Sinh sản vô tính ở động vật và người

Chia sẻ bởi Vương Văn Thắng | Ngày 18/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Sinh sản vô tính ở động vật và người thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

SINH SẢN VÔ TÍNH

Ở ĐỘNG VẬT

VÀ NGƯỜI
Hà Nội, tháng 5/ 2009
Thực hiện:
1- Vương Van Thắng
2- Dinh Phương Thảo
3- Hoàng Thị Minh Trang
Lớp: Cao học sinh K18
Chuyên nghành: Sinh thái học
1- Khái niệm:

SSVT là kiểu sinh sản với sự sao chép nguyên bản bộ gen và không kèm theo sự tái tổ hợp di truyền. Cơ sở tế bào học của SSVT là phân bào nguyên nhiễm. Vì vậy, các cá thể mới trong SSVT giống hệt cơ thể gốc.

SSVT là hình thức sinh sản phổ biến ở các sinh vật bậc thấp như: vi khuẩn, sinh vật đơn bào, đa bào bậc thấp, một số loài động thực vật bậc cao.

2- Cơ chế sinh sản vô tính

2.1. Sinh sản vô tính ở sinh vật đơn bào

Ở vi khuẩn: SSVT theo cơ chế phân đôi.

Ở động vật đơn bào: SSVT theo cơ chế nguyên phân.

2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.1. Sinh sản vô tính ở sinh vật đơn bào

Phân đôi ở Amíp
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.2. SSVT ở động vật đa bào bậc thấp
- Sự nảy chồi (budding)
Trường hợp khác các chồi hình thành các cơ thể con không rời khỏi mẹ mà dần hình thành một tập đoàn có kích thước lớn bao gồm hàng ngàn cá thể
Sự nảy chồi ở thuỷ tức
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.2. SSVT ở động vật đa bào bậc thấp
- Sự phân mảnh (fragmentation):
Ví dụ như: hải quì, Một số loài giun dẹp Planaria, Giun đốt , Loài bọt biển

Sự sinh sản bằng hình tức phân mảnh ở giun dẹp
Phân mảnh ở hải quỳ
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.2. SSVT ở động vật đa bào bậc thấp

2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.3. Các kiểu sinh sản vô tính đặc biệt
- Trinh sinh (parthenogennese)
Đặc điểm chủ yếu của trinh sinh là noãn có thể phát triển thành một cơ thể trưởng thành mà không qua thụ tinh. Gồm có 3 kiểu sau:
+Trinh sinh đơn bội:
Là hình thức sinh s¶n x¶y ra khi nhân của trứng gi¶m phân bình th­êng nên nhân nguyên cái có bé nhiÔm s¾c thÓ ®¬n béi. Từ tÕ bào trứng có nhân đơn bội này phát triển thành cá thÓ mới mà không qua thụ tinh, kết quả tạo ra cơ thể đơn bội.
Kiểu trinh sinh đơn bội có ở các loài rệp cây, ong, kiến, mối,…
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.3. Các kiểu sinh sản vô tính đặc biệt
- Trinh sinh (parthenogennese)
Tế bào trứng (n) thể mới -ong đực (n)
+ Trinh sinh kiểu phức tạp
sau khi giảm phân, trứng lại trải qua một quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể và phát triển thành cá thể mới mà không cần qua thụ tinh. Kiểu sinh sản này có ở một số động vật có xương sống, một số giống cá, lưỡng thê và thằn lằn…
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.3. Các kiểu sinh sản vô tính đặc biệt
- Trinh sinh (parthenogenese):
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.3. Các kiểu sinh sản vô tính đặc biệt:
- Trinh sinh (parthenogenese)
+ Trinh sinh lưỡng bội:
Là hình thức sinh sản xảy ra do nhân của trứng vì một nguyên nhân nào đó không giảm nhiễm khi phân bào, sau đó trứng vẫn phát triển thành cá thể mới
Là hiện tượng trứng có qua thụ tinh song không có sự kết hợp vật chất di truyền, nhân tinh bị mất hoạt tính và bị loại bỏ, do đó chỉ còn nhân nguyên cái tham gia phát triển tạo cơ thể mới, trong trường hợp này tinh trùng chỉ có vai trò thuần tuý là hoạt hoá trứng phát triển.
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.3. Các kiểu sinh sản vô tính đặc biệt:
- Mẫu sinh (Gynogense):
Kỳ trung gian 2
Phân cực tế bào
Chưa Phân cực tế bào hòan tòan
Tự nhân đôi nhiễm sắc thể
Cơ thể đồng hợp

Cơ thể dị hợp, giống mẹ

Không có vật chất di truyền của bố
Trong tự nhiên người ta quan sát thấy cá diếc bạc sinh sản theo kiểu này. Tuy nhiên, quần thể cá diếc bạc chỉ gồm toàn con cái, dó đó để sinh sản chúng phải giao phối với cá chép đực hoặc với cá diếc vàng đực. Mặc dù có giao phối song không xuất hiện giống lai, vì sau khi xâm nhập vào trứng cá diếc bạc, nhân tinh trùng đều bị thái hoá và tiêu biến. Cá diếc mẫu sinh là những cá tam bội và bộ nhiễm sắc thể của chúng không thay đổi qua các thế hệ.
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.3. Các kiểu sinh sản vô tính đặc biệt
- Mẫu sinh (Gynogense):
- Phụ sinh (Androgenes):
Là sự phát triển của trứng có qua thụ tinh nhưng không có sự hoà hợp vật chất di truyền của nhân đực và nhân cái mà khi nhân đực xâm nhập vào trứng thì nhân nguyên cái bi thái hoá và tiêu biến, chỉ có nhân nguyên đực phát triển cho ra cơ thể mới.
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.3. Các kiểu sinh sản vô tính đặc biệt:
Ở động vật bậc cao, ít có hiện tượng SSVT mà đa phần là khả năng tái sinh một phần cơ thể đã mất.
2- Cơ chế sinh sản vô tính
Bản thân sự tái sinh không được xem là SS vì không tạo thêm cá thể mới. Nhưng trong một số trường hợp, nhu ở con sao biển , khi bị cắt bỏ thành nhiều mảnh thì những mảnh nào có dính một phần của đĩa trung tâm sẽ tái sinh thành những con sao biển mới. Hiện tượng này chính là một kiểu sinh sản vô tính.
2.4. Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao:
Hiện tượng SSVT ở động vật bậc cao gặp trong tự nhiên là Sinh đôi cùng trứng. Sinh đôi cùng trứng là từ hợp tử phân cắt thành nhiều tế bào, từ mỗi tế bào này hình thành một cơ thể mới. Về bộ gen, các cá thể sinh đôi cùng trứng hòan tòan giống nhau.
2- Cơ chế sinh sản vô tính
2.4. Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao
2.5. Nhân bản vô tính (clones):
2- Cơ chế sinh sản vô tính
Nhân bản vô tính là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào soma vào tế bào trứng nhằm kích thích sự phát triển của một phôi, từ đó làm cho phôi phát triển thành một cơ thể mới.
Ian Wilmut va cừu Dolly
2- Cơ chế sinh sản vô tính:
2.5. Nhân bản vô tính (clones):
2.5. Nhân bản vô tính (clones):
2- Cơ chế sinh sản vô tính
- Nhân bản vô tính ở người
+ Về thành tựu của nhân bản vô tính ở người, chưa thể khẳng định bởi trước khi có thể nghiên cứu, vì lý do đạo đức và tôn giáo, nhưng chủ yếu do lo ngại rằng người nhân bản có thể bị dị dạng hoặc mắc các chứng bệnh thoái hóa. Nếu những người nhân bản vô tính được tạo ra, họ có thể bị phân biệt đối xử vì bị coi là dạng người thứ cấp
+ Hiện nay, một số nước như Úc đã cho phép nhân bản vô tính phôi người với mục đích chữa bệnh
3. Vai trò của sinh sản vô tính:
- Cho phép những động vật rất ít hoặc không có khả năng di chuyển sản sinh con cái mà không cần gặp cá thể thứ hai (con đực). Sinh sản vô tính cũng có lợi trong trường hợp mật độ cá thể trong quần thể quá thấp.
- Sinh sản vô tính còn cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
- Do sinh sản vô tính cho phép phổ biến nhanh một kiểu gen xác định nên đối với một động vật đã thích nghi trọn vẹn với một môi trường sống ổn định, đây là cách phát triển quần thể tốt nhất.
- Bên cạnh đó sinh sản vô tính cũng có những bất lợi. Rõ nhất là việc hình thành nên những quần thể hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền. Lúc đó, nếu môi trường thay đổi đột ngột theo hướng không thuận lợi, mọi cá thể của quần thể sẽ cùng chịu tác động này như nhau và toàn bộ quần thể có thể bị tiêu diệt một lúc
3. Ưu điểm của sinh sản vô tính:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Văn Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)