Sinh11-S8-K1

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Sinh11-S8-K1 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

THPT NGUYỄN DIÊU ĐỀ THI HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2011-2012
MÔN THI: SINH HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút.

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:

A-TRẮC NGHIỆM: Từ câu 1 đến câu 12: hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án (A, B, C, D)
Câu 1: Vi khuẩn cố định được nitơ vì có enzim
A. Ligaza. B. Nitrogenaza. C. Oxydoreduetaza. D. Hydrolaza.
Câu 2:Quang hợp tạo ra khoảng bao nhiêu % tổng lượng sinh khối khô trong cây?
A. 5% - 10% B. 15% - 20% C. 42% - 45% D. 90% - 95%
Câu 3:Hoạt động nào sau đây có sự chủ động điều chỉnh của tế bào?
A. Thoát hơi nước qua khí khổng. B. Thoát hơi nước qua lớp cutin của bề mặt lá.
C. Thẩm thấu nước từ đất vào lông hút của tế bào. D. Thẩm thấu nước từ đất vào lông hút của rễ.
Câu 4:Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A. Có cuống lá. B. Có diện tích bề mặt lá lớn. C. Phiến lá mỏng. D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.
Câu 5:Khi giải thích câu “quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại” thì câu sai là
Quang hợp càng mạnh thì hô hấp càng yếu và ngược lại.
Không có quang hợp thì cây không tạo chất hữu cơ để hô hấp tiến hành.
Không có hô hấp thì cây không có năng lượng và chất để tiến hành quang hợp.
Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
Câu 6:Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ liên quan chặt chẽ với quá trình
A. Oxi hóa nước(trong pha sáng của quang hợp) B. Khử CO2 (trong pha tối của quang hợp).
C. Hô hấp của rễ. D. Trao đổi chất trong cây.
Câu 7:Trong thí nghiệm để xác định cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp thì điều kiện nào sau đây là cần thiết cho thí nghiệm?
A. Sử dụng một cây có nhiều lá. B. Làm thí nghiệm trong buồng tối.
C. Dìm cây trong nước. D. Sử dụng một cây con.
Câu 8:Trong phòng chứa nống sản(khoai, thóc hay đỗ hạt) để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường
Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột (hút ấm) vào phòng đó.
Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40C.
Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic.
Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí trơ hoặc nito vào phòng.
Câu 9:Hiện tượng nào sau đây không thể lấy làm ví dụ minh họa cho hướng động của thực vật là
Thân và lá của cây bồ công anh luôn vươn về phía ánh sáng.
Hoa hướng dương luôn quay về hướng mặt trời.
Rễ cây luôn đâm sâu mọc dài xuống đất.
Lá cây trinh nữ(cây xấu hổ) cụp xuống khi bị va chạm mạnh.
Câu 10:Vì sao lưỡng cư vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn
A. Vì nguồn thức ăn ở 2 môi trường đều phong phú. B.Vì da luôn cần ẩm ướt.
C.Vì có thể hô hấp bằng da và bằng phổi.
D. Vì chi của ếch có màng vừa bơi vừa nhảy được trên cạn.
Câu 11: Ruột tịt phát triển nhất ở nhóm động vật nào sau đây?
A. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn. B. Gia cầm
C. Động vật ăn thực vật nhai lại. D. Động vật ăn tạp.
Câu 12: Khi con trâu hay bò bị “chướng bụng đầy hơi” với triệu chứng: bụng phình to, gõ tiếng kêu như trống, chân trước dang rộng vì khó thở, không cứu ngay sẽ chết thì người ta làm gì?
Đó là vi sinh vật lên men làm ruột non phình to không chữa được.
Khí do vi sinh vật tạo ra ở dạ cỏ, có thể dùng kim Troca chọc cấp cứu.
Do dạ múi khế đầy khí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)