Sinh11-S17-K1

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Sinh11-S17-K1 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH. Môn Thi: Sinh học.
Họ và tên: ………………………. Lớp : 11
Lớp: …………… Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM)
Câu 1: Nước luôn chứa đầy và đi lên theo mạch gỗ, nguyên nhân chính là do:
A.Sự ứ giọt. B.Áp suất rễ.
C.Sự thoát hơi nước. D.Sự ngưng tụ nước.
Câu 2: Câu khẳng định nào dưới đây là không đúng với sự vận chuyển tích cực của một nguyên tố khoáng?
A.Có thể xảy ra ngược gradien nồng độ.
B.Có thể xảy ra ngược gradien hóa điện.
C.Không bị ảnh hưởng với chất độc trong trao đổi chất.
D.Có thể bị chậm đi do hạ thấp nhiệt độ.
Câu 3: Phân tử diệp lục của lục lạp có mặt ở:
A.Màng tilacoit. B.Không gian giữa các tilacoit.
C.Màng của lục lạp. D.Không gian giữa màng trong và ngoài của lục lạp.
Câu 4: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở:
A.Chất nền của lục lạp. B.Chất nền của ty thể.
C.Màng tilacoit của lục lạp. D.Màng ngoài của lục lạp.
Câu 5: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì nhóm sắc tố phụ hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 6: Đa số thực vật khó tiến hành quang hợp, tạo thành chất hữu cơ khi trời nóng, khô ở sa mạc do:
A.Ánh sáng quá mạnh và vượt quá khả năng thu quang năng của các phân tử sắc tố.
B.Khí khổng đóng, không cho khí CO2 đi vào và O2 thoát ra.
C.Hiệu ứng quang hợp bị gia tăng ở vùng sa mạc.
D.CO2 hình thành trong lá để ngăn cản sự cố định CO2.
Câu 7: Ý nghĩa sinh học của quá trình hô hấp ở thực vật là:
A.Đảm bảo sự cân bằng CO2 và O2 trong khí quyển.
B.Chuyển hóa gluxit thành chất vô cơ.
C.Tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sinh lí ở cây.
D.Thải chất độc ra ngoài cơ thể thực vật.
Câu 8: Tiêu hóa là quá trình:
A.Làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B.Tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng.
C.Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng.
D.Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thu.
Câu 9: Trật tự tiêu hóa trong dạ dày của trâu, bò như thế nào?
A. Dạ cỏ (Dạ múi khế (Dạ lá sách(Dạ tổ ong.
B. Dạ cỏ (Dạ tổ ong(Dạ lá sách (Dạ múi khế.
C. Dạ cỏ(Dạ lá sách(Dạ tổ ong(Dạ múi khế.
D. Dạ cỏ (Dạ múi khế(Dạ tổ ong(Dạ lá sách.
Câu 10: Ở người, chất bị biến đổi hóa học ngay từ khoang miệng là:
A.Protein. B.Tinh bột. C.Lipit. D.Xenlulozo.
Câu 11: Nhận định nào không đúng khi nói để giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao, cơ quan hô hấp của đa số các loài động vật cần:
A.Phải có hệ thống ống khí phân nhánh tới các tế bào.
B.Có bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
C.Có bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp CO2 và O2 dễ dàng khuếch tán qua.
D.Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các chất khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
Câu 12: Máu của tôm có đặc điểm:
A.Màu hồng. B.Màu xanh nhạt. C.Màu đỏ. D.Không màu.
Câu 13: Ở người, huyết áp cao nhất ở:
A.Tĩnh mạch chủ. B.Động mạch phổi. C.Động mạch chủ. D.Tĩnh mạch phổi.
Câu 14: Bộ phận không điều khiển trong cơ chế cân bằng nội môi là:
A.Tuyến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)