Sinh11NC_15p_HK1

Chia sẻ bởi Ngô Quốc Huy | Ngày 26/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Sinh11NC_15p_HK1 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Tổ Sinh – Công nghệ MÔN: Sinh học 11- NC

Câu 1 .Nêu khái niệm pha sáng trong quang hợp? Trong lá cây có những loại sắc tố quang hợp nào?
Câu 2 .Hình thái, giải phẩu của lá có đặc điểm gì phù hợp với chức năng nhận ánh sáng?
Câu 3 .Tại sao chu trình Canvin- Benson của thực vật C3, C4 và CAM lại xảy ra vào ban ngày?
Câu 4. Vì sao pha tối của nhóm thực vật như lúa, ngô, khoai, mía,cỏ lồng vực và dứa, xương rồng lại có sự khác nhau về thời điểm xảy ra?

THPT NGÔ GIA TỰ
Tổ Sinh – Công nghệ

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: Sinh học 11- NC


Câu 1:
Pha sáng là pha oxy hoá nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng ôxi vào khí quyển.(1đ)
Các loại sắc tố quang hợp ở lá cây: có 2 nhóm
+ Nhóm sắc tố chính( diệp lục) gồm 2 loại :
diệp lục a và diệp lục b(1đ)
+ Nhóm sắc tố phụ( carôtenôit) gồm 2 loại:
carôten và xantôphin(1đ)
Câu 2: (4đ)
Hình thái lá dạng bản có diện tích bề mặt lớn, có tính hướng sáng giúp hấp thụ nhiều tia sáng nhất.(1đ)
Giải phẩu: Tế bào mô giâu chứa nhiều diệp lục, nằm ngang dưới lớp biểu bì trên các tế bào xếp sít nhau và song song nhau giúp các phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp được ánh sáng.(3đ)
Câu 3: (1đ) Vì muốn thực hiện được chu trình Canvin- Benson thì phải dùng ATP, NADPH sinh ra từ pha sáng
Câu 4(2đ) Vì:
-Nhóm thực vật lúa, ngô, khoai, mía,cỏ lồng vực sống trong điều kiện phù hợp để khí khổng mở ra ban ngày nên lấy được CO2 .do đó pha tối diễn ra ban ngày( 1đ)
-Nhóm thực vật dứa, xương rồng sống trong điều kiện khô hạn kéo dài nên ban ngày khí khổng đóng do đó phải lấy CO2 từ môi trường vào ban đêm và tổng hợp C6H12O6 vào ban ngày khi khí khổng đóng(1đ)





GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: Sinh học 11- NC

Câu 1 .Gan có vai trò gì trong cơ chế cân bằng áp suất thẩm thấu? Nêu vai trò của các hoocmôn từ tuyến tụy trong cơ chế cân bằng áp suất thẩm thấu?(4 điểm)
Câu 2 .Trình bày cơ chế điều hòa khi lượng nước trong cơ thể giảm của thận và khi pH của máu ngả về axit?(3điểm)
Câu 3.Vì sao khi lao động nặng thì phải tăng nhịp thở và thở sâu?(1,5điểm)
Câu 4. Vận dụng sơ đồ khái quát về cơ chế cân bằng nội môi hãy giải thích cơ chế cân bằng huyết áp khi huyết áp giảm?(1,5 điểm)

*********************Hết********************

THPT NGÔ GIA TỰ
Tổ Sinh – Công nghệ

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: Sinh học 11- NC

Câu 1
*vai trò của gan: điều hòa đường huyết( glucozơ huyết) và điều hòa prôtêin trong huyết tương.(2 điểm)
* Tuyến tụy tiết hoocmôn(2 điểm)
- Insulin: giúp chuyển hóa glucozơ thành glicôgen khi đường huyết tăng để cân bằng áp suất thẩm thấu.
-Glucagôn: giúp chuyển hóa glicôgen thành glucozơ khi đường huyết giảm để cân bằng áp suất thẩm thấu.
Câu 2.
*Điều hòa khi lượng nước trong cơ thể giảm.(2điểm)
Khi khối lượng nước trong cơ thể giảm(ASTT tăng, huyết áp giảm.(0,5điểm)
(vùng dưới đồi tăng tiết ADH, gây cảm giác khát; co động mạch thận.(1điểm)
( uống nước nhiều, giảm bài tiết nước tiểu.(0,5 điểm)
( cân bằng lượng nước( cân bằng ASTT.
*Điều hòa khi pH của máu ngả về axit:muối kiềm của đôi đệm hoạt động lấy đi ion H+ ( pH của máu ổn định .(1điểm)
Câu 3.(1,5điểm)
Khi lao động nặng(lượng CO2 sinh ra nhiều trong máu( pH của máu ngả vế tính axit( mất cân bằng pH trong máu. (1điểm)
( cần tăng nhịp thở , thở sâu để thải kịp CO2 ra ngoài qua phổi( giữ cân bằng pH trong máu ổn định. (0,5điểm)
Câu 4. .(1,5điểm)
Huyết áp giảm Áp thụ quan (thụ thể áp lực ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Quốc Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)