SK Rèn kỹ năn đọc cho HSDTTS L 5

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Giai | Ngày 10/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: SK Rèn kỹ năn đọc cho HSDTTS L 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận
Tập đọc là một môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn học ở bậc Tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là một công cụ mà chỉ người biết chữ mới có. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn tập đọc có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đề ra đó là: Trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống , rèn luyện kỹ năng đọc, nói , viết và đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tình cảm, mĩ cảm và năng lực phát triển tư duy của học sinh. Có thể nói phân môn tập đọc mà chỉ có phân môn chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn, tập viết thì nhiệm vụ của môn Tiếng Việt khó có thể thực hiện được.
Tóm lại, tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học kĩ năng đọc mà phát triển tư duy ở các em vốn từ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác (Luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn, kể chuyện). Hơn thế nữa , dạy tốt phân môn tập đọc sẽ giúp các em có được một phương tiện để học các môn học khác như Toán , Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (lớp 4, 5), Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2 ,3), Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật (Thủ công) được tốt hơn. Do vậy việc suy nghĩ , tìm chọn những biện pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của phân môn tập đọc là vô cùng cần thiết. Nhưng đối với học sinh người dân tộc thiểu số lại là một vấn đề cần thiết hơn. Vì tiếng nói của học sinh dân tộc thiểu số có nhiều khác biệt hơn so với tiếng Việt của chúng ta. Do vậy trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc đối học sinh dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.
II. Cơ sở thực tiễn
Như trên đã khẳng định , phân môn tập đọc có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở khối lớp 4 và khối lớp 5 nói riêng cũng còn có hạn chế, thiếu sót. Do vậy mà chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc chưa cao. Qua việc điều tra, khảo sát đầu năm học khả năng tập đọc văn bản của học sinh lớp tôi phụ trách là lớp 4+5 ghép (2 trình độ) với tổng số học 27 em; trong đó có 24 học sinh dân tộc thiểu số (Lớp 4: 14 em; DTTS: 13 em; lớp 5: 13 em, DTTS: 11 em). Ở tuần đầu tiên của năm học cho phép tôi được nêu ra kết quả cụ thể như sau:
1. Đọc ê a, ngắc ngứ (tức là đọc rời vụn ra từng tiếng, sau mỗi tiếng lại nghỉ kéo dài, không phân biệt từ trong câu, đa số có các em đọc đánh vần từng tiếng một) tỉ lệ mắc lỗi này khoảng 25/27em.
2. Đọc phát âm sai dấu thanh (bỏ dấu thanh, hoặc thêm dấu thanh) như mênh mông → mềnh mồng, học hành → hoc hanh, bàn tay → bàn tai,…. Có khi đọc cả bài tập đọc sai từ đầu đến hết bài. Loại lỗi này phổ biến nhiều nhất ở học sinh dân tộc thiểu số, gần 100% các em đọc không được chuẩn.
3. Đọc lên xuống giọng tùy tiện, ngắt, nghỉ không đúng chỗ, đọc liến thoắng , toàn baì không biết nhấn vào từ quan trọng , không phân biệt được các loaị câu, không thể hiện được nội dung tư tưởng, ý định của người viết (không đọc diễn cảm được) .
* Vậy đâu là nguyên nhân dẩn đến khả năng đọc của học sinh còn hạn chế như vậy?
Qua nghiên cứu điều tra về tình hình của lớp cho phép tôi được đưa ra những nguyên nhân cụ thể như sau :
- Đa số là học sinh người dân tộc thiểu số (dân tộc Ba na), nói tiếng Việt chưa được thành thạo, còn bất đồng về ngôn ngữ.
- Cha mẹ học sinh còn xem nhẹ việc học tập của con em, chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em ở nhà, còn ỉ lại cho toàn bộ giáo viên.
- Do tập tục, thói quen của người dân địa phương còn lạc hậu.
- Học sinh hay nghỉ học đi theo cha mẹ làm nương rẫy, mất các kiến thức cơ bản ở các lớp dưới.
- Đa số là giáo viên ở nơi khác đến giảng dạy. Hơn nữa cũng là người đồng bào dân tộc thiểu số, việc hướng dẫn luyện đọc cho học sinh chưa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Giai
Dung lượng: 95,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)