SK Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười |
Ngày 26/04/2019 |
146
Chia sẻ tài liệu: SK Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhằm thực hiện lý tưởng dân giầu, nước mạnh, xã hội phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu trên thì phải làm cho nền giáo dục có những biến đổi căn bản, có tính chất cách mạng, phải phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nên những con người của thời đại mới, những con người của nền văn minh hậu công nghiệp, của nền kinh tế trí thức.
Để phát triển giáo dục thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục, Bộ Chính trị đã xác định: phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tiễn phát triển giáo dục thế giới cho thấy, các nước đều có khuynh hướng chuẩn hóa. Theo khuynh hướng này, các nội dung và hoạt động của quản lý giáo dục cũng được chuẩn hóa, trong đó có vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên. Quá trình quản lý đội ngũ giáo viên theo định hướng chuẩn hóa ở các nước đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn và khái quát được những vấn đề lý luận quan trọng. Đây là những giá trị và kinh nghiệm đáng quan tâm đối với công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta.
Ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông. Văn bản này có giá trị đối với việc quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên. trong đó có Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học – 2007, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non – 2008 và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học – 2009. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học xác định các năng lực cơ bản của hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học. Mỗi năng lực lại được cấu trúc thành 4 mức độ tương đương với các mức độ phát triển nghề nghiệp của giáo viên từ thấp đến cao. Do đó, người giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao mức độ đáp ứng của mình với chuẩn nghề nghiệp đã qui định.
Đối với trường THPT Chuyên Hưng Yên, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo được thể hiện trong Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 6/6/2012 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên về phát triển trường THPT Chuyên Hưng Yên là một trong những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhà trường giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020. Tuy nhiên, do nhà trường mới được thành lập 18 năm, đội ngũ giáo viên trẻ, một số giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, trong khi chất lượng đầu vào của học sinh thấp tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Từ những phân tích nêu trên, với cương vị là một cán bộ QLGD tại trường, tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn có được đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở mức độ cao.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên.
- Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên của trường THPT Chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về chuẩn, chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên đối với chuẩn nghề nghiệp
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhằm thực hiện lý tưởng dân giầu, nước mạnh, xã hội phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu trên thì phải làm cho nền giáo dục có những biến đổi căn bản, có tính chất cách mạng, phải phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nên những con người của thời đại mới, những con người của nền văn minh hậu công nghiệp, của nền kinh tế trí thức.
Để phát triển giáo dục thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục, Bộ Chính trị đã xác định: phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tiễn phát triển giáo dục thế giới cho thấy, các nước đều có khuynh hướng chuẩn hóa. Theo khuynh hướng này, các nội dung và hoạt động của quản lý giáo dục cũng được chuẩn hóa, trong đó có vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên. Quá trình quản lý đội ngũ giáo viên theo định hướng chuẩn hóa ở các nước đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn và khái quát được những vấn đề lý luận quan trọng. Đây là những giá trị và kinh nghiệm đáng quan tâm đối với công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta.
Ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông. Văn bản này có giá trị đối với việc quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên. trong đó có Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học – 2007, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non – 2008 và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học – 2009. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học xác định các năng lực cơ bản của hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học. Mỗi năng lực lại được cấu trúc thành 4 mức độ tương đương với các mức độ phát triển nghề nghiệp của giáo viên từ thấp đến cao. Do đó, người giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao mức độ đáp ứng của mình với chuẩn nghề nghiệp đã qui định.
Đối với trường THPT Chuyên Hưng Yên, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo được thể hiện trong Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 6/6/2012 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên về phát triển trường THPT Chuyên Hưng Yên là một trong những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhà trường giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020. Tuy nhiên, do nhà trường mới được thành lập 18 năm, đội ngũ giáo viên trẻ, một số giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, trong khi chất lượng đầu vào của học sinh thấp tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Từ những phân tích nêu trên, với cương vị là một cán bộ QLGD tại trường, tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn có được đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở mức độ cao.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên.
- Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên của trường THPT Chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về chuẩn, chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên đối với chuẩn nghề nghiệp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)