Sinh thai hoc va moi truong

Chia sẻ bởi Nguyễn Hiếu | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: sinh thai hoc va moi truong thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HIỆN TRẠNG
Hiện nay, trên thế giới, mỗi năm có khoảng 50.000-100.000 loài động vật biến mất, tương đương với tốc độ thảm họa đã từng xảy ra cách đây 65 triệu năm, làm tuyệt diệt loài khủng long.
ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT TRÊN THẾ GIỚI
Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay. Nguồn: Reid và Miller 1989.
Khoảng 11% các loài chim tồn tại trên trái đất đang bị đe dọa tuyệt chủng cũng với tỷ lệ như thế cho các loài thú.
Số loài bị đe dọa tuyệt chủng trong các nhóm động vật
Sự đe dọa đối với các loài cá nước ngọt và thân mềm cũng ở mức trầm trọng.
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG TRÊN THẾ GIỚI
Voi trắng
Linh dương Tây Tạng
Baiji (cá heo sông Yangtze)
Tê giác Java
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG TRÊN THẾ GIỚI
Linh miêu Iberia
Cóc hoa Kihansi
Bò biển (dugong)
ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT Ở VIỆT NAM
CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM
các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như: Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà so cổ hung (Arborophila davidi), Voọc mũi hếch Bắc Bộ (Rhinopithecus avunculus), Voọc ngũ sắc (Trachipithecus phayrei)…
…. và các loài lần đầu phát hiện trên thế giới tại Việt Nam, hiện tại chưa thấy hoặc ít thấy chúng ở các nước khác: Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bò rừng xoăn.
Ghi chú: EX: Tuyệt chủng; EW: Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên; CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; LR: ít nguy cấp; DD: Thiếu dẫn liệu
Số loài động vật và bậc phân hạng trong Sách đỏ Việt Nam (2007)
Voọc ngũ sắc
Tê giác java
Sao La
Hươu Sao
Loài Mi LangBiang Crocias langbianis
Sếu đầu đỏ
HIỆN TRẠNG
Theo Engler (1882) số loài thực vật trên thế giới khoảng 275.000 loài.
Hai vùng giàu loài nhất thế giới là Brazil có 40000 loài, quần đảo Malaysia co 45000 loài.
Cứ 5 cây đang tồn tại trên hành tinh thì một cây có thể biến mất vĩnh viễn trong tương lai
22% trong số 380.000 loài thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
ĐA DẠNG THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI
Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới. Nguồn: www.IUCN. Org
1. Tropical Andes 2. Sundaland 3. Mediterirranean Basin
4. Madagasca & Indian Ocean Island 5.Indo – Burma 6. Caribbean
7. Atlantics Forest 8. Philippines 9. Cape Floristic Regions
10. Mesoamerica 11. Brazilian Cerrado 12. Southest Australia
13. Mountains of Southest China 14. Polynesia & Micronesia 15. New Caledonia
16. Guinean Forests of West Africa 17. Choco-Darian-Western Ecuador
18. Western Ghats & Sri Lanka 19. California Floristics Province
20. Succulent Karoo 21. New Zealand
22. Central Chile 23. Caucasus
24. Wallacea 25. Eastern Arc Moutains & Coastal
Có khoảng 12000 loài tre trên thế giới và 1/3 trong số đó đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc giảm phạm vi sinh trưởng, ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều loài động vật quý hiếm như gấu trúc lớn và gorilla núi, vốn sống chủ yếu nhờ vào loài thực vật này.
Một số loài thực vật hiếm trên thế giới
Amorphophallus titanum
Dracuunculus vulgaris
Một số loài thực vật hiếm trên thế giới
Strangler fig
Venus flytrap
Nepenthes Tanax
Một số loài thực vật hiếm trên thế giới
Drosera capensis
Lunaria annua
Aigrette
Tacca chantrieri
Những loài cây là hóa thạch sống
Cây Mộc tặc (còn gọi là cây đuôi ngựa, cây tháp bút)
Những loài cây là hóa thạch sống
Những cây bách tán có lớp vỏ cây như da loài bò sát
Nón của cây bách tán so sánh với các hóa thạch nhiều triệu tuổi của chúng
Cành lá cây bách tán, so với hóa thạch
Những loài cây là hóa thạch sống
Hóa thạch một nhánh cây củ tùng 50 triệu năm tuổi giống hệt với đồng loại của chúng ngày nay
Cây củ tùng lớn nhất thế giới
Những loài cây là hóa thạch sống
Hóa thạch sống ở Việt Nam
Thủy tùng: có tên trong Sách đỏ Việt Nam là một trong những loài bị săn lùng ráo riết
Thủy tùng từng phân bố ở nhiều tỉnh thành từ Bắc đến Nam nhưng hiện chỉ còn chưa tới 150 cây tại hai khu vực nhỏ hẹp ở Trấp K’sor và Ea H’Leo (Đăk Lăk), được xem như hóa thạch sống của ngành Hạt trần - tại Việt Nam
ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở VIỆT NAM
Thực vật Việt Nam phong phú và đa dạng
Theo Phạm Hoàng Hổ, từ 1991-1993, Việt Nam có 10484 loài thực vật bậc cao có mạch. Theo dự báo số loài có thể đạt 12000 loài.
Từ 1993-2003 đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon được phát hiện và mô tả.
( Theo hội thảo chuyên đề về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu 2007)
Về thực vật rừng sác có hơn 70 loài thực vật có mạch trong đó có 34 loài điển hình. Số còn lại là loài nhập cư, chúng thường phân bố nơi nước không ngập thường xuyên hoặc các cồn cát ven bờ.
Thực vật rừng tràm thuộc khu hệ thực vật ngập nước định kì của châu Á- Thái Bình Dương với các loài cây tiêu biểu: tràm, chà là nước, mây nước, trâm sẻ,…Bên cạnh các loài thực vật bậc cao, còn có sự hiện diện của tảo và vi sinh vật. Các loài thực vật phù du thuộc nhóm tảo lam, tảo lục… được phát hiện nhiều ở vùng U Minh Hạ.
Thực vật trên đất đá vôi.
Chủ yếu là sự hiện diện của Ưu hợp nghiếng (Burrebiodendron hsienmu), Trai( Garcinia fragraoides) và những cây thuộc họ Rubiaceae, Bignoniaceae, Euphorbiaceae, Myrtaceae , Anacadiaceae, Sapotaceae, nhiều loài thuộc họ Moraceae, Urticaceae.
Vườn quốc gia Cát Tiên
653 loài thuộc về 125 họ và 442 chi, phân bố không đều tập trung chủ yếu họ Lan 100 loài , Thầu dầu có 42 loài, họ hoà thảo 25 loài, họ dâu tằm 24 loài, họ Đậu 18 loài họ Sao Dầu 14 loài.
Giá trị sử dụng: 150 loài có giá trị làm gỗ, 120 loài làm thuốc.Trong đó nhiều loài có giá trị cao: 18 loài cho dầu, 33 loài cây có trái ăn được, 40 loài tre nứa và mây song.
Trong hệ thực vật, loài lan hài Việt Nam đã tuyệt chủng ở thiên nhiên, điều mà trước đây chưa từng có. Cũng như động vật, theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, có tới 196 loài thực vật đang “nguy cấp”, trong đó có 45 loài đã “rất nguy cấp”.
Hoàng liên
Hoàng liên chân gà
Sâm Việt Nam( Panax vietnamensis)
Sâm Vũ Điệp( Panax bipinnatifidus)
Ngũ gia bì hương(Ancanthopanax gracilistylus)
Ba gạc hoa đỏ( Rauvolfia serpentina)
Loài lan mới phát hiện
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM ĐỘNG – THỰC VẬT

Mất và bị phá hủy nơi cư trú
Khai thác quá mức
Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái
Sự nhập nội của các loài ngoại lai
Gia tăng dân số
Ô nhiễm và biến đổi khí hậu toàn cầu
Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57 nước nhiệt đới trên thế giới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đã bị mất.
Theo thống kê, năm 2002, buôn bán động vật hoang dã nội địa lên tới khoảng 3.050 tấn, trị giá khoảng 66 triệu đô la (Nguyễn Văn Song, 2003, trong VEM-2005).
Mai dương mọc thành rừng ở vườn quốc gia Tràm Chim.
Rùa tai đỏ
Tôm hùm đỏ
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm thuốc trừ sâu
Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn
Ppm: parts percent million
Sự suy giảm tài nguyên rừng
I.Vai trò của rừng

II.Các kiểu rừng

III.Thực trạng

IV.Nguyên nhân

V.Biện pháp
Rừng là gì?
Là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển, là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn
Là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường.
Là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người
Cung cấp lâm sản cho các nghành công nghiệp sản xuất
Nước sơn
Thuốc nhuộn
Giấy
Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất
Giá trị cao
Làm thuốc, chữa bệnh
Nấm linh chi
Quế chi
Có 1,500 loài cây thuốc
Nguồn gen
10.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 1.000 loài cây gỗ lớn
Có trên 280 loài và phân loài thú
trên 1020 loài chim
259 loài bò sát
82 loài lưỡng cư
hàng vạn các loài sinh vật khác
Rừng “Lá phổi của trái đất”
Mỗi năm, hệ thực vật trên trái đất nhận được 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy .
Không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được!
Điều hòa lượng nước trên mặt đất

Khi mưa, 50 đến 80% lượng nước được ngấm sâu vào lòng đất, một phần nước đó trở lại nuôi cây rừng qua hệ rễ, thân cây, tán lá sẽ thoát ra không khí

Còn một phần lớn được giữ lại trong đất rừng, thành mạch ngầm.chảy thành suối nối liền với các dòng sông làm nguồn nước quan trọng cung cấp cho đời sống và sản xuất.
Đối với khí quyển
Rừng có sự ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ cân bằng nồng độ oxy trong khí quyển

Mùa Hè không khí trong rừng thấp hơn ngoài khoảng 8-10oC, mùa Đông cao hơn khoảng 0,1 - 0,50C
Đối với đất
Hạn chế xói mòn đất
Qui luật phổ biến:
- rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.

Rừng tốt     Đất tốt

- rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong

Rừng mất     Đất kiệt
II. Các kiểu rừng
Liên quan sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu

Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng.
Rừng  lá  kim phương bắc ( Taiga )
phía nam đồng rêu và vùng ôn đới.
Có  thành  phần khá  đồng nhất, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới.
Cây lá kim (thông, tùng, bách) chiếm ưu thế
Rừng thông ở đà lạt
Rừng lá rụng lá ôn đới
Phân bố ở vùng thấp hơn và gần vùng nhiệt đới hơn
Chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Australia.
Gồm những cây thường xanh và nhiều lá rộng rụng theo mùa
Rừng mưa nhiệt đới
Có độ đa dạng sinh học cao nhất.
Khoảng 2/3 rừng này ở Mỹ latinh, chủ yếu thuộc lưu vực sông amazon, phần còn lại ở châu phi và châu á
Đặc biệt ở Việt Nam có rừng mưa nhiệt đới ẩm đặc trưng.
Khu bảo tồn Cúc Phương
Mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường
Mục đích sử dụng để sản xuất  kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường
Mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
III. THỰC TRẠNG
Thế giới
Brazil và Sudan, gần 47% diện tích rừng thế giới hàng năm bị thu hẹp trước hết là ở hai nước này.
Từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng trên trái đất đã giảm 3%
trung bình mỗi ngày mất 20.000 hécta rừng.
Nước ta
Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến 2005
1.000.000ha
%
Chất lượng giảm mạnh
Trước năm 1945, rừng có trữ lượng gỗ vào khoảng 200 – 300m3/ha. gỗ quí như đinh, lim,sên, trai, gụ là rất phổ biến.

Hiện nay chỉ còn hơn 2/3 diện tích rừng ở Việt Nam là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng kín chỉ chiếm 4,6% (2004) tổng diện tích rừng.

Hầu như không còn các khu rừng ở các vùng thấp với tính đa dạng sinh học nguyên vẹn.

Cơ hội để phục hồi hoàn toàn đang giảm đi nhanh chóng!
Sản xuất
cây lương
thực
Trồng cây
công nghiệp
Cây đặc sản
Chăn thả
gia súc
Làm nguyên
liệu, nhiên
liệu phục
vụ cho
sinh hoạt
con người
Khách
quan
Chủ
quan
Chiến
tranh
Chính sách
quản lý
Chính sách
đất đai
Chính sách
di cư
Giải pháp
Ngăn chặn nạn phá rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới

Tăng cường công tác tuyên truyền , giáo dục về vai trò của rừng, thực trạng của rừng để mọi người có ý thức bảo vệ và trồng rừng

Vận động đồng bào dân tộc ít người sống định canh định cư, đồng thời phát triển các mô hình nông – lâm hoặc lâm ngư kết hợp để khai thác bền vững các hệ sinh thái rừng
Quan tâm công tác quy hoạch quản lý và bảo vệ rừng bằng cách tăng cường giáo dục về dân số

Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên

Sự tham gia của cộng đồng quốc tế

Ý thức của mỗi cá nhân và cả cộng đồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)