Sinh lý gia súc

Chia sẻ bởi Lê Thanh Gấu | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Sinh lý gia súc thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

30/11/2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
Bộ môn: Thú Y.
Học phần: Sinh lý & Cơ thể gia súc
Chuyên đề: Sinh lý sinh sãn ở trâu bò
Giảng Viên:
Nguyễn Thị Kim Đông.
Nhóm thực hiện: (Nhóm 04)
Võ Quốc Hoàng Dân (3092656).
Phạm Văn Lưu Y (3092702).
Phạm Ngọc Trân (3082834).
Trang Minh Đức (3096877).
Nguyễn Trường An (3092652).
Châu Công Đáng (3092658).
Nguyễn Thanh Sang (3092686).
Trương Thu Nguyệt (3096885).
30/11/2010
I. SƠ LƯỢC CƠ QUAN SINH SẢN TRÂU BÒ.
Cơ quan sinh dục đực.

Giải phẫu định vị các cơ quan chi tiết của bộ máy sinh sản bò đực được thể hiện ở hình 1. Các bộ phận quan trọng là dịch hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và các tuyến sinh dục phụ.
1. Cơ quan sinh dục đực (tt).
a. Dịch hoàn.
Trâu bò đực có 2 tinh hoàn được treo ở phía ngoài cơ thể trong bao dịch hoàn .

Dịch hoàn có hai chức năng cơ bản là sản xuất tinh trùng và tiết hormone
b. Dịch hoàn phụ.

Các ống dẫn ra từ dịch hoàn tập trung lại hình thành nên một ống đơn gọi là dịch hoàn phụ.

Dịch hoàn phụ có một số chức năng chính là hấp thu, dịch chuyển, làm trưởng thành và dự trữ tinh trùng.

1. Cơ quan sinh dục đực (tt).
1. Cơ quan sinh dục đực (tt).
c. Ống dẫn tinh.

Ống dẫn tinh là một ống thẳng và ngắn có cơ chắc chạy từ đuôi dịch hoàn phụ ở đáy dịch hoàn ngược theo dịch hoàn đến phồng ống dẫn tinh. Hai ống dẫn tinh hợp lại với nhau tạo thành phồng.

Ống dẫn tinh, gặp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang cùng với chất tiết của một số tuyến sinh dục phụ đổ vào một ống chung gọi là niệu đạo.
d. Các tuyến sinh dục phụ.

Phồng ống dẫn tinh (ampullue).
Tuyến tinh nang (vesicular gland).
Tuyến tiền liệt (prostate gland).
Tuyến củ hành (còn gọi là tuyến cầu niệu đạo hay tuyến Cowper).
1. Cơ quan sinh dục đực (tt).
Bộ máy sinh dục cái của trâu bò cái từ ngoài vào gồm các bộ phận chính là âm hộ, âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
1. Cơ quan sinh dục cái.
1. Cơ quan sinh dục cái (tt).
Âm đạo.

Âm đạo có chiều dài từ 20-30cm với nhiều lớp vách cơ. Cách mép âm hộ 10cm về phía trong dọc theo đáy âm đạo là ống dẫn nước tiểu từ bóng đái đổ vào trong âm đạo gần túi thừa niệu đạo.
30/11/2010
1. Cơ quan sinh dục cái (tt).
b. Cổ tử cung.

Cổ tử cung là nơi nối âm đạo và tử cung.

Tử cung sẽ thay đổi theo tuổi của bò và giai đoạn có chửa.
1. Cơ quan sinh dục cái (tt).
c. Tử cung.

Tử cung bao gồm thân và 2 sừng tử cung.

Sừng tử cung có thành dày, đàn hồi và có nhiều mạch máu để nuôi thai.
1. Cơ quan sinh dục cái (tt).
d. Ống dẫn trứng (vòi Fallop).

Ống dẫn trứng dài 20-25cm với đường kính khoảng 1-2mm. Nó chạy dài từ đầu mút của sừng tử cung đến đến phần hoa kèn hứng trứng bao quanh buồng trứng. Sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng.
1. Cơ quan sinh dục cái (tt).
e. Buồng trứng.

Bò cái có hai buồng trứng hình trái xoan, kích thước trung bình khoảng 4cm×3cm ×1.5cm, thay đổi tùy thuộc vào tuổi và giống.

Buồng trứng có hai chức năng: ngoại tiết (sản sinh ra tế bào trứng) và nội tiết (sản sinh ra các hormone tham gia điều tiết hoạt động sinh sản của bò).
Ở bò chu kỳ tính rất ổn định (21 ngày), ở trâu thì rất da dạng: chu kỳ ngắn 7-10 ngày; TB 11-30 ngày; song chu kỳ 31=60 ngày; tam chu kỳ 61-90 ngày; chu kỳ dài là >90 ngày.
II. Hoạt động của chu kỳ động dục
Sự thành thuc tính dục ở bò là 9-11 tháng (Trâu là 1 năm rưỡi).

Trong giai đoạn thành thục buồng trứng bắt đầu hoạt động mạnh, có các nang noãn phát triển.
1. Sự thành thục tính dục.

2. Sự động dục.
Thời kỳ trước động dục.

Bò cái tơ có thể động dục từ 14 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của bò cái là 21 ngày. Đôi khi có trường hợp sớm thêm 1 - 2 ngày.

Sát ngày động dục chinh: Bò biếng ăn, nếu là bò mẹ đang vắt sữa sẽ sụt sữa. Bò có cử chỉ hay nhớn nhác nhìn ngó. Có con còn dậm chân như muốn chạy khỏi chuồng. Có con lại rống khan như nhớ bầy đàn. Bò động dục còn có hiện tượng đái lắt nhắt.
2. Sự động dục (tt).
b. Thời kỳ động dục.

Các biểu hiện của thời điểm động dục chính thức:
Âm hộ nở to gấp đôi so với bình thường.
Bò rống nhiều hơn.
Đái nhiều lần. Nước nhờn tiết ra ở âm hộ vừa nhiều vừa đặc thành sợi chảy lòng thòng ra khỏi âm hô.
2. Sự động dục (tt).
c. Thời kỳ sau động dục.

Tính từ lúc trâu bò cái thôi chịu con đực, cơ quan sinh duc trở lại bình thường (khoảng 5 ngày), biểu hiện thở ơ với con đực, không cho con đực giao phối.

Khi bò cái đã thụ thai thì 21 ngày sau, nó sẽ không có hiện tượng động dục trở lại.

Ở trâu bò nếu phối không đậu thường xãy ra hiện tượng hoàng thể lưu gây hiện tượng mang thai giả.
Thời gian co mang của trâu bò bắt đầu từ lúc thụ tinh đến khi gia súc mẹ sinh ra gia súc con. Thời gian này bao gồm:

Thụ tinh.
Định vị (của phôi trên thành tử cung).
Thành lập nhau (nhau nấm).
Sự phát triển và thành thục của phôi đến khi gia súc mẹ đẻ.

Thời gian mang thai ở bò: 282 ngày; trâu 320 ngày.
III. Mang thai.
Đặc điểm của giai đoạn mang thai.

Quá trình trao đổi chất và năng lượng ở con mẹ tăng nhanh.
Tuyến sữa được hình thành ngay trong giai đoạn tế bào của thai.
Giai đoạn thai từ 8-10 tháng của trâu tuyến sữa đã hoàn thiện và có khả năng cho sữa.
Trước khi đẻ 2-3 ngày thì tuyến sữa đã tích luỹ sữa đầu.
Gia súc tăng về trọng lượng.

Sự phát triển của bào thai.

Ở đầu thời kỳ có chửa, tốc độ tăng trưởng của thai nhanh hơn cuối kỳ chửa. Giữa ngày có chửa 45 và 75 ngày, bê con phát triển kích thước 1000% (tức 6-72 g). Cường độ sinh trưởng càng lúc càng giảm đi nhiều, nhưng khối lượng tuyệt đối của thai tăng rất nhanh, đặc biệt là những tháng cuối.

5 tháng 2-4 kg.
7 tháng 12-16 kg.
Khối lượng sơ sinh 25-40 kg.
Thời gian mang thai trâu 320 ngày; bò 282 ngày.
IV. Đẻ.
Dấu hiệu trâu bò cái trước khi đẻ: Sau khoảng thời gian từ 280-285 ngày (trâu 320 ngày) kể từ ngày phối giống, bụng trở nên to kềnh càng và trũng xuống, vú căng, xương mông sụm xuống.

Trước đẻ, bò cái không yên, đi loanh quanh chuồng, đứng lên ngồi xuống nhiều lần, lăn lộn biểu hiện cơn đau bụng, ở âm hộ có nước nhầy chảy ra từ lỏng sang sệt dần. Túi nước ối vỡ ra, nước niệu chảy ra, tiếp theo là màng dương vỡ, nước dương chảy ra và nhờn hơn nước niệu, có tác dụng bôi trơn giúp bê được đẩy ra dễ dàng.
Quá trình đẻ qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị: có sự co thắt cơ tử cung, dần dần đẩy bọc nước ra ngoài cổ tử cung và có sự co thắt cơ vùng bụng.

Giai đoạn bào thai ra ngoài: bào thai được đẩy ra ngoài cùng lúc với sự bể bọc nước. Đôi khi các bọc nước cung có thể vỡ trước.

Giai đoạn trục xuất nhau: thường nhau sẽ theo bào thai ra ngoài sau đó. Cũng có trường hợp bị kẹt khá lâu cần chú ý can thiệp.
V. Tiết sữa và nuôi con.
Cấu tạo và sự phát triển của nhủ tuyến.

Nhủ tuyến của gia súc là một tuyến ngoại tiết sãn xuất sữa để nuôi con. Nhũ tuyến giữ vai trò quan trọng trong sự sinh sản. Nhủ tuyến trong thời ky tiết sữa là một cơ cấu hoạt động biến dưỡng hoạt động một cách tích cực. Vì thế nó được cung cấp rất nhiều máu.
1. Cấu tạo và sự phát triển của nhủ tuyến (tt).
Ngay trong thởi kỳ phôi thai, nhũ tuyến được nhận dạng dưới dạng khối tế bào nằm dưới lớp biểu bì gọi là mào nhũ tuyến, các mào nhũ tuyến tiếp tục phát triển dưới tác dụng kích thích tố sinh dục cái để tiến đến việc thành lập một số ống bên trong. Dưới tác dung của kích thích tố Estrogen, làm cho các ống dẫn sữa phân nhánh thành các ống phức tạp.
Nhủ tuyến phát triển hoàn toàn trong lần mang thai đầu tiên dưới tác dụng kéo dài kích thích tố sinh dục cái được sản xuất ra với hàm lượng lớn. Dưới tác dụng của progesterone đầu tận cùng của ống dẫn sữa phình to tạo thành nhưng nang tuyến thay thế dần các mô liên kết và mô mỡ.
1. Cấu tạo và sự phát triển của nhủ tuyến (tt).
Vào lúc gia súc cái đẽ, nhủ tuyến hoạt động một cách tích cực tiến vào các quá trình tổng hợp sữa đầu.

Kích thích tố Prolactin (LTH) có vai trò khơi màu và di trì sự tiết sữa, giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa. Ngoài ra, một số kích thích tố khác cũng tham gia vào quá trình hoạt động của nhũ tuyến.
1. Cấu tạo và sự phát triển của nhủ tuyến (tt).
2. Sự phân tiết sữa.
Vào cuối thời kỳ mang thai của gia súc các tế bào nang tuyến trãi qua những biến đổi đặt biệt trở nên to lớn và có khả năng tổng hợp và phân tiết sữa. Sự hình thành sữa là một quá trình sinh học phức tạp xãy ra ở tế bào tuyến.
* Điều hòa quá trình tiết sữa: Quá trình hình thành sữa được đều hòa bởi cơ chế thần kinh và thể dịch. Trong thời kỳ bú sữa dưới tác dụng kích thích của gia súc con, sung thần kinh truyền vào tủy sống lên hành tủy và hạ khưu não. Xung thần kinh truyền theo 3 hướng sau: Lên vỏ nảo, theo thần kinh giao cảm tới tuyến vú cung cấp vật liệu cho quá trình sinh sữa đến thùy sau của tuyến nảo thùy giải phóng oxytocin gây co bóp bao tuyến đẩy sữa vào ống dẫn sữa và bể sữa.
2. Sự phân tiết sữa (tt).
3. Sự thải sữa.
Sau khi được hình thành, nó tích đầy trong bao tuyến và ống dẫn sữa dưới tác động kích thích của động tác bú sữa làm giải phóng oxytocin của não thùy sau, hormone này tác dụng làm co bóp cơ trơn dẫn sữa để đẩy sữa vào bể sữa, áp lực trong bể tăng lên đến khi nào quá sức chịu đựng của vòng đầu vú thì sữa được thãi ra ngoài.
Nuôi con.
Sự tao ra sữa ở trâu bò mẹ là rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của trâu bò con.

Sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng có thể đảm bảo dinh dưỡng cho gia súc con trong một khoảng thời gian khá lâu.

Sữa đầu là loại sữa tiết ra ngay sau khi sinh, đối với gia súc con sữa đầu giup cho chúng tăng tính miễn dịch của cơ thể
VII. NHỮNG YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH SẢN.
ĐỐI VỚI CON ĐỰC. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất tinh.

Giống.
Thức ăn.
Chăm sóc.
Chế độ lấy tinh.
Thời tiết-khí hậu.
Tuổi.


2. ĐỐI VỚI CON CÁI. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh sản.
a. Đặc điểm bẩm sinh.
b. Nuôi dưỡng.
c. Chăm sóc quản lý.
d. Bệnh tật.
e. Phẩm chất tinh dịch và kĩ thuật dẫn tinh.
f. Các nguyên nhân kinh tế-xã hội.



Bài báo cáo đến đây là hết
Cám ơn các bạn đã theo dõi!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Gấu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)