SinH11
Chia sẻ bởi Trần Minh Phúc |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: sinH11 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD–ĐT TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT CỦ CHI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI I (2010–2011)
MÔN: SINH HỌC– KHỐI 11 -THỜI GIAN: 45 PHÚT
Ngày 16/ 12/ 2010
ĐỀ A
A/ PHẦN CHUNG ( 7 điểm )
Câu 1: Quang hợp là gỉ? viết phương trình tổng quát của quang hợp,nêu đầy đủ các vai trò của quang hợp ?
Câu 2:Hãy trình bày quá trình đồng hóa NH3 trong mô thực vật ? Ý nghĩa sinh học của việc hình thành Amit ?
Câu 3 : Cơ chế hấp thu chủ động các ion khoáng ?
B/ PHẦN RIÊNG ( 3 điểm )
Câu 4: Dành cho Học sinh sử dụng sách giáo khoa ban cơ bản.
Trình bày pha sáng của thực vật C3 và kể tên thực vật C3 ?
Câu 4: Dành cho học sinh sử dụng sách giáo khoa ban nâng cao
Trình bày sự trao đổi khí qua hệ thống ống khí ở chim ?
Thế nào là quy luật :’ Tất cả hoặc không có gì ‘trong hoạt động của cơ tim ?
HẾT
SỞ GD–ĐT TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT CỦ CHI
Ngày 16/ 12/ 2010
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI I (2010–2011)
MÔN: SINH HỌC– KHỐI 11 -THỜI GIAN: 45 PHÚT
ĐỀ B
I Phần chung:
Câu 1: Trình bày cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào té bào lông hút?(2đ)
Câu 2:Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?(1,5đ)
Câu 3: Quang phổ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?(1đ)
Câu 4: Hô hấp ở cây xanh là gì? Nêu vai trò của quá trình hô hấp đối với cơ thể thực vật?(2,5đ)
II. Phần riêng.
( Dành cho chương trình cơ bản)
Câu 1:Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? Hô hấp sáng có lợi hay có hại cho cơ thể thực vật(2đ)
Câu 2: Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Những sản phẩm nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohidrat?(1đ)
( Dành cho chương trình nâng cao)
Câu 1: Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và qúa trình lên men ở thực vật?(2đ)
Câu 2: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?(1đ)
- Hết-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HOC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn : Sinh học – Khối 11- ĐỀ B
Câu
Nội dung
Điểm
Phần chung
1
*Hấp thụ nước:
- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động(thẩm thấu)
- Đi từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương(thế nước thấp hơn)
* Hấp thụ muối khoáng.
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
+ Thụ động: ion khoáng đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion thấp) → cùng chiều gradient nồng độ.
+ Chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (như Kali), di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Lực đẩy(Áp suất rễ): do astt tăng từ ngoài vào trong đã tạo thành lực đẩy, đẩy nước từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá: do nước thoát vào không khí tạo lực hút nước từ dưới lên.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
0,5
0,5
0,5
3
- QH chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin
+Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
0,5
0,25
0,25
4
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống.
- Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Phúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)