Sinh thái học và môi trường
Chia sẻ bởi Lê Huân |
Ngày 23/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Sinh thái học và môi trường thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SINH HỌC B
Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu
Khoa : Công nghệ Thực phẩm
TP.HCM, Tháng 3 năm 2010
PHẦN G: SINH THÁI HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Sinh thái nhân văn và sự phát triển bền vững:
1. Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường.
Nhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với các qui luật của tự nhiên - đó là cơ sở để giải quyết các vấn đề sinh thái, môi trường sinh thái – nhân văn (xã hội) toàn cầu.
Mục tiêu chung của các ngành khoa học này là làm cho con người hiểu đúng đắn về trái đất, có ý thức tự giác và có hoạt động thực tiễn nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái - điều kiện tiên quyết và cơ bản đối với sự sinh tồn và phát triển bền vững của con người và xã hội.
Cơ sở trực tiếp và nhân tố khách quan của văn hoá sinh thái - nhân văn chính là môi trường sinh thái - tự nhiên. Đó là nước, không khí, động vật, thực vật, đất đai và tất cả các hiện tượng tự nhiên khác. Chúng là điều kiện quy định sự tồn tại của con người, nhưng nhiều khi con người lại huỷ hoại chúng. Sự tác động của con người và xã hội vào môi trường tự nhiên mang tính chất quyết định đối với văn hoá sinh thái - nhân văn. Vì vậy, con người và xã hội người cần điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, nhận thức được qui lụât tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách chính xác. Bản chất của môi trường nói chung là tính thống nhất biện chứng, tính vật chất của các yếu tố trong hệ thống tự nhiên - con người - xã hội. Chính trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người không những cải biến, phát triển tự nhiên bên ngoài mà còn cải tạo, sáng tạo lại tự nhiên ngay bên trong bản thân mình.
2. sự phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Sự phát triển bền vững của xã hội loài người không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố như kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, mà còn phụ thuộc vào môi trường sống nói chung, môi trường sinh thái nói riêng. Chính vì vậy, con người và xã hội cần tuân thủ những nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững về mặt môi trường sinh thái - nhân văn như tôn trọng cuộc sống cộng đồng, cải thiện chất lượng sống của con người, bảo vệ và cải thiện sự tồn tại mang tính đa dạng của trái đất, hạn chế và ngăn chặn mọi hành động làm suy giảm các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tăng cường ý thức và năng lực quản lí môi trường, xây dựng khối liên minh toàn cầu về an ninh môi trường và phát triển bền vững…
II. Ô nhiễm môi trường:
Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
2. Các dạng ô nhiễm chính
Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn.
3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường:
Đối với sức khỏe con người
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp [[da Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và [bệnh mất ngủ]., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
Đối với hệ sinh thái
Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.
Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu
Khoa : Công nghệ Thực phẩm
TP.HCM, Tháng 3 năm 2010
PHẦN G: SINH THÁI HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Sinh thái nhân văn và sự phát triển bền vững:
1. Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường.
Nhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với các qui luật của tự nhiên - đó là cơ sở để giải quyết các vấn đề sinh thái, môi trường sinh thái – nhân văn (xã hội) toàn cầu.
Mục tiêu chung của các ngành khoa học này là làm cho con người hiểu đúng đắn về trái đất, có ý thức tự giác và có hoạt động thực tiễn nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái - điều kiện tiên quyết và cơ bản đối với sự sinh tồn và phát triển bền vững của con người và xã hội.
Cơ sở trực tiếp và nhân tố khách quan của văn hoá sinh thái - nhân văn chính là môi trường sinh thái - tự nhiên. Đó là nước, không khí, động vật, thực vật, đất đai và tất cả các hiện tượng tự nhiên khác. Chúng là điều kiện quy định sự tồn tại của con người, nhưng nhiều khi con người lại huỷ hoại chúng. Sự tác động của con người và xã hội vào môi trường tự nhiên mang tính chất quyết định đối với văn hoá sinh thái - nhân văn. Vì vậy, con người và xã hội người cần điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, nhận thức được qui lụât tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách chính xác. Bản chất của môi trường nói chung là tính thống nhất biện chứng, tính vật chất của các yếu tố trong hệ thống tự nhiên - con người - xã hội. Chính trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người không những cải biến, phát triển tự nhiên bên ngoài mà còn cải tạo, sáng tạo lại tự nhiên ngay bên trong bản thân mình.
2. sự phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Sự phát triển bền vững của xã hội loài người không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố như kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, mà còn phụ thuộc vào môi trường sống nói chung, môi trường sinh thái nói riêng. Chính vì vậy, con người và xã hội cần tuân thủ những nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững về mặt môi trường sinh thái - nhân văn như tôn trọng cuộc sống cộng đồng, cải thiện chất lượng sống của con người, bảo vệ và cải thiện sự tồn tại mang tính đa dạng của trái đất, hạn chế và ngăn chặn mọi hành động làm suy giảm các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tăng cường ý thức và năng lực quản lí môi trường, xây dựng khối liên minh toàn cầu về an ninh môi trường và phát triển bền vững…
II. Ô nhiễm môi trường:
Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
2. Các dạng ô nhiễm chính
Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn.
3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường:
Đối với sức khỏe con người
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp [[da Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và [bệnh mất ngủ]., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
Đối với hệ sinh thái
Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)