Sinh lý gia súc

Chia sẻ bởi Lê Thanh Gấu | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Sinh lý gia súc thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG





Nhóm thực hiện:
Phạm Ngọc Thảo
Nguyễn Trần Huyền Trân
Võ Duy Nhật Minh
Hồ Tiến Nhẫn
Hồ Công Kháng
Phạm Thanh Hiếu
SINH LÝ SINH SẢN Ở THỎ
GIỚI THIỆU
Thỏ là một trong những loài dễ nuôi, chóng lớn, sinh sản rất nhanh và khỏe.
Thỏ sinh sản không kém gì chuột, mỗi lứa thỏ đẻ rất nhiều con và thỏ đẻ nhiều lứa trong một năm.
Nhờ đặc điểm sinh sản đó mà thỏ đã được nhiều hộ gia đình chọn nuôi.
I. SINH LÍ SINH SẢN Ở THỎ ĐỰC
Cơ quan sinh dục thỏ đực có các phần chính như các loài gia súc khác như tinh hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục và dương vật.
Tuy nhiên thỏ có vài điểm đặc biệt sau: thỏ có thể co rút tinh hoàn khi sợ hãi hay xung đột với các con đực khác và tinh hoàn hiện diện rõ khi thỏ được 2 tháng tuổi.
I. Sinh lí sinh sản ở thỏ đực
Cơ quan sinh dục thỏ đực.
Dương vật
Ống dẫn tinh
Dịch hoàn
1.Quá trình sinh tinh và thành thục
Tinh hoàn chính là nơi sản xuất tinh trùng, gồm hai thành phần:
Mô sinh tinh bao gồm hai loại tế bào là tế bào sinh tinh và tế bào phụ.
Mô kẽ chứa tế bào Leydig phân tiết hormones sinh dục đực Androgen, chất hoạt tính là Testosteron điều hòa quá trình sinh tinh.Ngoài ra tế bào Leydig có chức năng nhận biết LH đặc hiệu, có vai trò xúc tác Cholesterol thành Testosteron.
2. Sự kiểm soát quá trình sinh tinh.
Sự sản xuất hormone sinh dục đực và tinh trùng được điều hòa bởi hệ thống hồi phản. GnRH được tiết 4-12 nhịp/ngày. Hàm lượng LH đạt đỉnh sau 10 phút đỉnh của GnRH và giảm về lượng sau 60-90 phút.
Khi có tác dụng LH tế bào Leydig tiết Testosteron nên lượng Testosterone cũng theo nhịp. GnRH cũng kích thích tuyến não thùy tiết FSH nhưng nồng độ FSH không biến động như LH vì phân tiết FSH còn được kiểm soát bởi Inhibin và Estrogen từ tế bào Sertoli.
Sơ đồ kiểm soát quá trình sinh tinh.

3. Tuổi thành thục sinh dục ở thỏ đực.
Tuyến sinh dục ở thỏ đực phát triển nhanh bắt đầu từ 5 tuần tuổi, tuy nhiên sự sản xuất tinh trùng ở thỏ bắt đầu từ 40-50 ngày tuổi.
Ống dẫn tinh sẽ hoạt động 80 ngày tuổi. Tinh trùng được phóng ra hiện diện lần đầu khoảng 110 ngày.
Sự bộc lộ những tập tính phối giống của thỏ vào khoảng 60-70 ngày tuổi. Thời gian có thể cho thỏ đực phối lần đầu tiên từ 135-140 ngày tuổi.
Lượng tinh dịch của thỏ từ 0.3-0.6ml trong một lần phóng tinh, mật độ khoảng 150-500x108 tinh trùng/ml. Nếu sử dụng thỏ đực phối cái 2 lần/ngày thì mật độ tinh trùng giảm đi một nửa. Tuy nhiên trong thực tế thỏ đực có thể phối 2 lần/ngày hoặc 3-4 lần trong tuần mật độ tinh trùng đủ để thụ thai.
4. Sự giao phối.
Giao phối là một chuỗi phản xạ phức tạp bao gồm phản xạ hưng phấn, phản xạ cương, phản xạ phóng tinh với sự tham gia của thỏ cái để đưa tinh trùng vào đường sinh dục cái gặp trứng.
Giao phối là chuỗi phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh.
Thỏ đực chỉ có khả năng giao phối khi khoảng 135-140 ngày tuổi.
Thỏ chuẩn bị giao phối.
II. SINH LÍ SINH SẢN Ở THỎ CÁI
Cơ quan sinh sản của thỏ cái.
1. Sự thành thục sinh sản
Sự thành thục ở thỏ cái là giai đoạn mà cơ quan sinh dục hay buồng trứng bắt đầu hoạt động. Thỏ cái bắt đầu động dục và chịu phối từ 4-5 tháng tuổi trở lên. Nếu cho phối sớm thì đàn con sẽ yếu, kém phát triển, và đời giống của thỏ mẹ sẽ ngắn hơn, vì lúc này cơ thể thỏ chưa hoàn chỉnh.
Trong giai đoạn thành thục buồng trứng bắt đầu hoạt động mạnh, các nang noãn bắt đầu phát triển và thành thục sẽ có hiện tượng rụng trứng và thành lập hoàng thể.
2. Sự rụng trứng và thành lập hoàng thể
Ở thỏ đã trưởng thành sinh dục, những nang noãn trên buồng trứng phát triển dưới tác dụng của kích thích tố FSH.
Dưới tác dụng của kích thích tố LH kích thích nang noãn thành thục. Đến khi vỡ ra sẽ phóng thích một lượng kích thích tố Estrogen.
Kích thích tố này sẽ được hấp thu vào máu. Noãn sau khi được phóng thích sẽ rơi vào vòi Fallope và di chuyển xuống ống dẫn trứng chờ thụ tinh với tinh trùng.
Noãn xào và sự phát triển của noãn.
Ở thỏ hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra sau khi giao phối.
Sau khi rụng trứng xảy ra, dưới tác dụng của kích thích tố LH, tại vị trí trứng rụng sẽ hình thành nên hoàng thể.
Hoàng thể sẽ tiết ra Progesteron gây ức chế LH và FSH, duy trì sự mang thai ở thỏ mẹ và làm cho nó không động dục trong thời gian mang thai.
Và nếu như trứng không được thụ tinh thì dần dần hoàng thể sẽ thoái biến.
3. Chu kỳ động dục và thời gian động dục ở thỏ cái.
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian giữa lần động dục thứ nhất và lần động dục thứ hai kế tiếp nhau. Chu kỳ này ở thỏ từ 10-16 ngày. Trong chu kỳ này có thời gian động dục, Thời gian động dục của thỏ từ 3-5 ngày.
Biểu hiện của thỏ khi động dục:
Là thỏ kém ăn hoặc có khi lại phàm ăn hơn bình thường, thỏ hay chạy nhảy trong lồng, nhưng lại có khi trầm tĩnh nằm yên một góc chuồng.
Để phát hiện động dục bằng mắt thường thì rất khó, chủ yếu kiểm tra niêm mạc âm hộ của chúng, bình thường niêm mạc âm hộ có màu hồng nhạt, nếu động dục thì chuyển sang màu đỏ tươi, xưng tấy lên, khi chuyển sang màu đỏ thẫm là hết thời kỳ động dục, thỏ không chịu đực nữa.
4. Các trường hợp bất thường.

Động dục giả: Có biểu hiện động dục nhưng trứng không rụng do LH duy trì ở mức thấp, không đủ để tạo ra sóng rụng trứng, để khắc phục tình trạng người ta thường tiêm HCG, có vai trò tương tự như là LH.
Động dục ngầm: Biểu hiện động dục không rõ, trứng vẫn rụng nhưng do hàm lượng FSH duy trì ở mức bình thường không đủ để kích thích Estrogen mãnh liệt khi động dục.
III. SỰ MANG THAI VÀ ĐẺ CON Ở THỎ.
1. Sự có mang
Là tình trạng thỏ mẹ có mang thỏ con đang phát triển trong tử cung. Thời gian có mang bắt đầu từ lúc thụ tinh đến khi thỏ mẹ sinh ra thỏ con, thường dao động 30-32 ngày. Bao gồm:
Sự thụ tinh (phối hợp giữa noãn và tinh trùng).
Sự định vị của phôi trên thành tử cung.
Sự phát triển của nhau.
Sự phát triển và thành thục của phôi đến khi thỏ mẹ đẻ.
1.1. Sự thụ tinh
Khi tinh trùng gặp noãn, nó tiết ra men Hyaluroxidase phân giải chất keo giữa những tế bào của màng phóng xạ, rồi phá hủy tế bào phóng xạ, tinh trùng chui vào và thụ tinh với noãn.

Sự xâm nhập của tinh trùng vào tế bào trứng
Quá trình tạo thành hợp tử
1.2. Sự định vị.
Sau khi thụ tinh, noãn di chuyển và bám vào thành tử cung của thỏ mẹ. Hiện tượng này gọi là sự định vị của phôi.
Lúc này màng nhầy của tử cung được cung cấp nhiều máu và tiết ra chất dịch gọi là sữa tử cung. Đó là chất dinh dưỡng của phôi trong giai đoạn đầu phát triển.
1.3. Sự thành lập nhau thai.
Khi phôi gia tăng kích thước theo quá trình phát triển thì hiện tượng khuếch tán chất dinh dưỡng không còn đủ sức nuôi phôi nên những lớp màng ngoài của phôi sẽ phát triển để thành lập nhau nhờ sự phát triển của màng bao bên ngoài phôi để đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang phôi và ngược lại các sản phẩm do phôi bài tiết sẽ được đưa đến cơ thể thỏ mẹ qua nhau thai.
2. Sự sinh đẻ.
Đẻ là quá trình sinh lí của thỏ mẹ để đưa bào thai đã thành thục ra khỏi cơ thể, chấm dứt thời kỳ mang thai. Quá trình đẻ gồm 3 giai đoạn:
Giai đọan chuẩn bị: có sự co thắt tử cung, dần dần đẩy bọc nước ra ngoài cổ tử cung và có sự co thắt cơ vùng bụng.
Giai đoạn bào thai ra ngoài: Bào thai được đẩy ra ngoài cùng lúc với sự bể bọc nước. Trung bình thỏ đẻ từ 6-9 con/lứa.
Giai đoạn xuất nhau: Thường nhau sẽ theo bào thai ra ngoài sau đó. Cũng có trường hợp bị kẹt lại khá lâu.Sau khi xuất nhau thỏ mẹ sẽ ăn hết vì nhau thai có nhiều sinh tố và kích dục tố.
Nguyên nhân gây đẻ:
Do bào thai ở giai đoạn trưởng thành ở cuối thời kỳ chữa, luôn vận động ngày càng mạnh kích thích đường sinh dục cái.
Những kích thích này làm cho thỏ mẹ hưng phấn cao độ và kích thích não thùy sau tiết Oxytocin, làm gia tăng sự co bóp tử cung đẩy bào thai ra ngoài.
Vào cuối giai đoạn chữa, Estrogen tăng lên trong khi Progesteron giảm đột ngột dẫn đến mẫn cảm của tử cung với Oxytocin. Estrogen còn có tác dụng làm mềm, dãn đường sinh dục cái, làm gia tăng sự co bóp đường sinh dục để đẩy bào thai ra ngoài.
3. Các trường hợp bất thường trong sinh sản ở thỏ
Chữa giả: Khi thỏ cái động dục, nếu có những tác nhân kích thích làm thần kinh hưng phấn dẫn đến rụng trứng nhưng không có sự thụ tinh. Như vậy thỏ cũng không động dục, không chịu đực, thỏ cũng nhổ lông, làm tổ đẻ như thỏ chữa thật.
Vô sinh: Thường biểu hiện ở hai dạng là lâu ngày không động dục hoặc phối được nhưng không chữa liên tục nhiều lần.
Sẩy thai: Có thể do bệnh nội khoa trong thời gian mang thai như bệnh Listenose, tụ cầu trùng, chướng hơi, đầy bụng, cảm nóng… Ngoài ra còn có thể do các tác động cơ học từ bên ngoài.
Ăn con: Đó là rối loạn sinh lí sinh sản, khi thỏ đẻ nhu cầu nước muối khoáng tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường. Sau khi đẻ xong thỏ mẹ thường liếm con, ăn nhau thai, nhưng vì thiếu nước và muối khoáng nên thỏ mẹ có thể ăn cả thỏ con.
IV. SINH LÍ TIẾT SỮA
Sự tổng hợp sữa ở thỏ phụ thuộc vào hormone Prolactin và Lactogenic hormone.
Trong giai đoạn có thai Prolactin bị ức chế bởi Estrgen và Progesterone, khi thỏ đẻ có sự giảm nhanh Progesterone. Oxytocin và Prolactin được tiết tự do tạo nên sự tổng hợp sữa và thải sữa ra ngoài
Thỏ mẹ sẽ chủ động số lần cho con bú trong ngày. Thường thỏ mẹ chỉ cho con bú 1 lần/ ngày.
Sữa thỏ có giá trị dinh dưỡng cao (13%) hơn sữa bò, sau khi đẻ 3 tuần sữa thỏ sẽ giàu đạm và mỡ sữa (20-22%).
Lượng sữa trong 2 ngày đầu khoảng 30-50g sẽ tăng lên 200-300g trong tuần lễ thứ 3. Nó sẽ giảm nhanh sau đó đặc biệt trong trường hợp thỏ có mang.
Thành phần dưỡng chất
có trong sữa thỏ

CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Gấu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)