Sinh vật thủy sinh atermia

Chia sẻ bởi Nguyễn Viết Công | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: sinh vật thủy sinh atermia thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Các đối tượng thường được sử dụng làm thức ăn tươi sống trong NTTS
Artemia
            Ngành Chân khớp:  Arthropoda
                     Lớp Giáp xác:   Crustacea
                           Lớp phụ Chân mang:  Brachiopoda
                                 Bộ Không giáp:  Anostraca
                                      Họ: Artemidae
                                            Giống:  Artemia Leach 1918.
           
1. Artemia
1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo
- Artemia thường có thân nhỏ, dài khoảng 1,2 – 1,5cm. Artemia có thân phân đốt rõ rệt gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng, không có giáp đầu ngực.
Chính giữa phía trước đầu có mắt đơn, hai bên có đôi cuống mắt kép. Đầu có 5 đôi phần phụ. Đôi xúc giác thứ 2 của con cái con đực khác nhau. Của con cái chỉ là một mấu lồi nhỏ. Của con đực là thuỳ bám, thuỳ to khoẻ dùng để túm và cưỡi con cái trước khi giao cấu. Hàm lớn, hàm nhỏ 1 và 2 cấu thành miệng.
1. Artemia
Phần ngực có 11 đốt và 11 đôi chân ngực; chân ngực có dạng bản rộng gồm lá trong, lá ngoài và lá quạt cấu thành. Giữa lá quạt và lá ngoài có một mảnh nhỏ mềm mại đó là mang – cơ quan hô hấp của Artemia. Chân ngực phát triển và có 3 chức năng: bơi lội, lọc thức ăn và hô hấp.


1. Artemia
Phần bụng có 8 đốt, không có chân phụ. Ở con cái đốt 1 và đốt 2 của phần bụng kết hợp với nhau hình thành nang trứng. Ở con đực hình thành đôi cơ quan giao cấu. Đốt cuối cùng phần bụng có chẽ đuôi dẹt và bằng, xung quanh có nhiều tiêm mao, đuôi lớn hay nhỏ, tiêm mao nhiều hay ít thay đổi theo sự biến đổi của độ mặn. Độ mặn càng cao, đuôi thu nhỏ lại. 
1. Artemia
1. Artemia
1.2. Đặc điểm sinh thái và khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường của Artemia.
- Artemia là sinh vật có tính rộng muối, chúng sống được trong môi trường nước lợ (vài phần ngàn) đến nước mặn bão hoà (250‰). Tuỳ theo điều kiện môi trường mà chúng có đặc điểm sinh trưởng và sinh sản khác nhau.
- Chủng quần của Artemia được tìm thấy trên 500 hồ nước mặn và ruộng muối trên thế giới. Artemia được tìm thấy chủ yếu trong những ao hồ có nồng độ muối cao (80‰ - 120‰), đây cũng là ngưỡng chịu đựng cao nhất về nồng độ muối của các sinh vật dữ. Từ 250‰ trở lên mật độ Artemia giảm mặc dù chúng có thể sống ở nồng độ muối cao hơn nhưng nhu cầu về năng lượng để điều hoà áp suất thầm thấu tăng làm ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và sinh sản của chúng, thậm chí chúng bị đói và bị chết do môi trường trở nên độc và việc trao đổi chất cực kì khó khăn.
1. Artemia
- Mặc dù Artemia có thể sống tốt trong môi trường nước biển tự nhiên nhưng do Artemia không có cơ chế chống lại sinh vật dữ (cá, tôm…) và cạnh tranh với các loài ăn lọc khác nên chúng có một cơ chế thích nghi rất tốt với độ mặn cao (80‰ - 120‰), mà hầu như các loài sinh vật dữ và sinh vật cạnh tranh không thể tồn tại. Sự thích nghi về sinh lý của chúng với đội mặn cao là nhờ:
+ Chúng có một hệ thống điều hoà thẩm thấu cực tốt.
+ Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm thích ứng với điều kiện O2 thấp .
+ ở nơi có độ mặn cao.
+ Trong điều kiện bất lợi chúng có khả năng sản xuất ra trứng bào xác để đảm bảo sự tồn tại của chúng trong tự nhiên.
1. Artemia
- Các dòng Artemia khác nhau có thể thích nghi rộng với sự biến đổi của môi trường đặc biệt là nhiệt độ, chúng có thể thích nghi trong khoảng nhiệt độ 6 – 350C.
- Trong tự nhiên hay trong các ruộng muối, Artemia sinh trưởng và sinh sản chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường. Chúng ăn lọc không có tính chọn lựa với thành phần thức ăn là các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong tầng nước và các sinh vật nhỏ như vi tảo, vi khuẩn với kích thước từ  10 - 50µm. Trong thực tế, do sự thiếu vắng của các sinh vật dữ và sinh vật cạnh tranh thức ăn nên Artemia thường thấy ở những hệ thống độc canh  lớn. 
1. Artemia
1.3. Đặc điểm dinh dưỡng.
- Artemia là sinh vật ăn lọc không chọn lựa. Chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Trong tự nhiên, Artemia thường hiện diện ở vùng nước có độ mặn cao nên hiếm gặp các động vật dữ (cá, tôm,…) và các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự gia tăng mật độ của quần thể Artemia hoặc ngay cả sự vắng mặt tạm thời của chúng.
1. Artemia
- Trong nghề nuôi Artemia trên ruộng muối nông dân thường sử dụng phối hợp phân chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân hữu cơ như Urea, NPK,… để gây màu trực tiếp trong ao nuôi Artemia hoặc gián tiếp ngoài ao bón phân trước khi cấp nước vào trong ao nuôi. Artemia có thể sử dụng trực tiếp phân gà và các phân hữu cơ khác khi bón vào ao nuôi. Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếu hụt nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành… để duy trì quần thể.
1. Artemia
1.4. Đặc điểm sinh trưởng.
Sự sinh trưởng và phát triển của Artemia trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ngoài tự nhiên, vào một thời điểm nào đó trong năm Artemia sẽ đẻ trứng bào xác nổi trên mặt nước và được sóng gió thổi dạt vào bờ. Trứng này ở trạng thái ngừng hoạt động trao đổi chất và ở tình trạng giữ khô. Các sản phẩm trứng nghỉ là một đặc điểm thích nghi của Artemia với điều kiện môi trường bất lợi.
1. Artemia
Chu trình sống của Artemia
1. Artemia
Quá trình sinh trưởng xảy ra các giai đoạn:
Trứng bào xác  ấu trùng Nauplius  ấu niên  trưởng thành.
*Trứng bào xác có dạng hình cầu lõm, màu nâu hay nâu sẫm, kích thước đạt 200 – 300 micromet, trung bình một gam trứng có khoảng 270.000 đến 300.000 trứng.
Trứng bào xác sinh ra trôi nổi trong điều kiện nước mặn (>20ppt) và chìm trong nước ngọt.
1. Artemia
(Phải) trứng artemia (giữa) trứng phóng to (ngoài) trứng đang nở.
1. Artemia
*Ấu trùng Nauplius mới nở (Instar I) có chiều dài 400 – 500 micromet, có màu vàng nâu với điểm mắt màu nâu đỏ nằm giữa cặp râu I. Ấu trùng có thân hình bầu dục, chưa phân đốt gọi là ấu trùng không đốt. Chúng có 3 đôi phần phụ: đôi râu I có chức năng cảm giác, đôi râu II có chức năng vận động và lọc thức ăn, đôi râu III có chức năng nhận và gom thức ăn. Ở giai đoạn này bộ máy tiêu hoá của Artemia chưa hoàn chỉnh, chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng. Giai đoạn ấu trùng kết thúc sau 4 lần lột xác. Lúc này cơ thể đã có cấu tạo tương đối hoàn chỉnh, chỉ thiếu các phần phụ.
Ấu trùng có tính hướng quang, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25oC, độ mặn 35‰, pH 8 – 9. Ở nhiệt độ 5 – 8oC ngừng trao đổi chất, mất hô hấp và chết ở 0oC và 37 – 38oC.
Ấu trùng artemia 8 giờ tuổi. (Ảnh Jason Chaulk.)
1. Artemia
* Giai đoạn ấu niên.
Ở giai đoạn này cơ thể Artemia kéo dài dần, các đôi phần phụ dần xuất hiện ở ngực và biến thành chân ngực, mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt. Từ sau lần lột xác thứ 10 trở đi chúng có sự thay đổi lớn về hình thái và chức năng của các đôi phần phụ. Đôi râu II mất đi chức năng vận động và lọc thức ăn chuyển sang biệt hoá giới tính. Ở con đực, đôi râu II phát triển thành đôi càng lớn dùng để bám vào con cái khi cặp đôi, trong khi râu II của con cái biệt hoá thành phần phụ cảm giác. Các chân ngực được biệt hoá thành ba bộ phận chức năng: đốt gốc và nhánh trong làm nhiệm vụ vận động và lọc thức ăn, nhánh ngoài có dạng màng (các mang) làm nhiệm vụ hô hấp. 
1. Artemia
* Artemia trưởng thành: Artemia trưởng thành có kích thước khoảng 8 mm nhưng cũng có thể đạt 20 mm trong môi trường lý tưởng. Chúng có chiều dài gấp 20 lần và thể tích gấp 500 lần so với ấu trùng. Artemia đực có một cặp gai sinh dục ở cuối thân còn artemia cái trưởng thành có thể dễ dàng được nhận dạng qua túi trứng.
1. Artemia
1. Artemia
1.5. Đặc điểm sinh sản.      
Artemia sinh sản ở 2 dạng: đơn tính (đối với dòng trinh sản – không có sự tham gia của cá thể đực) và hữu tính (có sự tham gia của cả cá thể đực và cá thể cái).
Đối với dòng Artemia lưỡng tính khi trưởng thành con đực bắt cặp với con cái. Con đực dùng đôi càng ôm phần bụng của con cái, giao cấu và thụ tinh cho trứng. Hoạt động này diễn ra rất thường xuyên trong hầu hết vòng đời của chúng.
1. Artemia
+ Trứng phát triển trong hai buồng trứng dạng ống ở phần bụng. Khi trứng chín có dạng cầu và di chuyển qua hai ống dẫn để vào tử cung. Lúc này có thể xảy ra hai phương thức sinh sản ở Artemia, đó là:
*  Đẻ con: trong điều kiện môi trường thuận lợi Artemia sinh sản theo phương thức đẻ con . Thông thường trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng bơi tự do và được con cái sinh ra. Tuy nhiên, vào mùa hè con cái có trứng, trứng thành thục không cần thụ tinh có thể nhanh chóng phát triển thành ấu trùng.  trong ao tỷ con cái thường chiếm nhiều hơn.
* Đẻ trứng: khi điều kiện môi trường khắc nghiệt, trứng được thụ tinh phát triển đến thời kì phôi vị. Ở thời kỳ phôi vị trứng tự khử bớt nước và kết quả là sự trao đổi chất chuyển sang trạng thái ngủ, trở thành kén. Trứng ngủ có vỏ ngoài rất dày, màu nâu tối. Đường kính trứng khoảng 200 – 280 µm. Trọng lượng trung bình của trứng khoảng 3,5 µg. Trứng nổi ở mặt nước ở độ mặn trên 70‰, hoặc lơ lửng ở trong nước. Trứng có thể chìm lắng trong bùn đáy, trải qua môi trường khắc nghiệt như khô, hạn, gió lạnh. Ở nhiệt độ trên 80oC vẫn không giảm hiệu quả ấp nở. Chỉ ở 90 – 100oC hiệu suất nở mới giảm. Trứng bào xác có thể bảo quản lâu dài trong vài năm.
1. Artemia
1. Artemia
1.6. Ý nghĩa
Trong số những nguồn thức ăn tươi sống sử dụng trong ngành chăn nuôi thuỷ sản, ấu trùng artemia được sử dụng rộng rãi nhất chủ yếu là vì những tiện nghi và lợi ích mà chúng mang lại.
Nguồn trứng thu hoạch từ các bãi nuôi bên bờ hồ nước mặn luôn dồi dào quanh năm. Sau khi thu hoạch và xử lý, trứng ở trạng thái tiềm sinh có thể được trữ trong nhiều năm và đem ra sử dụng như là “nguồn thức săn tươi sống luôn có sẵn”.
1. Artemia
Trứng nở thành ấu trùng sau khi được ngâm trong nước muối qua đêm và có thể được sử dụng ngay làm thức ăn cho cá bột của hàng loạt các loài cá biển và cá cảnh nước ngọt. Sự thuận tiện và đơn giản của việc ấp artemia làm cho chúng trở thành nguồn thức ăn tươi sống thuận tiện nhất trong nghành chăn nuôi thủy sản.
Artemia là loài ăn uống không kén chọn, chúng có thể tiêu thụ nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, artemia là loại thức ăn giàu dinh dưỡng và giàu lượng acid béo không bão hòa.
Khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng lơ lửng trong nước của artemia còn giúp chuyển hóa những chất dinh dưỡng đặc biệt cho cá bột. Công dụng của sự chuyển hóa sinh học (bioencapsulation) này đóng một vai trò quyết định trong việc duy trì tỷ lệ sống của ấu trùng, sự tăng trưởng, quá trình lột xác và chất lượng của rất nhiều loài cá cũng như giáp xác.
1. Artemia
Ấu trùng artemia là nguồn thúc ăn rất tiện lợi cho cá bột. Khả năng làm giàu artemia cho phép chúng được sử dụng như môi trường chuyển hóa những chất dinh dưỡng đặc biệt cho cá. Do trứng artemia là nguồn thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng của cá bột, tôm bột giống... nên trở thành sản phẩm không thể thiếu đối với các trại sản xuất giống thủy sản. Hiện tại, các trại sản xuất giống thủy sản ở ĐBSCL và một số tỉnh lân cận có nhu cầu tiêu thụ khoảng 2.000 tấn trứng artemia/năm. Nhu cầu cao, giá trứng artemia ngày càng tăng, nhất là vào mùa mưa.
2. Daphnia và Moina

Ngành Chân khớp:  Arthropoda
                     Lớp Giáp xác:   Crustacea
                            Bộ Râu chẻ: Cladocera
Chi: Daphnia, Moinidae.
2.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Daphnia là loài giáp xác nước ngọt nhỏ gọi là “rận nước”. Tên này không những ám chỉ đến kích thước bé nhỏ mà còn ở chuyển động giật cục của chúng trong nước. Các chi rận nước (Daphnia) và bo bo (Moina) có quan hệ họ hàng gần với nhau. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và thường được gọi dưới tên chung là daphnia.
2. Daphnia và Moina
2. Daphnia và Moina
Bo bo- Moina
2. Daphnia và Moina
Daphnia mendota

Daphnia lumholtzi

2. Daphnia và Moina
Daphnia lumholtzi

2. Daphina và Moina
Moina macrocopa
Cấu tạo cơ thể của bo bo gồm đầu và thân. Râu là phương tiện di chuyển chính. Đôi mắt lớn nằm dưới lớp da ở hai bên đầu. Một trong những đặc điểm chính đó là cơ thể chúng được bao phủ bởi một lớp vỏ bên ngoài. Chúng tự lột lớp vỏ này một cách định kỳ. Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát triển nằm trên lưng của con cái. Ở rận nước túi này đóng kín nhưng ở bo bo nó lại mở.


2. Daphina và Moina
2. Daphina và Moina
Có sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa các chi. Bo bo có kích thước tối đa chỉ bằng một nửa rận nước. Bo bo trưởng thành (700-1,000 µm) có kích thước gần gấp đôi ấu trùng artemia (500 µm) và gần gấp 2-3 lần kích thước của trùng bánh xe trưởng thành (rotifer). Tuy nhiên, bo bo mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng artemia. Hơn nữa, artemia chết khá nhanh trong nước ngọt. Kết quả, bo bo là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở.
2. Daphina và Moina
2.2. Đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng
Bo bo xuất hiện với mật độ cao ở các ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng đặc biệt tập trung ở những vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện để chúng phát triển.
Bo bo hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng. Chúng có thể sống nơi nồng độ ô-xy hoà tan từ 0 cho đến bão hoà. Bo bo đặc biệt thích nghi với sự biến đổi của nồng độ ô-xy và thường sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường nước ô nhiễm ở cống rãnh.


Bo bo được cho là có vai trò quan trọng trong việc xử lý các hồ chứa nước thải. Chúng có thể sống sót trong môi trường nghèo ô-xy nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin. Sự hình thành hemoglobin dựa trên mức độ ô-xy hoà tan trong nước. Hemoglobin có lẽ cũng phát sinh bởi nhiệt độ cao và mật độ bo bo.

2. Daphina và Moina
Bo bo chịu đựng được tầm nhiệt độ rất cao và dễ dàng vượt qua biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5-31° C, nhiệt độ tối ưu với chúng là 24-31° C. Khả năng chịu đựng tốt của bo bo là điểm thuận lợi đối với các trang trại kinh doanh cá ở những miền nóng và việc ươm nuôi làm thức ăn cho cá cảnh tại nhà.

2. Daphina và Moina
Bo bo ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và mùn bã hữu cơ (thối rữa). Vi khuẩn và nấm men có giá trị dinh dưỡng cao. Số lượng bo bo phát triển nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo dồi dào. Bo bo là một trong những sinh vật phù du có thể tiêu thụ tảo Microcystis aeruginosa. Cả bã hữu cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng của bo bo. Chất lượng của mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi của chúng.
2. Daphina và Moina
2.3. Sinh sản
Bo bo có thể sinh sản theo cách vô tính và hữu tính. Thông thường, bo bo gồm toàn con cái sinh sản theo cách vô tính. Ở điều kiện tối ưu, bo bo cái từ 4-7 ngày tuổi bắt đầu sinh sản với số lượng từ 4-22 con. Mỗi lứa cách nhau từ 1.5 đến 2 ngày, mỗi con cái đẻ từ 2-6 lần trong đời.

Ở điều kiện môi trường bất lợi, con đực xuất hiện và sinh sản hữu tính bắt đầu, tạo ra trứng tiềm sinh tương tự như trứng artemia. Điều kiện chuyển đổi từ sinh sản vô tính sang hữu tính ở bo bo là việc cắt giảm nguồn thức ăn, kéo theo nhiều trứng được tạo ra. Như vậy, việc cung cấp đầy đủ thức ăn là cần thiết vì nó kích thích bo bo sinh sản theo cách vô tính, nhờ đó có rất ít số lượng trứng tiềm sinh được tạo ra.
2. Daphina và Moina
Mật độ cao ở rận nước có thể làm sự sinh sản sụt giảm một cách đáng kể nhưng điều này không xảy ra ở bo bo. Số lượng trứng sinh ra ở rận nước Dapnia magna sụt giảm mạnh khi mật độ từ 95-115 cá thể trưởng thành trên 25-30 lít. Mật độ nuôi thích hợp ở rận nước được ghi nhận là 500 con/lít. Tuy nhiên, mật độ nuôi thích hợp ở bo bo là 5000 con/lít và do đó chúng thích hợp trong chăn nuôi thâm canh.


2. Daphina và Moina
2.3. Giá trị
Moina (Bo bo, Bọ đỏ) là loài giáp xác có kích thước nhỏ, trong cơ thể chúng chứa nhiều ezym tiêu hóa như Proteinases, Peptidases, Amylases, hàm lượng HUFA là những Acid amine thiết yếu mà cơ thể cá, tôm không thể tự tổng hợp được…Khi cá tiêu thụ vào trong cơ thể, moina sẽ cung cấp nhiều men tiêu hóa cần thiết cho hoạt động cơ thể cá. Moina được dùng làm thức ăn cho nhiều loài cá nước ngọt, nước lợ, cá cảnh, trong giai đoạn cá bột, do kích thước phù hợp với miệng cá con.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Viết Công
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)