Sinh vật thủy sinh

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Ngọc | Ngày 23/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Sinh vật thủy sinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA THỰC VẬT BẬC THẤP

Phan Duy Đạt Hoàng Văn Ngọc
Hoàng Thị Hiền Hoàng Thị Kim Thoa
Vũ Trọng Huy Trần Thị Kim Thỏa
Đào Huy Hoàng Nguyễn Thị Thủy Tiên
Hoàng Văn Khánh Nguyễn Thị Hồng Tiến
Nguyễn Thị Liên Nguyễn Ngọc Toàn
Lê Thị Kiều Loan Nguyễn Xuân Thiền

DANH SÁCH NHÓM
+Quá trình sinh sản sinh dưỡng được tiến hành trên
những phần riêng lẽ của cơ thể.
+Phần lớn các loài sinh sản theo hình thức này thường
không chuyên hóa chức năng sinh sản.


* Có ba hình thức sinh sản:
+ Sinh sản sinh dưỡng
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hữu tính


1.Sinh sản sinh dưỡng
Ở tảo đơn bào:
(+) Sinh sản sinh dưỡng theo kiểu phân đôi theo chiều dọc như tảo lam(cyanophyta), tảo mắt(euglenophyta), tảo giáp, tảo lục
(+) Sinh sản sinh dưỡng theo kiểu phân đôi theo chiều ngang ở tảo sillic do cấu tạo của chùng khác với cấu tạo của các loài tảo khác.


(+) Ở các loài tảo như: tảo lam, tảo giáp, tảo lục, tảo đỏ,…màng tế bào được cấu tạo từ xenlulozơ ở trong và pertin ở ngoài có cấu tạo đồng nhất.
(+) Còn ở tảo sillic màng tế bào được cấu tạo từ silic ở ngoài, cơ thể gồm 2 mảnh vỏ: mảnh vỏ trên và mảnh vỏ dưới(mảnh vỏ trên có kích thước lớn hơn mảnh vỏ dưới

 Tảo silic sinh sản sinh dưỡng theo kiểu phân đôi theo chiều ngang bằng cách tách 2 tấm vỏ ra thành 2 tế bào con có kích thước khác nhau; một tế bào con tương đương tế bào mẹ còn một tế bào con có kích thước nhỏ hơn.
Nhân sẽ phân chia thành 2, NST cũng chia thành 2 và hai mảnh vỏ tách rời nhau ra, mỗi mảnh vỏ đều chứa tế bào chất với nhân và NST. Bất cứ mảnh vỏ nào của tế bào mẹ cũng trở thành mảnh vỏ trên của tế bào con mới được tạo ra và về sau chúng tự cấu tạo nên mảnh vỏ dưới nhỏ hơn.
Và chính vì vậy mà sau một số lần phân chia sẽ dẫn đến sự thay đổi kích thước tế bào ( bằng 1/2-1/3 so với kích thước tế bào ban đầu ).
Khi kích thước tế bào đã nhỏ dần thì tảo silic phải tiến hành khôi phục lại kích thước tế bào ban đầu bằng cách phân chia đặc biệt là hình thành bào tử sinh trưởng (đây chính là điểm khác biệt trong quá trình sinh sản của tảo silic so với các loài tảo khác)
Tế bào khi đã quá nhỏ thì tiến hành phân chia làm đôi, mỗi phần mang một mảnh vỏ mới với chất nguyên sinh, sau này chất nguyên sinh phình to ra và hình thành màng perizonium. Ở trong màng này, chất nguyên sinh teo lại và tạo nên một lớp vỏ giáp mới nhiễm silic và rời bỏ mảnh vỏ cũ, kết quả là tạo nên 2 tế bào có kích thước lớn hơn tế bào ban đầu.
Ở tảo đa bào:

Sinh sản bằng cách nhân lớn truyền nội chất cho nhân nhỏ, các nội chất này sẽ tự động phân đôi tạo ra các tế bào con và sau đó trong các tế bào con sẽ tự hình thành nên nhân lớn mới.
Ở tảo đa bào dạng sợi:
Sinh sản sinh dưỡng theo hình thức tảo đoạn ( như ở Lynbya )
-Từ một sợi tảo ban đầu tạo ra nhiều đoạn ngắn, cử
động được, rời khỏi tảo mẹ và mọc thành một sợi tảo
khác.Để rời khỏi cơ thể mẹ cần có sự giúp đỡ của một
số cơ quan đặc biệt.

Ở tảo tập đoàn:

Sinh sản dinh dưỡng bằng cách phân tách những tập đoàn có kích thước nhỏ hay hình thành tập đoàn mới ngay trên cơ thể mẹ (Volvox)



Ở dạng tản:
Phân tách từ tảo mẹ để tạo thành cơ thể con, cơ thể con dính lên cơ thể mẹ hoặc mọc độc lập.

-Phân cắt tảo đoạn :Chúng cho ra các đọan
ngắn,rời khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể
khác.Chúng rời khỏi cơ thể mẹ bằng cách trượt.

*Trong hình thức sinh sản bằng cách tảo
đoạn này thì có 2 dạng đó là gián bào và hoại
bào
Hoại bào: một tế bào trở nên vàng, vách ngang của nó lõm, tế bào này dần dần tan đi và làm cho đoạn tảo rời ra.



Gián bào: một hay hai tế bào gần nhau hóa nhầy thành một chất đồng nhất màu lục vàng, chiết quang. Nhờ vậy tế bào bên cạnh rời nhau dễ dàng và tảo đứt nơi ấy.

2.Sinh sản vô tính:
*Sinh sản vô tính ở thực vật bậc thấp được thực hiện
bằng cơ quan chuyên hóa là bào tử. Đây là hình thức sinh sản quan trọng của thực vật thủy sinh.
* Có hai loại bào tử
Bào tử động
Bào tử nghĩ
Chlanydomonus. Chlorella.
+Bào tử động: có khả năng di chuyển như ở tảo
Chlanydomonus.
+Bào tử nghỉ: không có khả năng di chuyển như ở tảo
Chlorella.
*Nếu trong quá trình sinh sản gặp điều kiện môi
trường bất lợi thì nó sẽ hình thành bào tử nghỉ,
được bao bọc bởi lớp vỏ dày, tế bào chất thường
đặc, dự trữ nhiều chất dinh dưỡng.Những bào tử
này có khả năng chịu đựng những điều kiện bất lợi của
môi trường.
*Không gặp điều kiện môi trường thuận lợi lớp vỏ dày tự bóc ra phát triển thành những cá thể mới

*Ở tảo sillic thì khi điều kiện bên ngoài không thích
hợp, tảo sillic hình thành bào tử nghỉ. Chất nguyên sinh
của bào tử này co lại, tế bào chất tích trữ nước và hình t
hành nên một vỏ mới rất dày cứng gồm hai mảnh vỏ đôi
khi có thêm nhiều gai.
*Khi gặp điều kiện bên ngoài thích hợp thì tế bào chất
và nhân chui ra khỏi bào tử nghỉ và dùng lại lớp vỏ cũ.
 Là tác nhân gây nên hiện tượng thủy triều đỏ (nở hoa nước)

THỦY TRIỀU ĐỎ
(RED TIDES)
Hiện tượng thủy triều đỏ ở California
*Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự xuất hiện thuỷ triều đỏ bao gồm: Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt biển, giảm nồng độ muối, tăng lượng chất dinh dưỡng trong môi trường biển, biển lặng, những đợt mưa sau suốt mùa hè nắng nóng. Ngoài ra, thuỷ triều đỏ có thể lây lan trên diện rộng bởi gió, dòng chảy, những cơn bão hoặc tàu thuyền…
Gió
Ánh sáng
Dinh dưỡng
Nhiệt độ
Bào tử
“Nở hoa”
CƠ CHẾ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HIỆN TƯỢNG THỦY TRIỀU ĐỎ
*Ở tảo giáp, tảo nâu và tảo lục
Sinh sản vô tính bằng các động bào tử có khả năng hình thành bào tử nghỉ giống tảo sillic


*Ở tảo đỏ:sinh sản vô tính bằng bào tử trần, bất động bào tử
Đa số các tảo đỏ sinh sản vô tính bằng túi tứ phân bào tử(do 1 tế bào phân chia thành 4 tế bào).
Túi bào tử chứa 4 tứ phân bào tử gọi là túi tứ phân bào tử.
3.Sinh sản hữu tính
*Là quá trình sinh sản thông qua tế bào sinh dục gọi là
các giao tử, gồm hai loại:
+Giao tử đực
+Giao tử cái
*Giao tử đực và giao tử cái phối hợp với nhau tạo thành
hợp tử
*Hợp tử sẽ phát triển thành tảo mới mang những đặc trưng của cơ thể bố mẹ


*Dựa vào hình dạng và kích thước giao tử người ta chia quá trình sinh sản hữu tính thành:
Đẳng giao(Isogamy)
Dị giao (Anisogamy)
Noãn giao(Oogamy)


a)Đẳng giao(isogamy):
Là giao tử đực và cái giống nhau về cả hình dạng và kích thước.
b) Dị giao(anisogamy):
-Hai giao tử có kích thước khác
nhau, một giao tử có kích thước lớn hơn(thường là
giao tử cái), còn một giao tử có kích thước nhỏ hơn.
c)Noãn giao(oogamy):
-Giao tử cái gọi là noãn cầu không có khả năng
chuyển động, giao tử đực có kích thước nhỏ hơn và có
khả năng chuyển động.
Đặc biệt trong hình thức sinh sản hữu tính ở tảo giáp có hình thành hợp tử nghỉ khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi.
Còn ở tảo sillic sinh sản hữu tính bằng cách hai cá thể lại gần nhau, mở mảnh vỏ ra, chất nguyên sinh của mỗi tế bào chui ra ngoài tiết chất nhầy bao lấy chất nguyên sinh trần bên trong, đồng thời nhân phân chia ra 3 lần liên tiếp, vỏ giảm nhiễm cho ra 4 nhân con đơn bội, trong 4 nhân đó thì 2 nhân bị thoái hóa, 2 nhân còn lại hình thành nên 2 giao tử.
Như vậy 4 giao tử của hai tế bào đó phối hợp với nhau hình thành nên 2 hợp tử.
Mỗi hợp tử về sau phình to ra và tạo nên một cơ thể mới bao phủ bằng vỏ giáp mới có kích thước lớn hơn.
Đặc biệt trong quá trình sinh sản của mình có một số tảo có quá trình sinh sản rất đặc biệt như ở tảo đỏ, tảo giáp, tảo lục, tảo nâu.
Ở tảo đỏ: Chu trình sống 3 kỳ đơn lưỡng bội có sự xen kẽ thế hệ dị hình bắt buộc
+ 3 kỳ: tạo ra 3 loại cây:
Cây bào tử
Cây giao tử
Cây bào tử
+ đơn lưỡng bội: 1n, 2n
+dị hình: kích thước khác nhau
+bắt buộc: theo một chu trình nhất định
Ở tảo giáp và tảo lục:Chu trình đơn bội

Ở tảo nâu:
* Ở Ectocarpales:chu trình sông 2 kỳ đơn lưỡng bội xen kẽ thế hệ đồng hình bắt buộc
Ở Laminaariales:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)