Sinh san vo tinh o dong vat

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hải | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: sinh san vo tinh o dong vat thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Sinh Sản vô tính
ở động vật và người
Người thực hiện : Nguyễn Phương Linh
Trần Hồng Quân
Lớp : Cao học K20 – vi sinh

Người hướng dẫn : PGS.TS Vũ Quang Mạnh




Hà Nội 3.2011
Trường đại học sư phạm Hà Nội
Khoa Sinh học
Chương I. Khái niệm

1.1. Khái niệm sinh sản
Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

1.2. Khái niệm sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
Chương II. Cơ chế và các hình thức sinh sản vô tính
2.1. Cơ chế của sinh sản vô tính
Nền tảng của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.
Ở đây sự phát triển của một cá thể bố mẹ qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm, tiếp theo là sự tách rời một phần cá thể ấy sẽ hình thành nên cá thể con.
2.2. Các hình thức sính sản vô tính
2.2.1. Phân đôi (fission)
Từ một cơ thể gốc phân đôi thành 2 cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu. Hình thức sinh sản này thường gặp ở động vật nguyên sinh (protozoa)
Phân đôi ở trùng roi (Euglena)
Sinh sản vô tính ở trùng biến hình
2.2.2. Nảy chồi (budding)
Thuỷ tức sinh sản bằng cách nảy chồi. Chồi phát triển đủ lớn sẽ tách rời cơ thể mẹ.
Sinh sản nảy chồi ở Thuỷ tức
Nảy chồi ở thuỷ tức
Sự nảy chồi ở san hô
2.2.3. Phân Mảnh (fragmentation)
Cá thể bố mẹ tự phân thành hai hay nhiều phần bằng nhau, mỗi phần phát triển thành cá thể mới. Trường hợp này có gặp ở hải quỳ, giun đốt và bọt biển.
Sự phân mảnh ở hải quỳ
Sự phân mảnh ở bọt biển
2.2.4. Tái sinh (regeneration)
Hiện tượng tái sinh là sự tái tạo một phần cơ thể bị huỷ hoại.
Điều này thấy rõ ở sao biển: Khi nó bị đứt mất một cánh cánh này sẽ mọc lại. Bản thân sự tái sinh như vừa mô tả không được xem là sinh sản vì không tạo ra cá thể mới.
Nhưng trong một số trường hợp, cũng ở con sao biển nói trên khi bị cắt nhỏ thành nhiều mảnh thì những mảnh nào có dính một phần đĩa trung tâm sẽ tái sinh thành những con sao biển mới. Hiện tượng này chính là một kiểu sinh sản vô tính.
2.2.5. Trinh sinh

Hình thức sinh sản trinh sinh là giao tử cái (trứng) có thể phát triển thành một cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao tử đực
2.2.6. Mẫu sinh (Gynogenese)
Là hiện tượng trứng có qua thụ tinh song nhân tinh bị mất hoạt tính và bị loại bỏ, do đó chỉ còn nhân nguyên cái tham gia phát triển tạo cơ thể mới, lúc này tinh trùng chỉ có vai trò thuần tuý là hoạt hoá trứng phát triển.
Trong tự nhiên người ta quan sát thấy cá diếc bạc sinh sản theo kiểu này.
2.2.7. Phụ sinh (Androgenese)
Là sự phát triển của trứng có qua thụ tinh nhưng sau đó nhân nguyên cái bị thoái hoá và chỉ có nhân nguyên đực phát triển, cho ra cơ thể mới.
Có thể thực hiện phụ sinh nhân tạo bằng cách phá huỷ nhân trứng bởi các tác nhân nhân tạo như chiếu xạ, hoá học hoặc cơ học. Phụ sinh nhân tạo được áp dụng ở tằm dâu có ý nghĩa trong việc tạo nên các giống tằm có năng suất cao.
2.2.8. Sinh sản vô tính ở động vật
bậc cao.
Động vật bậc cao cũng có hiện tương sinh sản vô tính xong rất ít, hiện tượng này được thể hiện trong giai đoạn phát triển phôi sớm, trong trường hợp từ một phôi ban đầu có thể tách thành hai hoặc nhiều phôi, sau đó mỗi phôi phát triển thành một cơ thể mới
Giới khoa học tiếp tục ghi nhận một trường hợp mang thai nhưng không cần cha ở loài cá mập, AP đưa tin.
Một loài thằn lằn sinh sản vô tính mới vừa được phát hiện ở Việt Nam. Loài thằn lằn mới này có khả năng sinh sản mà không cần con đực.
Nhân bản vô tính (clones)
Là hiện tương chuyển nhân của một tế bào soma vào một tế bào trứng nhằm kích thích sự phát triển của một phôi, từ đó làm cho phôi phát triển thành một cơ thể mới.
Cơ sở di truyền học của vấn đề này là do mọi tế bào trong cơ thể đều chứa cả một sơ đồ di truyền để tạo thành một cơ thể mới.

Nhân bản vô tính tạo cừu dolli
2.2.9. Sinh sản vô tính ở người
Sinh sản vô tính ở người thể hiện trong giai đoạn phát triển phôi sớm.

Trong trường hợp từ một phôi ban đầu có thể tách ra tành hai, ba phôi, sau đó mỗi phôi phát triển thành các cơ thể độc lập (song sinh cùng trứng).
Một cặp song sinh cùng trứng
Cơ chế sinh đôi cùng trứng và khác trứng
Chương III. Ưu điểm và nhược điểm
của sinh sản vô tính
3.1. Ưu điểm
Cho phép những động vật rất ít hoặc không có khả năng di chuyển sản sinh con cái mà không cần cá thể thứ hai. Sinh sản vô tính cũng có lợi trong trường hợp mật độ cá thể trong quần thể quá thấp.
Bên cạnh đó sinh sản vô tính còn cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
Do sinh sản vô tính cho phép phổ biến nhanh một kiểu gen xác định nên đối với một động vật đã thích nghi trọn vẹn với một môi trường sống ổn định, đây là cách phát triển quần thể tốt nhất
3.2. Nhược điểm
Sinh sản vô tính cũng có những bất lợi rõ nhất là việc hình thành nên những quần thể hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền.
Lúc đó, nếu môi trường thay đổi đột ngột theo hướng không thuận lợi, mọi cá thể của quần thể sẽ cùng chịu tác động này như nhau và toàn bộ quần thể có thể bị tiêu diệt một lúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Hưng, 2002. Sinh học phát triển cá thể động vật, NXB ĐHSP Hà Nội, 1-123.
2. Nguyễn Mộng Hùng,1993. Bài giảng sinh học phát triển. NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Yên, 2000. Sinh học người. NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Nguyễn Như Hiền – Chu Văn Mẫn, 2004 cơ sở sinh học cơ thể người, NXB ĐHQG Hà Nội.
5. Phan Kim Ngọc, Hồ Huỳnh Thuỳ Dương, 2001. Sinh học của sự sinh sản, NXB Giáo Dục.
6. Phillips.W.D, Chilton. T.J, 2000.Sinh học, T1,2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)