Sinh lý gia súc
Chia sẻ bởi Lê Thanh Gấu |
Ngày 08/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Sinh lý gia súc thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
(Pituitary Gland)
Tuyến não thùy
I. ĐẠI CƯƠNG:
Tuyến này rất cần thiết cho đời sống sinh vật, vì những thí nghiệm ban đầu khi cắt bỏ tuyến não thuỳ thường làm gia súc chết.
Ngày nay, xác định rỏ ràng tuyến não thùy nằm dưới đáy não nên hoạt động của nó quan hệ mật thiết đến hệ thần kinh và tuyến não thùy được xem là một phần của hệ thần kinh. Như thế tuyến não thùy và vùng hạ tầng thị giác được xem như là phần liên hệ giữa thần kinh và tuyến nội tiết trong cơ thể.
II. CẤU TẠO CỦA TUYẾN NÃO THUỲ VÀ NGUỒN GỐC CỦA KÍCH THÍCH TỐ:
Tuyến não thùy còn gọi là tuyến yên. Tuyến não thùy gồm 3 thuỳ: thùy trước, thùy giữa và thùy sau.
Não thùy trước (thùy hạch) được cấu tạo bằng nhiều loại tế bào khác nhau. Các loại tế bào này có khả năng tiết ra các kích thích tố khác nhau bằng những công trình nghiêng cứu bằng kính hiển vi điện tử và phương pháp nhuộm màu. Dựa vào tính ăn màu của nó, người ta chia ra 2 loại tế bào:
1. Não thùy trước (adenohypophysis):
Tế bào ăn phẩm nhuộm: những tế bào hoạt động, chia ra làm hai loại:
Tế bào ăn phẩm acid: tiết ra các kích thích tố STH, LTH.
Tế bào ăn phẩm baz: chia ra 2 loại:
Tế bào α: tiết ra các kích thích tố FSH, LH.
Tế bào β: tiết ra các kích thích tố ACTH, TSH.
Tế bào không ăn phẩm nhuộm: là tế bào không hoạt động được
Não thùy sau (thùy thần kinh) gồm những tế bào của não thùy sau và sợi thần kinh. Những sợi thần kinh này xuất phát từ vùng hạ tầng thị giác và tận cùng ở não thùy sau.
Những kích thích tố của não thùy sau không được tiết ra bởi những tế bào ở tại đây mà từ những tế bào tiết ở vùng hạ tầng thị giác và sau đó được đưa xuống dự trữ ở não thùy sau.
Não thùy sau tiết ra 2 loại kích thích tố: Oxytocin và ADH
2. Não thùy sau (Neurohypophysis):
III. NHỮNG KÍCH TỐ CỦA NÃO THÙY TRƯỚC
1. Kích thích tố tăng trưởng (STH) Somato-tropin hormore
Tác dụng:
Kích thích tố STH kích thích sự tăng trưởng các mô xương mềm.
Kích thích tố STH kích thích sự tăng trưởng của xương già nhưng dĩa sụn ở đầu xương còn phát triển.
Kích thích tố STH có tác dụng kích thích sự tiết sữa (quan trọng).
Kích thích tố STH kích thích sự biến dưỡng protid bằng cách gia tăng sự tổng hợp protein.
Một tác dụng khác khá quan trọng: làm gia tăng thẩm thấu của tế bào đối với acid amin, kết quả là sự kích thích tích lũy acid amin trong tế bào làm gia tăng khối lượng cơ.
SHT còn có tác dụng làm gia tăng hàm lượng đường trong máu: khi tiêm SHT cho các loài gia súc: chó, mèo,...sẽ làm gia súc bi tiểu đường thường xuyên.
SHT kích thích sự biến dưỡng carbohydrat.
Đối với gia súc chưa trưởng thành gia súc non) nếu thiếu kích thích tố SHT sẽ chậm lớn, còi cọc.
Nếu dư thừa quá nhiều kích thích tố SHT sẽ phát triển bất thường thành khổng lồ
2. Giáp trạng hưng phấn tố
(TSH=Thyroid-stimulating hormore)
Tác dụng:
- Kích thích tuyến giáp trạng vào 3 giai đoạn:
+ Kích thích tế bào của tuyến giáp trạng hấp thu iod.
+ Kích thích tế bào của tuyến giáp trạng tổng hợp kích thích tố thyroxin và tiết ra kích thích này.
+ Kích thích sự thủy phân thyroxinthyroxin+protein
- Ở người sự dư thừa TSH làm gia tăng khối lượng mỡ ở nhãn cầu làm mắt lồi ra.
- Ở gia súc bị cắt bỏ tuyến não thùy làm hoạt động tuyến giáp trạng giảm.
Sự điều hòa hoạt động của kích thích tố TSH và tuyến giáp trạng theo một cơ chế hồi phản
Sơ đồ cơ chế hồi phản điều hòa hoạt động giữa TSH và tuyến giáp trạng
3. Kích vỏ thượng thận tố
(ACTH = adreno-orticotropic hormore)
Tác dụng:
ACTH kích thích sự phát triển tế bào vỏ thượng thận.
Kích thích vỏ tế bào thượng thận tiết ra kích thích tố cortisol, corticosteron.
Ứng dụng:
Trong chăn nuôi, kích tố ACTH sử dụng kích thích sự tạo máu và chữa bệnh thiếu máu. Nhưng ứng dụng chưa phát triển
4. Sinh dục hưng phấn tố (Gonado tropin hormore = GH)
a) FSH
(follicle stimulating hormore = kích noãn bào tố)
Tác dụng:
Kích thích làm cho những nang noãn hoàn trên buồng trứng trưởng thành nhưng không gây ra hiện tượng rụng trứng.
Đối với gia súc đực: FSH kích thích việc sinh tinh trùng nhưng với điều kiện phải có sự hỗ trợ của kích thích tố sinh dục đực là Androgen. Đối với gia súc đực, nhiệm vụ chủ yếu của FSH là kích thích sự tổng hợp protein.
b) LH
(luteinizing hormore = kích hoàng thể tố)
Tác dụng:
Đối với gia súc cái, LH kích thích những nang noãn đã trưởng thành trở nên thành thục(chín mùi)
LH kích thích những noãn thành thục tiết ra kích thích tố Estrogen (kích thích tố sinh dục cái)
LH kích thích hiện tượng rụng trứng (ovulation) với điều kiện cơ quan sinh dục này đã được cảm ứng trước vơi kích thích tố FSH
LH kích thích tố sự thành lập hoàn thể (corpus luteum)
Đối với gia súc đực: LH kích thích tố bào sinh dục đực tiết ra kích thích tố Testosteron.
c) LTH
(Luterotopic hormore = prolactin)
Tác dụng:
LTH hoạt động mạnh vào thời kỳ chữa và sau khi đẻ.
LTH kích thích nhũ tuyến (tuyến vú) tiết sữa.
LTH duy trì sự hoạt động của hoàn thể.
LTH kích thích hoàn thể tiết ra kích thích tố Progesteron.
IV. NHỮNG SINH DỤC HƯNG PHẤN TỐ KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC NÃO THÙY
1. PMS (Pregnant mare serum = huyết thanh ngựa chữa)
Tác dụng:
PMS có tác dụng giống FSH
PMS co vài tác dụng giống LH.
Ứng dụng:
Sử dụng PMS để kích thích buồng trứng đối với gia súc có buồng trứng không hoạt động, gia súc chậm sinh sản.
PMS có tác dụng giống LH nên được sử dụng để kích thích rụng trứng để gây hịên tượng động dục ở gia súc cái.
Đối với bò, động dục và rụng trứng sau 5 ngày tiêm PMS.
2. HCG (Human chorionic gonadotropin)
Ứng dụng: HCG có tác dụng giống LH nên để kích thích hiện tượng rụng trứng và động dục ở gia súc cái.
IV. NHỮNG KÍCH THÍCH TỐ CỦA NÃO THÙY SAU
1. ADH ( kháng lợi tiểu = vasopressin)
Tác dụng: (giống oxytocin) thải sữa, co thắt tử cung.
ADH có tác dụng kích thích
Sự gia tăng huyết áp.
ADH có tác dụng làm gia tăng sự tái hấp thu nước vi quản thận một cách chủ động
ADH đóng vai trò quan trọng trong vịec điều hoà cân bằng nước của cơ thể và có tác dụng kháng lợi tiểu.
Điều hoà sự tiết kích thích tố ADH:
Sự đau đớn làm kích thích ADH, rượu thì ngược lại.
Áp suất thẩm thấu của máu điều hòa sự kích thích tố ADH thông qua những trung khu ở vùng hạ tầng thị giác.
Khi cơ thể có sự thoát nước xảy ra (tiêu chảy…) hay chúng ta tiêm vào máu dung dịch ưu trương, bây giờ máu sẽ ưu trương, khi đi ngang qua vùng hạ tầng thị giác, nơi đây nhận biết được kích thích tố ADH sẽ được tiết ra nhiều hơn nhờ thế mà cơ thể hấp thu được một lượng nước.
Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm, máu đi ngang qua vùng hạ tầng thị giác, nơi đây nhận biết được và sẽ ức chế sự kích thích tố ADH; như thế nước sẽ không được hấp thu và trở lại ở vi quản thận nhờ thế mà cơ thể koại thải ra ngoài bớt lượng nước thừa.
2. Oxytocin kích thích tố dục đẻ
Tác dụng:
Kích thích tố Oxytocin có tác dụng rất mạnh đối với hệ cơ trơn. Đối với tử cung của gia súc cái có tác dụng kích thích sự co bóp, đẩy bào thai ra ngoài lúc gia súc đẻ.
Oxytocin kích thích sự co bóp tế bào nhũ mô của nhũ tuyến và kích thích sự tiết sữa.
Oxytocin có tác dụng làm co những mạch máu nhỏ, đặc biệt là những mạch ở tử cung gia súc nên được sử dụng cầm máu.
(Thyroid Gland)
TUYẾN GIÁP TRẠNG
I. CẤU TẠO
Là tuyến duy nhất của cơ thể tích trữ Iod với hàm lượng cao và có thể tổng hợp từ Iod kích thích tố Thyroxin.
Tuyến giáp trạng có ở tất cả các loài động vật có xương sống. Nó có hai thùy nối nhau bằng một eo, thường nằm trên bề mặt khí quản và được bao bọc bởi những mô liên kết và thường bao lấy tuyến phó giáp trạng.
Kích thích tố TSH của não thùy trước có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến giáp trạng. đơn vị cấu tạo nên tuyến giáp trạng là nang giáp trạng.
II. NGUỒN CUNG CẤP IOD
Hàm lượng Iod trong huyết tương rất thấp vì nhu cầu của chất khoáng này đối với cơ thể thấp, nhưng Iod có thể vận chuyển vào tuyến giáp trạng có ái lực rất mạnh đối với Iod.
Iod được xem như là một lọai khoáng vi lượng: đối với gia sức cần loại khoáng này với hàm lượng rất thấp. Ở gia súc thiếu Iod khi đẻ ra gia súc con thường bị chết. đối với heo thường đẻ ra con không có lông.
III. SỰ ĐIỀU HÒA HỌAT ĐỘNG CỦA TUYẾN GIÁP TRẠNG:
Kích thích tố TSH kích thích tế bào của nang giáp trạng gia tăng kích thước, gia tăng số lượng, sự phát triển tế bào này. Kích thích tố TSH kích thích sự gia tăng sự bẩy bắt Iod đối với tế bào của nang giáp trạng. Bên cạnh đó kích thích tố TSH kích thích sự tổng hợp Thyroxin, kích thích sự phóng thích kích thích tố này. Kích thích tố TSH cũng kích thích sự thành lập Thyrolobin cho ra Thyroxin khi cơ thể cần.
Trong trường hợp thiếu iod, họat động của tuyến giáp trạng bị xáo trộn. Thiếu iod sẽ thiếu Thyroxin. Lúc bấy giờ dưới tác dụng kích thích, não thùy trước tiết ra nhiều chất kích thích tố TSH để kích thích tuyến giáp trạng họat động mạnh hơn và tiết ra nhiều kích thích tố hơn để bù lại lúc thiếu kích thích tố.
Ngòai ra dưới tác dụng kích thích tố TSH kích thích tuyến giáp trạng gia tăng khả năng bẩy bắt iod nhưng vì nguồn cung cấp iod bị thiếu nên sự bài trừ này không thể đáp ứng được. Hậu quả, tuyến giáp trạng càng nở to ra: tình trạng bứơu cổ.
IV. TÁC DỤNG CỦA HORMONE THYROXIN:
Thyroxin kích thích gia tăng quá trình biến dưỡng căn bản.
Thyroxin kích thích sự gia tăng quá trình sử dụng carbohydrate.
Thyroxin làm gia tăng sự thóai biến protid.
Thyroxin làm gia tăng sự oxy hóa lipid.
Thyroxin kích thích quá trình họat động của hệ thần kinh trung ương.
Khi thiếu thyroxin thì sự họat động của hệ thần kinh trung ương suy giảm gia súc: kém họat động, chậm chạp, bùn bã. Tế bào thần kinh gia súc non bị thóai hóa.
Khi thừa thyroxin: luôn kích thích hệ thần kinh trung ương làm gia súc mất bình tĩnh, hay nhảy nhót, tim đập nhanh, thân nhiệt cao, thể trạng giảm
Tóm lại, tuyến giáp trạng tham gia quá trình tạo hình cho cơ thể. Nó còn ảnh hưởng đến sự biến thái của lòai lưỡng thê. Nếu không có thể giáp trạng thì sự phát dục ở bào thai ở động vật không xương sống không hình thành. Ngoài ra Thyroxin cũng ảnh hưởng đến sự sinh sản và tiết sữa của gia súc.
V. TÁC DỤNG LÊN SỰ CHO SỮA VÀ SỰ SINH SẢN CỦA THYROPROTEIN:
Tác dụng của Thyroprotein lên sự cho sữa: sự tiết sữa của bò sữa bình thường đạt đỉnh cao ở vài ngày, vài tuần sau khi sinh. Sau đó giảm dần nếu được bổ sung vào khẩu phần thyroprotein hoặc thyroxin làm lượng sữa tăng 15 - 20% so với bò đối chứng.
Tác dụng của thyroprotein đối với sự sinh sản: trong trường hợp cắt bỏ tuyến giáp trạng thì các gia súc cái mất dấu hiệu động dục. Đối với gia súc đực giống sẽ giảm khả năng tính dục.
TUYẾN PHÓ GIÁP TRẠNG
(Parathyroid Gland)
I. CẤU TẠO
Tuyến phó giáp trạng là tuyến nội tiết có thể tích rất nhỏ, hình cầu, màu sậm,nằm trên tuyến giáp trạng.
Ở động vật hữu nhũ có 1 hay 2 đôi
Cấu tạo bởi 2 loại tế bào:
Tế bào kỵ màu( tế bào chính), là nguồn gốc tiết ra kích thích tố.
Tế bào ăn màu.
II. KÍCH TỐ TUYẾN PHÓ GIÁP TRẠNG VÀ TÁC DỤNG
Kích thích tố là parathormone, dễ bị enzym phá hủy
Tác dụng:
Paratirin giúp duy trì nồng độ calci trong máu luôn không đổi
Paratirin giúp điều hòa sự trao đổi Ca, P trong máu như sau:
Đối với thận: gia tăng sự tái hấp thu Ca vi quản thận và đưa vào máu.
Đối với xương: tăng phân giải tế bào,phóng thích muối Ca trong xương.
Ngòai ra còn tác dụng lên đường ruột là kích thích hấp thu canxi ở ruột.
Gồm hai nguyên nhân:
Nguyên nhân chính là do tuyên giáp trạng gia tăng số lượng tế bào và họat động.
Nguyên nhân phụ có thể do ảnh hưởng về thận hoặc chế độ dinh dưỡng.
Tình trạng này làm tuyến phó giáp trạng tiết nhiều kích thích tố sẽ phát huy tác dụng: gia tăng sự phân giải các chất khóang trong xương. Hậu quả làm xương mất Ca, P dễ bị biến dạng, mềm, dễ gãy.
Ưu năng tuyến phó giáp trạng trở nên kinh niên làm cho các chát sạn đóng bên trong thận làm thận bị tổn thương, mất chức năng.
III. ƯU NĂNG TUYẾN PHÓ GIÁP TRẠNG
IV. SỰ ĐIỀU HÒA HỌAT ĐỘNG CỦA TUYẾN PGT
Sự điều hòa họat động của tuyến phó giáp trạng được gây ra bởi phản xạ hồi phản giữa [Ca] trong máu và tuyến phó giáp trạng tiết ra Paratirin. Ngược lại khi nồng độ Ca trong máu cao sẽ hạn chế sự tiết Paratirin
Bảng tóm tắt điều hòa tuyến phó giáp trạng
V. CHẤT THYROCALCITONIN (TCT)
Được tế bào cạnh nang giáp trạng tiết ra.
Tác dụng làm giảm hàm lượng Ca trong máu.
Do sự điều hòa đó, hàm lượng Ca trong máu luôn khong đổi.
TUYẾN THƯỢNG THẬN
(Adrenal gland)
VỎ THƯỢNG THẬN
(Adrenal cortex)
I. CẤU TẠO
Vỏ thượng thận chiếm 2/3 của tuyến thượng thận, chia làm 3 vùng tiết ra các loại kích thích tố khác nhau:
Vùng cầu: Mineralocorticoid
Vùng dậu: Glucocorticoid
+ Cortisol
+ Corticosterol
Vùng lưới: Androcorticoid
II. TÁC DỤNG CỦA KÍCH THÍCH TỐ VỎ THƯỢNG THẬN
Tác dụng lên sự trao đổi Na, K: tác dụng này chủ yếu do kích thích tố Aldosterol. Kích thích sự tái hấp thu Na ở vi quản thận, do đó giúp cơ thể giữ lại hàm lượng Na, kích thích sự loại thải K.
Tác dụng lên sự trao đổi của nước: Do có tác dụng hấp thu Na dẫn đến tác dụng giúp cơ thể hấp thu một hàm lượng nước.
Tác dụng đối với sự trao đổi protid, lipid, glucid:
+ Đối với glucid: kích thích tố mền vỏ thượng thận
+ Đối với protid: có tác dụng làm gia tăng sự thoái biến protid
+ Đối với lipid: có tác dụng gia tăng sự thoái hóa biến lipid
Tác dụng đối với sự đáp ứng các kích thích: như nhiệt độ, sự lạnh, sự trúng độc, sự thương tích, thần kinh căng thẳng khi hoạt động nhiều, sự mệt nhọc. Hiện tượng đó gọi là sự thích ứng toàn thân.
+ Kích thích tố còn làm gia tăng lượng bạch cầu ái toan, lâm ba cầu trong máu.
+ Kích thích còn có tác dụng quá trình thành lập cá thể.
Hệ thần kinh và tuyến não thùy điều hòa sự hoạt động tiết của kích thích tố miền vỏ thượng thận. Nếu ta cắt tuyến não thùy thì miền vỏ thận bị teo lại. Khi ghép thì sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Tuyến não thùy tiết kích thích tố ACTH, kích thích tố này kích thích hoạt động miền vỏ thượng thận.
Khi ngoại cảnh thay đổi hay khi cơ thể bị tác dụng bởi các yếu tố khác thì tuyến não thùy tiết ra nhiều ACTH.
III. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA MIÊN VỎ THƯỢNG THẬN
Quan hệ giữa kích thích tố miền vỏ với miền tủy
Giữa 2 miền tiết ra các loại kích thích tố khác nhau. Nhưng những kích thích tố này có mối quan hệ nhất định với nhau khi cơ thể ở trạng thái đáp ứng các kích thích thì cả 2 miền vỏ và tủy thượng thận đồng thời phát huy tác dụng để tạo điều kiện bảo vệ cơ thể.
Sự liên quan giữa kích thích tố vỏ thượng thận và tủy thượng thận là khi kích thích tố miền tủy tiết ra tác dụng lên hệ thần kinh cao cấp, từ đó kích thích sự tiết ACTH não thùy trước. ACTH kích thích sự hoạt động miền vỏ thượng thận.
(Adrenal medulla)
Tủy Thượng Thận
I. Cấu tạo
Tủy thượng thận có chức năng tương đương hệ thần kinh và bắt nhịp cầu liên lạc giữa hệ thần kinh với tuyến nội tiết khác nhau.
II. TÁC DỤNG CỦA KÍCH THÍCH TỐ TUYẾN THƯỢNG THẬN
1. Nguồn gốc và sự tiết kích thích tố tủy thượng thận.
- Những sợi thần kinh giao cảm tiền hạch tiết ra chất acetylcholin. Chất này đến kích thích miền tủy thượng thận tiết ra 2 kích thích tố là Adrenalin (epinephrin) và Noradrenaline (norepinephrin).
Tác dụng:
- Adrenalin va noradrenalin có tác dụng giống nhau nhưng cũng có vài tác dụng khác nhau.
- Noradrenalin có tác dụng chủ yếu đối với hệ tuần hoàn.
- Adrenalin có tác dụng chủ yếu đối với sự biến dưỡng.
Trong tình trạng cơ thể nguy cấp, cả 2 kích thích tố này đều có tác dụng lên hệ tuần hoàn.
a) Đối với hệ tuần hoàn
Cả 2 kích thích tố này đều có tác dụng kích thích sự hoạt động của tim, làm gia tăng sự co thắt của tim, làm tim đập nhanh, đập mạnh (tức gia tăng số nhịp và biên độ co thắt của tim), làm gia tăng huyết áp.
Adrenalin chỉ kích thích làm gia tăng huyết áp ở kỳ tâm trương. Noradrenalin kích thích huyết áp ở 2 kỳ tâm nhương và tâm thu.
Hai kích thích tố này có tác dụng làm động mạch tim dãn ra, và có tác dụng làm co mạch máu dưới da.
b) Đối với hệ hô hấp
Kích thích tố này kích thích làm gia tăng hoạt động của hệ hô hấp gây thở sâu và thở mạnh.
c) Đối với hệ cơ
Đối với cơ trơn và nội tạng, Adrenalin và Noradrenalin có tác dụng giống nhau nhưng cường độ tác dụng khác nhau và cũng có tác dụng khác nhau. Hai kích thích thích tố này làm cho cơ của lách, giản cơ trơn dạ dày, ruột, tuyến mật, bàng quang. Làm co giãn tử cung của các loài động vật tùy theo tình trạng sinh lý của nó. Có tác dụng co cơ niêm mạc mắt, co cơ dựng lông.
d) Đối với máu
Adrenalin có tác dụng làm giảm lượng bạch cầu ái toan.
e) Đối với hệ thần kinh trung ương
Adrenalin có tác dụng kích hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn 1 cách rõ rệt. Nó còn có tác dụng khích thích tuyến não thùy tiết ra các kích thích tố. Tác dụng của Noradrenlin yếu hơn.
Adrenalin kích thích tuyến não thùy tiết ACTH, TSH để kích thích hoạt động của vỏ thượng thận, tuyến giáp trạng trong tình trạng cơ thể bị xáo trộn.
f) Đối với sự biến dưỡng glucid
Adrenalin, kích thích sự phân giải từ glycogen ở gan cho glucose, acid lactic, làm gia tăng 2 yếu tố này trong máu: tình trạng này Adrenalin mạnh hơn Noradrenalin.
g) Đối với sự biến dưỡng chất Carbohydrate
Adrenalin làm tăng hàm lượng đường trong máu bằng cách:
Phá hủy kho dự trữ glycogen ở gan glucose
Trong quá trình phân giải glycogen cho acid lactic. Acicd này được sử dụng hay đưa trở về gan tổng hợp glucose.
Kích thích tố tủy thượng thận kích thích sự tiết ACTH. ACTH kích thích tiết glucose và kích thích sự tạo thành glucogen
Qua 3 yếu tố trên cho thấy Adrenalin có tác dụng làm tăng hàm lượng đường trong máu.
III. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA TỦY THƯỢNG THẬN
Hoạt động của tủy thượng thận chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm ở hạ tầng thị giác có những trung khu kiểm soát trực tiếp tiết Adrenalin và Noradrenlin. Ngày nay, thấy rằng có những kích thích tố đặc biệt sẽ kích thích làm gia tăng hoạt động tuyến tủy thượng thận và kích thích tủy thượng thận tiết ra kích thích tố như: sự đau đớn, xúc động, khi hàm lượng đường trong máu hạ thấp.
TUYẾN TỦY TẠNG
(PANCREAS)
I. CẤU TẠO
Tuyến tụy tạng có 2 chức năng ngoại nội tiết.
+ Ngoại tiết: tiết ra dịch tụy cho quá trình tiêu hóa ở ruột non (enzymes).
+ Nội tiết: gồm những tế bào tạo thành đảo tụy tạng (đảo Langerhans), đảo này có kích thước rất nhỏ và gồm 2 loại tế bào:
Tế bào a: tiết ra kích thích tố glucagon làm tăng hàm lượng đường huyết
Tế bào β: tiết ra kích thích tố insulin làm giảm hàm lượng đường huyết.
II. TÁC DỤNG CỦA KÍCH THÍCH TỐ INSULIN VÀ SỰ XÁO TRỘN DO THIẾU KÍCH THÍCH TỐ: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Triệu chứng của bệnh tiểu đường:
Sự thiếu insulin gây ra bệnh tiểu đường.
- Khi thiếu kích thích tố insulin làm xáo trộn sự biến dưỡng các dưỡng chất như carbohydrate, protid, lipid. Xáo trộn sự cân bằng giữa các chất khoáng và nước trong cơ thể sẽ ảnh hưởng hoạt động các cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
- Hàm lượng đường trong máu cao, hàm lượng đường trong nước tiểu cao, lợi tiểu. Khi thiếu insulin làm tế bào động vật không thể sử dụng glucose vì phân tử glucose không thể đi qua màng tế bào.
- Giảm việc sử dụng carbohydrate: phần lớn các mô trong cơ thể không thể biến đường glucose ở mức bình thường khi thiếu insulin, tuy nhiên trong trường hợp này đối với hồng cầu và tế bào thần kinh không ảnh hưởng.
- Gia tăng sự thoái biến protid và lipid: trên những gia súc bị bệnh tiểu đường, sự thoái biến mỡ gia tăng vì phải huy động nguồn năng lượng lớn thay thế cho glucose. Với sự gia tăng thoái biến mỡ làm gia tăng các thể Ketone trong máu.
- Sụt cân, ăn nhiều: Do việc triệt cạn các kho dự trữ carbohydrat, protid, lipid làm thể trọng bị sụt giảm nghiêm trọng, ngay cả trong trường hợp gia súc ăn dữ dội, ngon miệng nhưng nó vẫn bị sụt cân vì các năng lượng đã bị thất thoát trong nước tiểu.
- Hôn mê và chết: nhiều yếu tố nhưng cơ thể mất nước, trúng độc toan, ketone huyết là yếu tố quan trọng hơn cả.
Tác dụng của Insulin: làm giảm đường huyết. Tác dụng này thông qua các yếu tố sau:
Insulin kích thích sự thành lập glycogen sự trữ ở gan, cơ.
Kích thích sự oxy hóa glucose.
Kích thích sự chuyển biến từ glucose thành lipid.
III. KÍCH THÍCH TỐ GLUCAGON
Tác dụng:
Kích thích sự phân giải glycogen glucose nên làm gia tăng hàm lượng glucose. Tác dụng qua lại giữa glucogon và insulin sẽ làm điều hòa lượng đường trong máu. Khi hoạt tính của tế bào a bị tăng sẽ tiết ra nhiều kích thích tố glucagon, lúc đó sẽ làm đường huyết tăng.
IV. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢO TỤY TẠNG
Hoạt động của đảo tụy tạng ở mức độ nhất định chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hàm lượng đường trong máu. Khi hàm lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tiết kích thích tố insullin. Ngược lại khi hàm lượng đường trong máu giảm sẽ kích thích sự tiết glucagon.
Ngoài ra hoạt động của đảo tụy tạng còn chịu ảnh hưởng của thần kinh trung ương, thần kinh phế vị có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của đảo tụy tạng.
Tuyến não thùy
I. ĐẠI CƯƠNG:
Tuyến này rất cần thiết cho đời sống sinh vật, vì những thí nghiệm ban đầu khi cắt bỏ tuyến não thuỳ thường làm gia súc chết.
Ngày nay, xác định rỏ ràng tuyến não thùy nằm dưới đáy não nên hoạt động của nó quan hệ mật thiết đến hệ thần kinh và tuyến não thùy được xem là một phần của hệ thần kinh. Như thế tuyến não thùy và vùng hạ tầng thị giác được xem như là phần liên hệ giữa thần kinh và tuyến nội tiết trong cơ thể.
II. CẤU TẠO CỦA TUYẾN NÃO THUỲ VÀ NGUỒN GỐC CỦA KÍCH THÍCH TỐ:
Tuyến não thùy còn gọi là tuyến yên. Tuyến não thùy gồm 3 thuỳ: thùy trước, thùy giữa và thùy sau.
Não thùy trước (thùy hạch) được cấu tạo bằng nhiều loại tế bào khác nhau. Các loại tế bào này có khả năng tiết ra các kích thích tố khác nhau bằng những công trình nghiêng cứu bằng kính hiển vi điện tử và phương pháp nhuộm màu. Dựa vào tính ăn màu của nó, người ta chia ra 2 loại tế bào:
1. Não thùy trước (adenohypophysis):
Tế bào ăn phẩm nhuộm: những tế bào hoạt động, chia ra làm hai loại:
Tế bào ăn phẩm acid: tiết ra các kích thích tố STH, LTH.
Tế bào ăn phẩm baz: chia ra 2 loại:
Tế bào α: tiết ra các kích thích tố FSH, LH.
Tế bào β: tiết ra các kích thích tố ACTH, TSH.
Tế bào không ăn phẩm nhuộm: là tế bào không hoạt động được
Não thùy sau (thùy thần kinh) gồm những tế bào của não thùy sau và sợi thần kinh. Những sợi thần kinh này xuất phát từ vùng hạ tầng thị giác và tận cùng ở não thùy sau.
Những kích thích tố của não thùy sau không được tiết ra bởi những tế bào ở tại đây mà từ những tế bào tiết ở vùng hạ tầng thị giác và sau đó được đưa xuống dự trữ ở não thùy sau.
Não thùy sau tiết ra 2 loại kích thích tố: Oxytocin và ADH
2. Não thùy sau (Neurohypophysis):
III. NHỮNG KÍCH TỐ CỦA NÃO THÙY TRƯỚC
1. Kích thích tố tăng trưởng (STH) Somato-tropin hormore
Tác dụng:
Kích thích tố STH kích thích sự tăng trưởng các mô xương mềm.
Kích thích tố STH kích thích sự tăng trưởng của xương già nhưng dĩa sụn ở đầu xương còn phát triển.
Kích thích tố STH có tác dụng kích thích sự tiết sữa (quan trọng).
Kích thích tố STH kích thích sự biến dưỡng protid bằng cách gia tăng sự tổng hợp protein.
Một tác dụng khác khá quan trọng: làm gia tăng thẩm thấu của tế bào đối với acid amin, kết quả là sự kích thích tích lũy acid amin trong tế bào làm gia tăng khối lượng cơ.
SHT còn có tác dụng làm gia tăng hàm lượng đường trong máu: khi tiêm SHT cho các loài gia súc: chó, mèo,...sẽ làm gia súc bi tiểu đường thường xuyên.
SHT kích thích sự biến dưỡng carbohydrat.
Đối với gia súc chưa trưởng thành gia súc non) nếu thiếu kích thích tố SHT sẽ chậm lớn, còi cọc.
Nếu dư thừa quá nhiều kích thích tố SHT sẽ phát triển bất thường thành khổng lồ
2. Giáp trạng hưng phấn tố
(TSH=Thyroid-stimulating hormore)
Tác dụng:
- Kích thích tuyến giáp trạng vào 3 giai đoạn:
+ Kích thích tế bào của tuyến giáp trạng hấp thu iod.
+ Kích thích tế bào của tuyến giáp trạng tổng hợp kích thích tố thyroxin và tiết ra kích thích này.
+ Kích thích sự thủy phân thyroxinthyroxin+protein
- Ở người sự dư thừa TSH làm gia tăng khối lượng mỡ ở nhãn cầu làm mắt lồi ra.
- Ở gia súc bị cắt bỏ tuyến não thùy làm hoạt động tuyến giáp trạng giảm.
Sự điều hòa hoạt động của kích thích tố TSH và tuyến giáp trạng theo một cơ chế hồi phản
Sơ đồ cơ chế hồi phản điều hòa hoạt động giữa TSH và tuyến giáp trạng
3. Kích vỏ thượng thận tố
(ACTH = adreno-orticotropic hormore)
Tác dụng:
ACTH kích thích sự phát triển tế bào vỏ thượng thận.
Kích thích vỏ tế bào thượng thận tiết ra kích thích tố cortisol, corticosteron.
Ứng dụng:
Trong chăn nuôi, kích tố ACTH sử dụng kích thích sự tạo máu và chữa bệnh thiếu máu. Nhưng ứng dụng chưa phát triển
4. Sinh dục hưng phấn tố (Gonado tropin hormore = GH)
a) FSH
(follicle stimulating hormore = kích noãn bào tố)
Tác dụng:
Kích thích làm cho những nang noãn hoàn trên buồng trứng trưởng thành nhưng không gây ra hiện tượng rụng trứng.
Đối với gia súc đực: FSH kích thích việc sinh tinh trùng nhưng với điều kiện phải có sự hỗ trợ của kích thích tố sinh dục đực là Androgen. Đối với gia súc đực, nhiệm vụ chủ yếu của FSH là kích thích sự tổng hợp protein.
b) LH
(luteinizing hormore = kích hoàng thể tố)
Tác dụng:
Đối với gia súc cái, LH kích thích những nang noãn đã trưởng thành trở nên thành thục(chín mùi)
LH kích thích những noãn thành thục tiết ra kích thích tố Estrogen (kích thích tố sinh dục cái)
LH kích thích hiện tượng rụng trứng (ovulation) với điều kiện cơ quan sinh dục này đã được cảm ứng trước vơi kích thích tố FSH
LH kích thích tố sự thành lập hoàn thể (corpus luteum)
Đối với gia súc đực: LH kích thích tố bào sinh dục đực tiết ra kích thích tố Testosteron.
c) LTH
(Luterotopic hormore = prolactin)
Tác dụng:
LTH hoạt động mạnh vào thời kỳ chữa và sau khi đẻ.
LTH kích thích nhũ tuyến (tuyến vú) tiết sữa.
LTH duy trì sự hoạt động của hoàn thể.
LTH kích thích hoàn thể tiết ra kích thích tố Progesteron.
IV. NHỮNG SINH DỤC HƯNG PHẤN TỐ KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC NÃO THÙY
1. PMS (Pregnant mare serum = huyết thanh ngựa chữa)
Tác dụng:
PMS có tác dụng giống FSH
PMS co vài tác dụng giống LH.
Ứng dụng:
Sử dụng PMS để kích thích buồng trứng đối với gia súc có buồng trứng không hoạt động, gia súc chậm sinh sản.
PMS có tác dụng giống LH nên được sử dụng để kích thích rụng trứng để gây hịên tượng động dục ở gia súc cái.
Đối với bò, động dục và rụng trứng sau 5 ngày tiêm PMS.
2. HCG (Human chorionic gonadotropin)
Ứng dụng: HCG có tác dụng giống LH nên để kích thích hiện tượng rụng trứng và động dục ở gia súc cái.
IV. NHỮNG KÍCH THÍCH TỐ CỦA NÃO THÙY SAU
1. ADH ( kháng lợi tiểu = vasopressin)
Tác dụng: (giống oxytocin) thải sữa, co thắt tử cung.
ADH có tác dụng kích thích
Sự gia tăng huyết áp.
ADH có tác dụng làm gia tăng sự tái hấp thu nước vi quản thận một cách chủ động
ADH đóng vai trò quan trọng trong vịec điều hoà cân bằng nước của cơ thể và có tác dụng kháng lợi tiểu.
Điều hoà sự tiết kích thích tố ADH:
Sự đau đớn làm kích thích ADH, rượu thì ngược lại.
Áp suất thẩm thấu của máu điều hòa sự kích thích tố ADH thông qua những trung khu ở vùng hạ tầng thị giác.
Khi cơ thể có sự thoát nước xảy ra (tiêu chảy…) hay chúng ta tiêm vào máu dung dịch ưu trương, bây giờ máu sẽ ưu trương, khi đi ngang qua vùng hạ tầng thị giác, nơi đây nhận biết được kích thích tố ADH sẽ được tiết ra nhiều hơn nhờ thế mà cơ thể hấp thu được một lượng nước.
Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm, máu đi ngang qua vùng hạ tầng thị giác, nơi đây nhận biết được và sẽ ức chế sự kích thích tố ADH; như thế nước sẽ không được hấp thu và trở lại ở vi quản thận nhờ thế mà cơ thể koại thải ra ngoài bớt lượng nước thừa.
2. Oxytocin kích thích tố dục đẻ
Tác dụng:
Kích thích tố Oxytocin có tác dụng rất mạnh đối với hệ cơ trơn. Đối với tử cung của gia súc cái có tác dụng kích thích sự co bóp, đẩy bào thai ra ngoài lúc gia súc đẻ.
Oxytocin kích thích sự co bóp tế bào nhũ mô của nhũ tuyến và kích thích sự tiết sữa.
Oxytocin có tác dụng làm co những mạch máu nhỏ, đặc biệt là những mạch ở tử cung gia súc nên được sử dụng cầm máu.
(Thyroid Gland)
TUYẾN GIÁP TRẠNG
I. CẤU TẠO
Là tuyến duy nhất của cơ thể tích trữ Iod với hàm lượng cao và có thể tổng hợp từ Iod kích thích tố Thyroxin.
Tuyến giáp trạng có ở tất cả các loài động vật có xương sống. Nó có hai thùy nối nhau bằng một eo, thường nằm trên bề mặt khí quản và được bao bọc bởi những mô liên kết và thường bao lấy tuyến phó giáp trạng.
Kích thích tố TSH của não thùy trước có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến giáp trạng. đơn vị cấu tạo nên tuyến giáp trạng là nang giáp trạng.
II. NGUỒN CUNG CẤP IOD
Hàm lượng Iod trong huyết tương rất thấp vì nhu cầu của chất khoáng này đối với cơ thể thấp, nhưng Iod có thể vận chuyển vào tuyến giáp trạng có ái lực rất mạnh đối với Iod.
Iod được xem như là một lọai khoáng vi lượng: đối với gia sức cần loại khoáng này với hàm lượng rất thấp. Ở gia súc thiếu Iod khi đẻ ra gia súc con thường bị chết. đối với heo thường đẻ ra con không có lông.
III. SỰ ĐIỀU HÒA HỌAT ĐỘNG CỦA TUYẾN GIÁP TRẠNG:
Kích thích tố TSH kích thích tế bào của nang giáp trạng gia tăng kích thước, gia tăng số lượng, sự phát triển tế bào này. Kích thích tố TSH kích thích sự gia tăng sự bẩy bắt Iod đối với tế bào của nang giáp trạng. Bên cạnh đó kích thích tố TSH kích thích sự tổng hợp Thyroxin, kích thích sự phóng thích kích thích tố này. Kích thích tố TSH cũng kích thích sự thành lập Thyrolobin cho ra Thyroxin khi cơ thể cần.
Trong trường hợp thiếu iod, họat động của tuyến giáp trạng bị xáo trộn. Thiếu iod sẽ thiếu Thyroxin. Lúc bấy giờ dưới tác dụng kích thích, não thùy trước tiết ra nhiều chất kích thích tố TSH để kích thích tuyến giáp trạng họat động mạnh hơn và tiết ra nhiều kích thích tố hơn để bù lại lúc thiếu kích thích tố.
Ngòai ra dưới tác dụng kích thích tố TSH kích thích tuyến giáp trạng gia tăng khả năng bẩy bắt iod nhưng vì nguồn cung cấp iod bị thiếu nên sự bài trừ này không thể đáp ứng được. Hậu quả, tuyến giáp trạng càng nở to ra: tình trạng bứơu cổ.
IV. TÁC DỤNG CỦA HORMONE THYROXIN:
Thyroxin kích thích gia tăng quá trình biến dưỡng căn bản.
Thyroxin kích thích sự gia tăng quá trình sử dụng carbohydrate.
Thyroxin làm gia tăng sự thóai biến protid.
Thyroxin làm gia tăng sự oxy hóa lipid.
Thyroxin kích thích quá trình họat động của hệ thần kinh trung ương.
Khi thiếu thyroxin thì sự họat động của hệ thần kinh trung ương suy giảm gia súc: kém họat động, chậm chạp, bùn bã. Tế bào thần kinh gia súc non bị thóai hóa.
Khi thừa thyroxin: luôn kích thích hệ thần kinh trung ương làm gia súc mất bình tĩnh, hay nhảy nhót, tim đập nhanh, thân nhiệt cao, thể trạng giảm
Tóm lại, tuyến giáp trạng tham gia quá trình tạo hình cho cơ thể. Nó còn ảnh hưởng đến sự biến thái của lòai lưỡng thê. Nếu không có thể giáp trạng thì sự phát dục ở bào thai ở động vật không xương sống không hình thành. Ngoài ra Thyroxin cũng ảnh hưởng đến sự sinh sản và tiết sữa của gia súc.
V. TÁC DỤNG LÊN SỰ CHO SỮA VÀ SỰ SINH SẢN CỦA THYROPROTEIN:
Tác dụng của Thyroprotein lên sự cho sữa: sự tiết sữa của bò sữa bình thường đạt đỉnh cao ở vài ngày, vài tuần sau khi sinh. Sau đó giảm dần nếu được bổ sung vào khẩu phần thyroprotein hoặc thyroxin làm lượng sữa tăng 15 - 20% so với bò đối chứng.
Tác dụng của thyroprotein đối với sự sinh sản: trong trường hợp cắt bỏ tuyến giáp trạng thì các gia súc cái mất dấu hiệu động dục. Đối với gia súc đực giống sẽ giảm khả năng tính dục.
TUYẾN PHÓ GIÁP TRẠNG
(Parathyroid Gland)
I. CẤU TẠO
Tuyến phó giáp trạng là tuyến nội tiết có thể tích rất nhỏ, hình cầu, màu sậm,nằm trên tuyến giáp trạng.
Ở động vật hữu nhũ có 1 hay 2 đôi
Cấu tạo bởi 2 loại tế bào:
Tế bào kỵ màu( tế bào chính), là nguồn gốc tiết ra kích thích tố.
Tế bào ăn màu.
II. KÍCH TỐ TUYẾN PHÓ GIÁP TRẠNG VÀ TÁC DỤNG
Kích thích tố là parathormone, dễ bị enzym phá hủy
Tác dụng:
Paratirin giúp duy trì nồng độ calci trong máu luôn không đổi
Paratirin giúp điều hòa sự trao đổi Ca, P trong máu như sau:
Đối với thận: gia tăng sự tái hấp thu Ca vi quản thận và đưa vào máu.
Đối với xương: tăng phân giải tế bào,phóng thích muối Ca trong xương.
Ngòai ra còn tác dụng lên đường ruột là kích thích hấp thu canxi ở ruột.
Gồm hai nguyên nhân:
Nguyên nhân chính là do tuyên giáp trạng gia tăng số lượng tế bào và họat động.
Nguyên nhân phụ có thể do ảnh hưởng về thận hoặc chế độ dinh dưỡng.
Tình trạng này làm tuyến phó giáp trạng tiết nhiều kích thích tố sẽ phát huy tác dụng: gia tăng sự phân giải các chất khóang trong xương. Hậu quả làm xương mất Ca, P dễ bị biến dạng, mềm, dễ gãy.
Ưu năng tuyến phó giáp trạng trở nên kinh niên làm cho các chát sạn đóng bên trong thận làm thận bị tổn thương, mất chức năng.
III. ƯU NĂNG TUYẾN PHÓ GIÁP TRẠNG
IV. SỰ ĐIỀU HÒA HỌAT ĐỘNG CỦA TUYẾN PGT
Sự điều hòa họat động của tuyến phó giáp trạng được gây ra bởi phản xạ hồi phản giữa [Ca] trong máu và tuyến phó giáp trạng tiết ra Paratirin. Ngược lại khi nồng độ Ca trong máu cao sẽ hạn chế sự tiết Paratirin
Bảng tóm tắt điều hòa tuyến phó giáp trạng
V. CHẤT THYROCALCITONIN (TCT)
Được tế bào cạnh nang giáp trạng tiết ra.
Tác dụng làm giảm hàm lượng Ca trong máu.
Do sự điều hòa đó, hàm lượng Ca trong máu luôn khong đổi.
TUYẾN THƯỢNG THẬN
(Adrenal gland)
VỎ THƯỢNG THẬN
(Adrenal cortex)
I. CẤU TẠO
Vỏ thượng thận chiếm 2/3 của tuyến thượng thận, chia làm 3 vùng tiết ra các loại kích thích tố khác nhau:
Vùng cầu: Mineralocorticoid
Vùng dậu: Glucocorticoid
+ Cortisol
+ Corticosterol
Vùng lưới: Androcorticoid
II. TÁC DỤNG CỦA KÍCH THÍCH TỐ VỎ THƯỢNG THẬN
Tác dụng lên sự trao đổi Na, K: tác dụng này chủ yếu do kích thích tố Aldosterol. Kích thích sự tái hấp thu Na ở vi quản thận, do đó giúp cơ thể giữ lại hàm lượng Na, kích thích sự loại thải K.
Tác dụng lên sự trao đổi của nước: Do có tác dụng hấp thu Na dẫn đến tác dụng giúp cơ thể hấp thu một hàm lượng nước.
Tác dụng đối với sự trao đổi protid, lipid, glucid:
+ Đối với glucid: kích thích tố mền vỏ thượng thận
+ Đối với protid: có tác dụng làm gia tăng sự thoái biến protid
+ Đối với lipid: có tác dụng gia tăng sự thoái hóa biến lipid
Tác dụng đối với sự đáp ứng các kích thích: như nhiệt độ, sự lạnh, sự trúng độc, sự thương tích, thần kinh căng thẳng khi hoạt động nhiều, sự mệt nhọc. Hiện tượng đó gọi là sự thích ứng toàn thân.
+ Kích thích tố còn làm gia tăng lượng bạch cầu ái toan, lâm ba cầu trong máu.
+ Kích thích còn có tác dụng quá trình thành lập cá thể.
Hệ thần kinh và tuyến não thùy điều hòa sự hoạt động tiết của kích thích tố miền vỏ thượng thận. Nếu ta cắt tuyến não thùy thì miền vỏ thận bị teo lại. Khi ghép thì sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Tuyến não thùy tiết kích thích tố ACTH, kích thích tố này kích thích hoạt động miền vỏ thượng thận.
Khi ngoại cảnh thay đổi hay khi cơ thể bị tác dụng bởi các yếu tố khác thì tuyến não thùy tiết ra nhiều ACTH.
III. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA MIÊN VỎ THƯỢNG THẬN
Quan hệ giữa kích thích tố miền vỏ với miền tủy
Giữa 2 miền tiết ra các loại kích thích tố khác nhau. Nhưng những kích thích tố này có mối quan hệ nhất định với nhau khi cơ thể ở trạng thái đáp ứng các kích thích thì cả 2 miền vỏ và tủy thượng thận đồng thời phát huy tác dụng để tạo điều kiện bảo vệ cơ thể.
Sự liên quan giữa kích thích tố vỏ thượng thận và tủy thượng thận là khi kích thích tố miền tủy tiết ra tác dụng lên hệ thần kinh cao cấp, từ đó kích thích sự tiết ACTH não thùy trước. ACTH kích thích sự hoạt động miền vỏ thượng thận.
(Adrenal medulla)
Tủy Thượng Thận
I. Cấu tạo
Tủy thượng thận có chức năng tương đương hệ thần kinh và bắt nhịp cầu liên lạc giữa hệ thần kinh với tuyến nội tiết khác nhau.
II. TÁC DỤNG CỦA KÍCH THÍCH TỐ TUYẾN THƯỢNG THẬN
1. Nguồn gốc và sự tiết kích thích tố tủy thượng thận.
- Những sợi thần kinh giao cảm tiền hạch tiết ra chất acetylcholin. Chất này đến kích thích miền tủy thượng thận tiết ra 2 kích thích tố là Adrenalin (epinephrin) và Noradrenaline (norepinephrin).
Tác dụng:
- Adrenalin va noradrenalin có tác dụng giống nhau nhưng cũng có vài tác dụng khác nhau.
- Noradrenalin có tác dụng chủ yếu đối với hệ tuần hoàn.
- Adrenalin có tác dụng chủ yếu đối với sự biến dưỡng.
Trong tình trạng cơ thể nguy cấp, cả 2 kích thích tố này đều có tác dụng lên hệ tuần hoàn.
a) Đối với hệ tuần hoàn
Cả 2 kích thích tố này đều có tác dụng kích thích sự hoạt động của tim, làm gia tăng sự co thắt của tim, làm tim đập nhanh, đập mạnh (tức gia tăng số nhịp và biên độ co thắt của tim), làm gia tăng huyết áp.
Adrenalin chỉ kích thích làm gia tăng huyết áp ở kỳ tâm trương. Noradrenalin kích thích huyết áp ở 2 kỳ tâm nhương và tâm thu.
Hai kích thích tố này có tác dụng làm động mạch tim dãn ra, và có tác dụng làm co mạch máu dưới da.
b) Đối với hệ hô hấp
Kích thích tố này kích thích làm gia tăng hoạt động của hệ hô hấp gây thở sâu và thở mạnh.
c) Đối với hệ cơ
Đối với cơ trơn và nội tạng, Adrenalin và Noradrenalin có tác dụng giống nhau nhưng cường độ tác dụng khác nhau và cũng có tác dụng khác nhau. Hai kích thích thích tố này làm cho cơ của lách, giản cơ trơn dạ dày, ruột, tuyến mật, bàng quang. Làm co giãn tử cung của các loài động vật tùy theo tình trạng sinh lý của nó. Có tác dụng co cơ niêm mạc mắt, co cơ dựng lông.
d) Đối với máu
Adrenalin có tác dụng làm giảm lượng bạch cầu ái toan.
e) Đối với hệ thần kinh trung ương
Adrenalin có tác dụng kích hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn 1 cách rõ rệt. Nó còn có tác dụng khích thích tuyến não thùy tiết ra các kích thích tố. Tác dụng của Noradrenlin yếu hơn.
Adrenalin kích thích tuyến não thùy tiết ACTH, TSH để kích thích hoạt động của vỏ thượng thận, tuyến giáp trạng trong tình trạng cơ thể bị xáo trộn.
f) Đối với sự biến dưỡng glucid
Adrenalin, kích thích sự phân giải từ glycogen ở gan cho glucose, acid lactic, làm gia tăng 2 yếu tố này trong máu: tình trạng này Adrenalin mạnh hơn Noradrenalin.
g) Đối với sự biến dưỡng chất Carbohydrate
Adrenalin làm tăng hàm lượng đường trong máu bằng cách:
Phá hủy kho dự trữ glycogen ở gan glucose
Trong quá trình phân giải glycogen cho acid lactic. Acicd này được sử dụng hay đưa trở về gan tổng hợp glucose.
Kích thích tố tủy thượng thận kích thích sự tiết ACTH. ACTH kích thích tiết glucose và kích thích sự tạo thành glucogen
Qua 3 yếu tố trên cho thấy Adrenalin có tác dụng làm tăng hàm lượng đường trong máu.
III. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA TỦY THƯỢNG THẬN
Hoạt động của tủy thượng thận chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm ở hạ tầng thị giác có những trung khu kiểm soát trực tiếp tiết Adrenalin và Noradrenlin. Ngày nay, thấy rằng có những kích thích tố đặc biệt sẽ kích thích làm gia tăng hoạt động tuyến tủy thượng thận và kích thích tủy thượng thận tiết ra kích thích tố như: sự đau đớn, xúc động, khi hàm lượng đường trong máu hạ thấp.
TUYẾN TỦY TẠNG
(PANCREAS)
I. CẤU TẠO
Tuyến tụy tạng có 2 chức năng ngoại nội tiết.
+ Ngoại tiết: tiết ra dịch tụy cho quá trình tiêu hóa ở ruột non (enzymes).
+ Nội tiết: gồm những tế bào tạo thành đảo tụy tạng (đảo Langerhans), đảo này có kích thước rất nhỏ và gồm 2 loại tế bào:
Tế bào a: tiết ra kích thích tố glucagon làm tăng hàm lượng đường huyết
Tế bào β: tiết ra kích thích tố insulin làm giảm hàm lượng đường huyết.
II. TÁC DỤNG CỦA KÍCH THÍCH TỐ INSULIN VÀ SỰ XÁO TRỘN DO THIẾU KÍCH THÍCH TỐ: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Triệu chứng của bệnh tiểu đường:
Sự thiếu insulin gây ra bệnh tiểu đường.
- Khi thiếu kích thích tố insulin làm xáo trộn sự biến dưỡng các dưỡng chất như carbohydrate, protid, lipid. Xáo trộn sự cân bằng giữa các chất khoáng và nước trong cơ thể sẽ ảnh hưởng hoạt động các cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
- Hàm lượng đường trong máu cao, hàm lượng đường trong nước tiểu cao, lợi tiểu. Khi thiếu insulin làm tế bào động vật không thể sử dụng glucose vì phân tử glucose không thể đi qua màng tế bào.
- Giảm việc sử dụng carbohydrate: phần lớn các mô trong cơ thể không thể biến đường glucose ở mức bình thường khi thiếu insulin, tuy nhiên trong trường hợp này đối với hồng cầu và tế bào thần kinh không ảnh hưởng.
- Gia tăng sự thoái biến protid và lipid: trên những gia súc bị bệnh tiểu đường, sự thoái biến mỡ gia tăng vì phải huy động nguồn năng lượng lớn thay thế cho glucose. Với sự gia tăng thoái biến mỡ làm gia tăng các thể Ketone trong máu.
- Sụt cân, ăn nhiều: Do việc triệt cạn các kho dự trữ carbohydrat, protid, lipid làm thể trọng bị sụt giảm nghiêm trọng, ngay cả trong trường hợp gia súc ăn dữ dội, ngon miệng nhưng nó vẫn bị sụt cân vì các năng lượng đã bị thất thoát trong nước tiểu.
- Hôn mê và chết: nhiều yếu tố nhưng cơ thể mất nước, trúng độc toan, ketone huyết là yếu tố quan trọng hơn cả.
Tác dụng của Insulin: làm giảm đường huyết. Tác dụng này thông qua các yếu tố sau:
Insulin kích thích sự thành lập glycogen sự trữ ở gan, cơ.
Kích thích sự oxy hóa glucose.
Kích thích sự chuyển biến từ glucose thành lipid.
III. KÍCH THÍCH TỐ GLUCAGON
Tác dụng:
Kích thích sự phân giải glycogen glucose nên làm gia tăng hàm lượng glucose. Tác dụng qua lại giữa glucogon và insulin sẽ làm điều hòa lượng đường trong máu. Khi hoạt tính của tế bào a bị tăng sẽ tiết ra nhiều kích thích tố glucagon, lúc đó sẽ làm đường huyết tăng.
IV. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢO TỤY TẠNG
Hoạt động của đảo tụy tạng ở mức độ nhất định chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hàm lượng đường trong máu. Khi hàm lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tiết kích thích tố insullin. Ngược lại khi hàm lượng đường trong máu giảm sẽ kích thích sự tiết glucagon.
Ngoài ra hoạt động của đảo tụy tạng còn chịu ảnh hưởng của thần kinh trung ương, thần kinh phế vị có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của đảo tụy tạng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Gấu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)