không sử dụng máy thì người giáo viên còn tốn nhiều thời gian để chuẩn bị và sắp xếp hệ thống tranh ảnh, bảng phụ …Đó là những thiết bị tốn khá nhiều diện tích trên phần bục giảng của người giáo viên và khi sử dụng thì hiệu quả cũng không cao vì chúng không tạo được những hiệu ứng tương tác trực tiếp hay khi muốn nhấn mạnh.
Đó là một trong những khó khăn của người giáo viên khi thực hiện soạn giảng mà không có những công cụ hỗ trợ hữu ích.

Số liệu điều tra trước khi thực hiện.

Trước khi sử dụng một số phần mềm hỗ trợ, thời gian để tôi thiết kế một thí nghiệm mô phỏng mất khoảng 45 phút, như với một giờ thực hành thì tôi thiết kế mất khoảng 6 đến 8 tiếng đồng hồ do việc tạo ra những đồ dùng dạy học bộ môn: ống nghiệm, đèn cồn, ống hút … để đưa vào các thí nghiệm mô phỏng; với các bài soạn hóa học hữu cơ vể các chất cụ thể: metan, etylen, axetilen … thì việc tạo ra các mô hình phân tử, công thức cấu tạo phân tử cũng tốn khá nhiều thời gian … do để tạo ra các dụng cụ hóa học tôi phải vẽ từng đường cong hoặc đường thẳng rồi ghép chúng lại chúng nhau, đó là những thao tác mà tôi thấy rất thủ công.
VD: Trong bài thực hành 5 (SGK hóa học 8) để tạo thí nghiệm mô phỏng theo hình 5.4 SGK trang 114 tôi đã thực hiện vẽ từng nét rồi ghép chúng lại với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)