Sinh lý sinh hóa cây cao su
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyết |
Ngày 19/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: sinh lý sinh hóa cây cao su thuộc Địa lý 10
Nội dung tài liệu:
NHỮNG MỖI LIÊN HỆ VỀ SINH LÝ, SINH HÓA, CẤU TẠO HÌNH THÁI CỦA CÂY CAO SU TRONG KĨ
THUẬT TRỒNG CÂY CAO SU
I. LỜI NÓI ĐẦU
Cao su ( Hevea brasiliensis L.) là một trong những cây công nghiệp có vai trò khá quan trọng đối với ngành công nghiệp của nước ta cũng như các nước khác thế giới.
Hiện nay cao su đang được mở rộng diện tích và với việc áp dụng khoa học kỹ thuật nên cây cao su cho sản lượng mủ khá cao, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, cao su đang trở thành cây công nghiệp quan trọng của nước ta.
II. NỘI DUNG
Kĩ thuật trồng mới và chăm sóc cao su
Kĩ thuật trồng stum 10:
Chuẩn bị hạt giống: Hạt cao su dễ mất khả năng nảy mầm nên hạt nên xử lí và gieo ngay sau thu lượm. Nếu vận chuyển hạt đi xa cần phải trữ hạt thành những lớp dày không quá 10cm và thời gian lưu trữ không quá 3 ngày kể từ ngày nhặt hạt để tránh tỉ lệ hô hấp và giảm tỉ lệ nảy mầm. Chọn hạt mới rụng có màu sáng bóng, nặng, cứng, phôi nhũ còn tươi.
Vườn ươm: Chọn đất tốt nhiều mùn, tầng đất dày trên 1m, có độ dốc nhẹ và thoát nước tốt, ở trong khu vực lặng gió, dễ vận chuyển đến khu vực trồng mới và thuận lợi cho tưới.
Lô hàng cần phải thiết kế làm sao cho việc quản lí và chăm sóc thuận tiện, đi lại vận chuyển dễ dàng, tưới thoát nước tốt và tiết kiệm đất.
Tưới nước: Tưới nhiều lần và mỗi lần tưới với lượng ít trong giai đoạn đầu do bộ rễ ăn cạn và còn nhỏ, càng về sau nên tưới ít hơn và lượng nước mỗi lần tưới tăng lên (tuỳ thuộc vào từng loại đất và thời tiết).
Bón phân: Sau khi cây xuất hiện một tầng lá thì tiến hành bón phân lần đầu. Mỗi tháng một lần và ngừng bón trước lúc ghép 1 tháng.
Tỉa loại: 2lần
Lần 1: Khi cây đạt 3-4 tầng lá, tỉa bỏ những cây quá xấu không phát triển.
Lần 2: Trước khi ghép 10-15 ngày, tỉa bỏ những cây sinh trưởng kém, không ghép được.
Ghép cây: Tiến hành ghép khi đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt trên 10mm và khi cây có tầng lá trên cùng ổn định.
Kĩ thuật trồng mới cao su:
Chuẩn bị đất: Đất trồng cao su phải có độ dốc dưới 30%, cao trình dưới 700m, không ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trongphạm vi độ sâu 80cm cách mặt đất (do rễ cọc cao su không thể mọc qua tầngđá ong, nước ngầm hay đá mẹ, rễ cũng không có khả năng tái sinh).
Chuẩn bị đất phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới 3 tháng.
Thiết kế lô cao su: Lô trồng phải có tác dụng chống xói mòn, chống gió (gió hạn chế dòng chảy của mủ cao su, gió mạnh làm đổ ngã, đứt rễ…Dẫn đến làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng suất cho mủ). Trồngcác loại cây chống gió nhưng phải đảm bảo ánh sáng cho cây cao su vì caosu là loại cây ưa sáng.
Trồng cao su:
Thời vụ trồng: Chỉ trồng khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ ẩm.
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Trồng tum từ 1/6 đến 15/7; trồng bầu từ 15/5 đến 31/8.
Miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào trồng từ 15/9 đến 31/10.
Bắc Trung Bộ ( Nghệ An, Thanh Hoá) trồng bằng bầu cắt ngọn hoặcbầu có tầng lá vào vụ xuân (tháng 2-3).
Giống: Mỗi lô cao su nên trồng một giống tránh sự cạnh tranh giữa các giống.
Trồng cây:
Trồng tum: Trước khi trồng phải dọn sạch cỏ, rễ cây…xung quanh hố. Đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp đất lại bằng phần đất vừa lấy lên, sau đó dùng đất tơi xốp phủ kín gốc rễ.
Trồng bầu: Trước khi trồng phải dọn sạch cỏ, rễ cây…xung quanh hố. Cắt sát đáy bầu và phần rễ mọc ra khỏi đáy bầu. Đặt bầu thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắtghép ngang với mặt đất.
- Trồng dặm: trong năm thứ nhất và năm thứ2.Năm thứ nhất.
Kĩ thuật chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản
Làm cỏ sơm, làm cỏ theo hàng và trong bán kính từ gốc chừng 0,5m lúc cây còn nhỏ, sau đó tăng dần khoảng cách này lên dần 1,5m.
Để giữ ẩm cho cây trong suốt mùa khô hạn cần tiến hành ủ cỏ, rác khôquanh gốc cao su sau đó phủ lên một lớp đất mổng.
Bón phân:
- Bón phân vô cơ
+ Lượng phân: Lượng phân bón tuỳ thuộc vào hạng đất mật độ trồng và tuổi cây.
+ Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón vào thời điểm có mưa lớn, mưa tập trung.
Bón phân hữu cơ
-Phân hữu cơ được bón vào để tăng lí tính, tăng lượng mùn và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây. Đối với những vườn cao su kiến thiết cơ bản sinh trưởng kém hơn bình thường phải được khảo sát lý tính, hoá tính của đất để có cơ sở đề xuất cụ thể về việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ để đạt hiệu quả cao.
- Cắt chồi thực sinh, chồi ngang để cho chồi ghép phát triển tốt. Cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung. Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên, ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2 m trở lên để giảm đổ gãy.
- Phòng chống cháy
2. Kĩ thuật chăm sóc cao su kinh doanh
Làm cỏ cho vườn cao su kinh doanh
- Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m để tránh làm đứt rễ.
- Phát cỏ thường xuyên giữa hàng cao su, giữ lại thảm cỏ dày từ 10-15cm để chống xói mòn.
- Không được cày giữa hàng cao su.
Bón phân
- Bón phân vô cơ: Nên chia ra 2 lần để bón, trong đó nên bón những năm đầu ít sau đó tăng dần ở những năm cuối của thời kỳ khai thác mủ.
- Bón phân hữu cơ: Phân lân nung chảy và phân hữu cơ vi sinh được dùng bón luân phiên nhau để tăng khả năng hấp thu của bộ rễ.
3. Kỹ thuật khai thác mủ cao su
Tiêu chuẩn vườn cao su cạo mủ
-Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên.
- Lô cao su liến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ. Nếu mở cạo lại trên vỏ tái sinh, độ dày vỏ phải đạt từ 6 mm trở lên
Thiết kế, mở miệng cạo
Thời vụ cạo mủ
Đối với vườn cây khai thác lần đầu thì nên tiến hành vào tháng 3 -4 và tháng 10. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ ( từ Thừa Thiên Huế trở ra) mở miệng cạo vào các tháng 4, 5 và tháng 8.
Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 -4 (cạo úp cả năm), tháng 7 ( cạo úp 7 tháng/ năm), hoặc tháng 9 ( cạo úp 5 tháng/ năm).
Tiêu chuẩn đường cạo
Đường cạo phải có độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng.
Sau khi cạo xong, đối với các giống mau đông mủ ta nhỏ vào chén mủ 3 – 5 giọt amoniac nồng độ 3 – 5 % để hạn chế đông mủ.
Nên cạo mủ khi bắt đầu nhìn thấy đường cạo, mùa mưa nên để cho vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo.
III. KẾT LUẬN
Trong quá trình học về cây cao su và tham khảo nhiều tài liệu nhóm đã nêu lên được một số kỹ thuật trong quy trình sản xuất cây cao su, thông qua những hiểu biết về sinh lý, sinh hóa, cấu tạo hình thái của cây cao su.
(Bài làm có thể còn nhiều thiếu sót mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để giúp cho bài làm được hoàn thiện hơn.)
Nhóm 4 ?: Nguyễn Sỹ Khánh
Văn Đình Khánh
Bùi Thị Lệ
Nguyễn Trung Kiên
Nguyễn Thị Thu Hiền
THUẬT TRỒNG CÂY CAO SU
I. LỜI NÓI ĐẦU
Cao su ( Hevea brasiliensis L.) là một trong những cây công nghiệp có vai trò khá quan trọng đối với ngành công nghiệp của nước ta cũng như các nước khác thế giới.
Hiện nay cao su đang được mở rộng diện tích và với việc áp dụng khoa học kỹ thuật nên cây cao su cho sản lượng mủ khá cao, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, cao su đang trở thành cây công nghiệp quan trọng của nước ta.
II. NỘI DUNG
Kĩ thuật trồng mới và chăm sóc cao su
Kĩ thuật trồng stum 10:
Chuẩn bị hạt giống: Hạt cao su dễ mất khả năng nảy mầm nên hạt nên xử lí và gieo ngay sau thu lượm. Nếu vận chuyển hạt đi xa cần phải trữ hạt thành những lớp dày không quá 10cm và thời gian lưu trữ không quá 3 ngày kể từ ngày nhặt hạt để tránh tỉ lệ hô hấp và giảm tỉ lệ nảy mầm. Chọn hạt mới rụng có màu sáng bóng, nặng, cứng, phôi nhũ còn tươi.
Vườn ươm: Chọn đất tốt nhiều mùn, tầng đất dày trên 1m, có độ dốc nhẹ và thoát nước tốt, ở trong khu vực lặng gió, dễ vận chuyển đến khu vực trồng mới và thuận lợi cho tưới.
Lô hàng cần phải thiết kế làm sao cho việc quản lí và chăm sóc thuận tiện, đi lại vận chuyển dễ dàng, tưới thoát nước tốt và tiết kiệm đất.
Tưới nước: Tưới nhiều lần và mỗi lần tưới với lượng ít trong giai đoạn đầu do bộ rễ ăn cạn và còn nhỏ, càng về sau nên tưới ít hơn và lượng nước mỗi lần tưới tăng lên (tuỳ thuộc vào từng loại đất và thời tiết).
Bón phân: Sau khi cây xuất hiện một tầng lá thì tiến hành bón phân lần đầu. Mỗi tháng một lần và ngừng bón trước lúc ghép 1 tháng.
Tỉa loại: 2lần
Lần 1: Khi cây đạt 3-4 tầng lá, tỉa bỏ những cây quá xấu không phát triển.
Lần 2: Trước khi ghép 10-15 ngày, tỉa bỏ những cây sinh trưởng kém, không ghép được.
Ghép cây: Tiến hành ghép khi đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt trên 10mm và khi cây có tầng lá trên cùng ổn định.
Kĩ thuật trồng mới cao su:
Chuẩn bị đất: Đất trồng cao su phải có độ dốc dưới 30%, cao trình dưới 700m, không ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trongphạm vi độ sâu 80cm cách mặt đất (do rễ cọc cao su không thể mọc qua tầngđá ong, nước ngầm hay đá mẹ, rễ cũng không có khả năng tái sinh).
Chuẩn bị đất phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới 3 tháng.
Thiết kế lô cao su: Lô trồng phải có tác dụng chống xói mòn, chống gió (gió hạn chế dòng chảy của mủ cao su, gió mạnh làm đổ ngã, đứt rễ…Dẫn đến làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng suất cho mủ). Trồngcác loại cây chống gió nhưng phải đảm bảo ánh sáng cho cây cao su vì caosu là loại cây ưa sáng.
Trồng cao su:
Thời vụ trồng: Chỉ trồng khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ ẩm.
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Trồng tum từ 1/6 đến 15/7; trồng bầu từ 15/5 đến 31/8.
Miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào trồng từ 15/9 đến 31/10.
Bắc Trung Bộ ( Nghệ An, Thanh Hoá) trồng bằng bầu cắt ngọn hoặcbầu có tầng lá vào vụ xuân (tháng 2-3).
Giống: Mỗi lô cao su nên trồng một giống tránh sự cạnh tranh giữa các giống.
Trồng cây:
Trồng tum: Trước khi trồng phải dọn sạch cỏ, rễ cây…xung quanh hố. Đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp đất lại bằng phần đất vừa lấy lên, sau đó dùng đất tơi xốp phủ kín gốc rễ.
Trồng bầu: Trước khi trồng phải dọn sạch cỏ, rễ cây…xung quanh hố. Cắt sát đáy bầu và phần rễ mọc ra khỏi đáy bầu. Đặt bầu thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắtghép ngang với mặt đất.
- Trồng dặm: trong năm thứ nhất và năm thứ2.Năm thứ nhất.
Kĩ thuật chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản
Làm cỏ sơm, làm cỏ theo hàng và trong bán kính từ gốc chừng 0,5m lúc cây còn nhỏ, sau đó tăng dần khoảng cách này lên dần 1,5m.
Để giữ ẩm cho cây trong suốt mùa khô hạn cần tiến hành ủ cỏ, rác khôquanh gốc cao su sau đó phủ lên một lớp đất mổng.
Bón phân:
- Bón phân vô cơ
+ Lượng phân: Lượng phân bón tuỳ thuộc vào hạng đất mật độ trồng và tuổi cây.
+ Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón vào thời điểm có mưa lớn, mưa tập trung.
Bón phân hữu cơ
-Phân hữu cơ được bón vào để tăng lí tính, tăng lượng mùn và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây. Đối với những vườn cao su kiến thiết cơ bản sinh trưởng kém hơn bình thường phải được khảo sát lý tính, hoá tính của đất để có cơ sở đề xuất cụ thể về việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ để đạt hiệu quả cao.
- Cắt chồi thực sinh, chồi ngang để cho chồi ghép phát triển tốt. Cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung. Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên, ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2 m trở lên để giảm đổ gãy.
- Phòng chống cháy
2. Kĩ thuật chăm sóc cao su kinh doanh
Làm cỏ cho vườn cao su kinh doanh
- Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m để tránh làm đứt rễ.
- Phát cỏ thường xuyên giữa hàng cao su, giữ lại thảm cỏ dày từ 10-15cm để chống xói mòn.
- Không được cày giữa hàng cao su.
Bón phân
- Bón phân vô cơ: Nên chia ra 2 lần để bón, trong đó nên bón những năm đầu ít sau đó tăng dần ở những năm cuối của thời kỳ khai thác mủ.
- Bón phân hữu cơ: Phân lân nung chảy và phân hữu cơ vi sinh được dùng bón luân phiên nhau để tăng khả năng hấp thu của bộ rễ.
3. Kỹ thuật khai thác mủ cao su
Tiêu chuẩn vườn cao su cạo mủ
-Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên.
- Lô cao su liến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ. Nếu mở cạo lại trên vỏ tái sinh, độ dày vỏ phải đạt từ 6 mm trở lên
Thiết kế, mở miệng cạo
Thời vụ cạo mủ
Đối với vườn cây khai thác lần đầu thì nên tiến hành vào tháng 3 -4 và tháng 10. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ ( từ Thừa Thiên Huế trở ra) mở miệng cạo vào các tháng 4, 5 và tháng 8.
Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 -4 (cạo úp cả năm), tháng 7 ( cạo úp 7 tháng/ năm), hoặc tháng 9 ( cạo úp 5 tháng/ năm).
Tiêu chuẩn đường cạo
Đường cạo phải có độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng.
Sau khi cạo xong, đối với các giống mau đông mủ ta nhỏ vào chén mủ 3 – 5 giọt amoniac nồng độ 3 – 5 % để hạn chế đông mủ.
Nên cạo mủ khi bắt đầu nhìn thấy đường cạo, mùa mưa nên để cho vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo.
III. KẾT LUẬN
Trong quá trình học về cây cao su và tham khảo nhiều tài liệu nhóm đã nêu lên được một số kỹ thuật trong quy trình sản xuất cây cao su, thông qua những hiểu biết về sinh lý, sinh hóa, cấu tạo hình thái của cây cao su.
(Bài làm có thể còn nhiều thiếu sót mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để giúp cho bài làm được hoàn thiện hơn.)
Nhóm 4 ?: Nguyễn Sỹ Khánh
Văn Đình Khánh
Bùi Thị Lệ
Nguyễn Trung Kiên
Nguyễn Thị Thu Hiền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyết
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)