Sinh lý gia súc
Chia sẻ bởi Lê Thanh Gấu |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: Sinh lý gia súc thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO
SINH LÝ SINH SẢN Ở GIA CẦM
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Kim Đông
Nhóm V:
Phạm Ngọc Ánh 3092601
Lê Trường Giang 3092610
Đinh Thị Huệ 3092615
Phạm Thành Khải 3092617
Trương Thị Thanh Mai 3092625
Lê Thanh Phong 3092631
Nguyễn Văn Nhân 3096886
BÁO CÁO
SINH LÝ SINH SẢN Ở GIA CẦM
I.Cấu và chức năng sinh lý của cơ quan sinh duc cái.
II.Cấu trúc và chức năng sing lý của cơ thể sinh dục con trống:
III.Qúa trình phát triển phôi trong khi ấp trứng:
I.Cấu và chức năng sinh lý của cơ quan sinh duc cái.
1.Buồng trứng :
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
3.Cơ chế điều hòa phát triển quá trình rụng trứng:
4.Ống dẫn trứng:
5. Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
1.Buồng trứng :
Buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, được giữ bằng màng bụng. Trong buồng trứng có chất vỏ và chất tuỷ.
Bề mặt vỏ được phủ bằng một lớp biểu mô có lớp tế bào hình trụ. Dưới chúng có màng cứng liên kết mỏng, sau nó có hai lớp nang với tế bào trứng.
1.Buồng trứng(tt) :
Chất tuỷ nằm ở góc buồng trứng và được cấu tạo từ mô liên kết với một lượng mạch máu và dây thần kinh lớn. Trong chất tuỷ có những khoang (lỗ hổng) được phủ bằng một lớp biểu mô dẹt và tế bào kế.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Chức năng của buồng trứng là tạo trứng. Trong quá trình phát triển của tế bào trứng, có 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Thời kỳ tăng sinh:
trong buồng trứng gà mái đếm được 3500-4000 tế bào trúng (mỗi tế bào có một noãn hoàng) nhìn thấy được qua kính lúp. Ở vịt thì ít hơn 1250-1500.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và thể nhiễm sắc. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào.
Thới kỳ sinh trưởng:
tế bào trứng tăng nhanh , đặc trưng tăng nhanh lòng đỏ trong nó.
Trong khoảng thới gian từ 3-14 ngày, lòng đỏ chiếm 90-95% khối lượng của tế bào trứng, thành phần gồm prôtit, phophatlipit, mỡ trung hoà, các chất khoáng vitamin.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Đặc biệt lòng đỏ được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi rụng trứng.
Đặc biệt lòng đỏ được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi rụng trứng
Thời kỳ chín: là thời kỳ cuối cùng hình thành trứng. Thời kỳ này có sự phân bào giảm nhiễm, số nhiễm sắc thể có tế bào trúng từ 2n giảm phân còn n.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Sự rụng trứng: tế bào trứng rời khỏi buồng trứng gọi là sự rụng trứng.
Nang trứng chín, do áp suất dịch nang tăng lên, dẫn đến phá vở vách nang tại vùng lổ hở.
Tế bào trứng cùng lúc đó rơi vào túi lòng đỏ, (chất nuôi dưỡng phôi thai sau này). Lúc lòng đỏ (chứa tế bào trứng) rơi vào xoang bụng ngay lập tức được phễu của ống dẫn trứng hứng lấy và húc vào cuốn phễu (phần tiếp với ống dẫn ).
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Tinh trùng gặp tế bào trứng là thụ tinh tại đó.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm.v.v…
3.Cơ chế điều hòa phát triển quá trình rụng trứng:
Các hoocmon hướng sinh dục của tuyến yên-FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và chín của trứng.
Còn nang trứng tiết ra Oestrogen ảnh hưởng lên tuyến yên tiết FSH (fuliculo-stimulin hoocmon) và LH (luteinostimulin hoocmon). tế bào phát triển và chín chậm lại, làm ngừng rụng trứng khi trứng còn nằm trong ống dẫn trứng hoặc tử cung chưa đẻ.
3.Cơ chế điều hòa phát triển quá trình rụng trứng:
khi gà mái bắt đầu vào đẻ hoạt động của hoocmon FSH và LH mạnh, kích thích một lúc hai tế bào trứng phát triển, chín và rụng.
4.Ống dẫn trứng:
a.Cấu tạo:
Ống dẫn trứng là một hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh tế bào trứng và hình thành trứng.
Ống dẫn trứng gồm các phần sau: phễu, đoạn tạo lòng trứng, cổ tử cung và âm đạo.
a.Cấu tạo:
Phễu: phần mở rộng của ống dẫn trứng dài 4-7cm,đường kính dài 7-9cm.
Nó nằm dưới buồng trứng. Phễu có phần phễu và cổ phễu.
Bề mặt niêm mạc phễu hình gấp nếp, không có tuyến. Lớp niêm mạc có hình ống, chất tiết của nó tham gia vào tạo trứng.
a.Cấu tạo:
Phần lòng trắng: là phần dài nhất của ống đẫn trứng. Gà mái đẻ rộ phần tạo lòng trắng dài 30-50cm.
Niêm mạc có gấp nếp dọc. Trong đó có tuyến hình giống cổ phễu tiết ra chất lòng trắng đặc và lòng trắng loãng.
Trứng lưu lại đoạn này không quá 3 giờ.
a.Cấu tạo:
Cổ ống dẫn trứng: là phần hẹp của ống dẫn trứng dài 8cm.
Niêm mạc gấp nếp sít. Các tuyến nở ra chất hạt giống như keratin tạo nên lớp sợi chắc quấn lấy nhau để hình thành màng chắc.
a.Cấu tạo:
Tử cung: là đoạn tiếp của đoạn co, dài 10-12cm , hình túi dày.
Niêm mạc nếp phát triển nhiều nếp nhăn xếp theo hướng ngang và xiên.
Tuyến của vách tử cung tiết ra chất dịch lỏng, chất này thấm qua các màng dưới vỏ trứng vào màng trắng.
a.Cấu tạo:
Âm đạo: là đoạn cuối cùng của ống đẫn trứng, sau khi hình thành thì trứng rơi vào đó. Giữa tử cung và âm đạo có phần thu hẹp ở đó có van cơ. Âm đạo dài 7-12cm, niêm mạc nhăn, không có ống tuyến.
b. Chức năng:
Chức năng của ống dẫn trứng chủ yếu là nhân tế bào trứng rụng, hình thành nên các bộ phận và thành phần khác và di chuyển tới âm đạo.
Chức năng cụ thể là từng bộ phận sau.
Phễu: có nhiệm vụ hứng tế bào trứng.
Chất tiết của phễu tham gia vào thành phần vỏ trứng, nhu động tạo ra lực đẩy tế bào trứng xuống phần ống dẫn.
Lớp lòng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu.
Đoạn tạo lòng trắng: Ở đây tiết ra chất lòng trắng đặc và loãng bổ sung vào trứng đặc ở trong, trắng loãng ở ngoài.
Cổ ống dẫn trứng tạo ra: dung dịch muối đi vào lòng trắng. Trứng nằm ở đoạn này khoảng 1 giờ. Ở đây lòng trắng loãng được bổ sung vào tạo màng vỏ trứng.
Tử cung: Ở đây trứng được hình thành hoàn toàn. Khối lượng trứng tăng gấp đôi.
Vỏ trứng cứng và tạo thành bao quanh lòng trắng. Nó cấu tạo bởi các sợi collagen nhỏ đan chéo cài lên nhau như “cốt sắt tấm bê tông”.
Còn chất vô cơ muối canxi-cacbonatcanxi chiếm 99% và canxiphotphat 1% được tổng hợp trong suốt thời gian trứng hình thành ở tử cung khoảng 18-20 giờ.
5.Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
Sự phát triển và chức năng của cơ quan sinh sản của gà mái được kiểm tra bằng cơ chế thần kinh hoocmon phức tạp..
Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gà là các hoocmon hướng sinh dục từ tuýên yên:hoocmon FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển tiếp đóLH kích thích sinh trưởng phát triển nhanh đến chín và rụng.
5.Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
Đồng thời nan trứng tiết oestrogen kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của ống dẫn trứng tăng nhu động, chuyển trứng dọc ống dẫn trứng, tuyến yên tiết oxytoxin thúc đẻ và prolactin ức chế hoocmon FSH và LH kích thích phát triển nan trứng.
5.Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
Sau khi rụng trứng, boa noãn còn lại tiết ra progêtron duy trì hình thành trứng ở ống dẫn và trạng thái hoạt động của nó.
Vào thời kỳ đẻ trứng , tuyến yên tăng tiết oxytoxin ,hoocmon này kích thích các cơ trởn của thành ống dẫn trứng và tử cung.
II.Cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ thể sinh dục con trống:
1.Cấu tạo cơ quan sinh dục:
2.Sự tạo thành tinh trùng
3.Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng
4.Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng
5.Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu:
1.Cấu tạo cơ quan sinh dục:
cơ quan sinh dục của con trống gồm: tinh hoàn ,mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và cơ quan giao cấu:
Tinh hoàn: là cơ quan kép, hình ovan hoặc hạt đậu,màu trắng hoặc gợn vàng,nằm trong xoang bụng hoặc trước chân.Tinh hoàn được bao bọc bởi mọt lớp màng trắng, mỏng. Ở đây diễn ra sự tạo thành tế bào sinh dục.
Mào tinh hoàn: của gia cầm phát triển yếu, 1 số lượng của ống dẫn tinh từ mạng lưới tinh hoàn ăn sâu vào đó.
Những ống nhỏ này tạo thành ống dẫn là nơi bắt đầu của ống dẫn tinh.
Trong mào tinh hoàn , tinh trùng tiếp tục thành thục và tăng thêm khả năng thụ tinh của chúng.Dịch tinh trùng được hình thành ở những ống gấp khúc trong tinh hoàn.
Ống dẫn tinh: có dạng hình ống nhỏ,gấp khúc, thành ống có cấu tạo bởi lớp niêm mạc,cơ và thanh mạc.
Ông dẫn tinh nối với mào tinh hoàn và tận giữa của ổ nhớp.
Phần cuối cùng là của ống dẫn tinh là chỗ phình bong bóng.
Đây là nơi tích tụ tinh trùng.
Ở ngỗng gai giao cấu phát triển, khi bình thường thì thụt vào trong ổ nhớp, nằm trên cái đoạn trực tràng, khi giao phối thì gai giao cấu lộ ra từ ổ nhớp do sự co bóp của 2 cơ đặc biệt và đua vào âm đạo của con mái.
2.Sự tạo thành tinh trùng:
Qúa trình phát triển của tế bào sinh dục đực chia làm 4 giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, phát triển và thành thục.
Sinh sản: Giai đoạn này nguyên bào ở màng đáy thành ống được phân chia giảm nhiễm nhiều cấp.1 phần trong số đó ngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn 2 giai đoạn sinh trưởng .Những tế bào này nằm trong vùng sinh trưởng gọi là tế bào cấp 1.
Giai đoạn sinh trưởng của tế bào cấp 1:nhờ các chất dinh dưỡng của ống dẫn, tế bào tăng ra về kích thước. Trong nhân tế boà hình thành phôi nhiễm sắc thể, rồi sau đó chúng xích lại gần nhau(tiếp hợp).Thòi điểm này chất dinh dưỡng đi vào nguyên bào giảm dần và giai đoạn sinh trưởng kết thúc.
Giai đoạn phát triển: giai đoạn này gồm 2 lần phân chia liên tục tế bào.Tinh bào cấp 1 phân chia thành 2 tinh bào cấp 2 , rồi phân chia thành 2 tinh bào tiền tinh trùng,trong nhân tiền tinh trùng chứa1/2 nhiễm sắc thể. Như vậy 1 tinh nguyên bào phân chia thành 4 tinh tử.
Giai đoạn thành thục tinh trùng:Tiền tinh trùng biến thành tinh trùng.
Giai đoạn này đầu tiên nhân lệch về 1 phía tế bào, tương bào dầy ra.
Tâm tế bào nằm vuông góc với bề mạt của nhân, nhân đó được bao phủ chỉ 1 lớp mỏng tương bào phần này của tế bào được tạo thành phần đầu tinh trùng .
Phần kéo dài của tế bào hình thành đuôi tinh trùng, chung quanh có bào tương co bóp được.
3.Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng:
Các hoomon hướng sinh dục của tuyến yên thí FSH kích thích nang dịch hoàn, ống sinh tinh và tế bào sertaly phát triển và tăng sinh ra tế bào sinh dục đực.
Thời gian thành thục sinh dục đực của con trống phụ thuộc vào giống, thức ăn và môi trường.
Ánh sáng là yếu tố tác động mạnh nhất đến tuyến yên, tiết ra hoocmon hướng sinh dục.
4.Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng:
Tinh trùng của gia cầm có cấu tạo: đầu, cổ, thân và đuôi.
Đầu của các loại tinh trùng có hình mũ chụp và chứa nhân đồng nhất. Phía trước chân có các tiểu thể nhỏ, sản phẩm của câcbộ golgi.Cổ không dài lắm, bị thắt lại nối với đầu và thân. Phía trên cổ,ở dưới nhân có trung thể. Gần nó bắt đầu bằng sợi trục,sợi này cấu tạo bời fibrin nhỏ kéo dài xuống đuôi .
5.Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu:
Gà khi thành thục sinh dục, bắt đầu có phản xạ sinh dục.
Đây là phản xạ không điều kiện gồm: 1) phản xạ giao,2) hương phấn của cơ quan giao hợp,3) phản xạ giao phối, 4) phóng tinh. Những phản xạ trên xảy ra trong cùng 1 thời gian ngắn, chúng có mối quan hệ với nhau
Phản xạ giao tiếp của con trống biểu hiện hành vi đuổi mái,gẹo, kêu cục cục……vỗ cánh xoay mình con mái.
Khi con mái đúng yên là lúc cơ quan giao cấu con trống hưng phấn và nhẩy đạp mái.
Khi trên mình con mái gà trống điều chỉnh tư thế chắc chắn, ổ nhớp ở lỗ huyệt con trống áp sát vào lỗ huyệt con mái và phóng tinh.
III.Sự thụ tinh
sau khi phóng tinh, tinh trùng di chuyển vào ống dẫn trứng,đến cổ phiễu hình loa kèn.Tốc độ di chuyển của tinh trùng phụ thuộc vào chất lượng của chúng lúc co bóp cơ ống dẫn trứng voà độ nhớt của ống dẫn trứng.
Sau 1-2 giờ giao phối tinh trùng còn ở trong âm đạo, sau 72-75 giờ tới phễu. Sau 4-5 ngày giao phối, tinh trùng số lượng lớn ở tử cung và cuống phễu,1 số có thể sống tới 30 ở phễu.
Cơ chế thụ tinh
Tinh trùng gặp trứng ở phễu và thụ tinh ở đó.Tế bào trứng có khả năng thụ tinh sua 15-20 phút rụng trứng.
Khi tinh trùng gặp tế boà trứng, chúng tiết ra chất tiền tố làm tan màng lòng đỏ: Đầu, cổ và thân tinh trùng di chuyển vào tương bào, còn đuôi nằm ngoài tế bào trứng.
Sự hình thành hợp tử là do có quá trình đồng hoá giữa nhân tế bào trứng và nhân của tinh bào.
III.Qúa trình phát triển phôi trong khi ấp trứng:
Ngày đầu của sự phát triển: 6 giờ sau khi ấp phôi gà dài 5mm, hình thành nếp thần kinh trên dây sống nguyên thuỷ. Sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống thần kinh và hình thành 5-6 đốt thân.
Ngày thứ 2 của sự phát triển: phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai. Bắt đầu suất hiện mầm tim. Mạch máu bao quanh lòng đỏ(noãn hoàn),chất dinh dưỡng của noãn hoàn cung cấp cho phôi.
Ngày thứ3: bắt đầu hình thành đầu,cổ và ngực của phôi. Nếp đuôi và nếp cánh lớn lên hợp với thân sau cua phôi .Từ đó màng ối, màng nhung phân chia thành màng túi, màng ở ngoài là màng nhung, màng trong là màng ối. Hai màng nay dính liền với nhau. Ngày thứ 3 hình thành màng gan và phổi.
Ngày thứ 4: phôi có dạng như động vật bậc cao, độ dài 8mm.
Ngày thứ 5: phôi phát triển tăng dần đạt chiều dài 12cm, nhìn bề ngoài có hình dáng của loài chim.
Ngày thứ 6: kích thức phôi đạt 16mm. Mạch máu phủ nhiều quanh phôi,trông như màng nhện.
Ngày thứ 7: vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi, trong màng ối hình thành huyết quản. Thành màng ối xuất hiện cơ trơn để màng co bóp được. Phôi phát triển trong môi trường nước của màng ối.
Ngày thứ 8,9,10…..
Ngày thứ 11: phôi dài 4,5cm,đã hình thành chân.
Ngày thứ 12: huyết của noãn hoàn phát triển mạnh, chuyên vận chuyển chất dinh dưỡng đến phổi.
Ngày thứ 13: trên đầu phôi gà xuất hiên lông tơ, móng chân và mỏ hình thành rõ.
Ngày thứ 14: phôi lớn chiếm gần hết khoang trứng đã cử động, lông phủ kín toàn thân.
Ngày thứ 15-16: kích thước của niệu nang tăng lên tương ứng với kích thước của phôi.protein được phôi sử dụng hầu như hoàn toàn.Số lòng đỏ dược phôi tiêu thụ gần hết.Sự hô hấp nhờ mạch máu.
Ngày 17-18-19: phôi chiếm toàn bộ khối lượng trứng(trừ buồng khí).
Ngày 20: mỏ của phôi mổ thủng buồng khí. Lúc này gà con láy oxy qua đường hô hấp, phổi và mạch máu. Gà con cử động và mổ thủng vỏ trứng.
Ngày thứ 21: Gà con bát đầu chui ra khỏi vỏ. Kết thúc chu kỳ ấp trứng.
CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN
SINH LÝ SINH SẢN Ở GIA CẦM
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Kim Đông
Nhóm V:
Phạm Ngọc Ánh 3092601
Lê Trường Giang 3092610
Đinh Thị Huệ 3092615
Phạm Thành Khải 3092617
Trương Thị Thanh Mai 3092625
Lê Thanh Phong 3092631
Nguyễn Văn Nhân 3096886
BÁO CÁO
SINH LÝ SINH SẢN Ở GIA CẦM
I.Cấu và chức năng sinh lý của cơ quan sinh duc cái.
II.Cấu trúc và chức năng sing lý của cơ thể sinh dục con trống:
III.Qúa trình phát triển phôi trong khi ấp trứng:
I.Cấu và chức năng sinh lý của cơ quan sinh duc cái.
1.Buồng trứng :
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
3.Cơ chế điều hòa phát triển quá trình rụng trứng:
4.Ống dẫn trứng:
5. Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
1.Buồng trứng :
Buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, được giữ bằng màng bụng. Trong buồng trứng có chất vỏ và chất tuỷ.
Bề mặt vỏ được phủ bằng một lớp biểu mô có lớp tế bào hình trụ. Dưới chúng có màng cứng liên kết mỏng, sau nó có hai lớp nang với tế bào trứng.
1.Buồng trứng(tt) :
Chất tuỷ nằm ở góc buồng trứng và được cấu tạo từ mô liên kết với một lượng mạch máu và dây thần kinh lớn. Trong chất tuỷ có những khoang (lỗ hổng) được phủ bằng một lớp biểu mô dẹt và tế bào kế.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Chức năng của buồng trứng là tạo trứng. Trong quá trình phát triển của tế bào trứng, có 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Thời kỳ tăng sinh:
trong buồng trứng gà mái đếm được 3500-4000 tế bào trúng (mỗi tế bào có một noãn hoàng) nhìn thấy được qua kính lúp. Ở vịt thì ít hơn 1250-1500.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và thể nhiễm sắc. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào.
Thới kỳ sinh trưởng:
tế bào trứng tăng nhanh , đặc trưng tăng nhanh lòng đỏ trong nó.
Trong khoảng thới gian từ 3-14 ngày, lòng đỏ chiếm 90-95% khối lượng của tế bào trứng, thành phần gồm prôtit, phophatlipit, mỡ trung hoà, các chất khoáng vitamin.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Đặc biệt lòng đỏ được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi rụng trứng.
Đặc biệt lòng đỏ được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi rụng trứng
Thời kỳ chín: là thời kỳ cuối cùng hình thành trứng. Thời kỳ này có sự phân bào giảm nhiễm, số nhiễm sắc thể có tế bào trúng từ 2n giảm phân còn n.
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Sự rụng trứng: tế bào trứng rời khỏi buồng trứng gọi là sự rụng trứng.
Nang trứng chín, do áp suất dịch nang tăng lên, dẫn đến phá vở vách nang tại vùng lổ hở.
Tế bào trứng cùng lúc đó rơi vào túi lòng đỏ, (chất nuôi dưỡng phôi thai sau này). Lúc lòng đỏ (chứa tế bào trứng) rơi vào xoang bụng ngay lập tức được phễu của ống dẫn trứng hứng lấy và húc vào cuốn phễu (phần tiếp với ống dẫn ).
2. Sự phát triển nang noãn và sự sinh giao tử.
Tinh trùng gặp tế bào trứng là thụ tinh tại đó.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm.v.v…
3.Cơ chế điều hòa phát triển quá trình rụng trứng:
Các hoocmon hướng sinh dục của tuyến yên-FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và chín của trứng.
Còn nang trứng tiết ra Oestrogen ảnh hưởng lên tuyến yên tiết FSH (fuliculo-stimulin hoocmon) và LH (luteinostimulin hoocmon). tế bào phát triển và chín chậm lại, làm ngừng rụng trứng khi trứng còn nằm trong ống dẫn trứng hoặc tử cung chưa đẻ.
3.Cơ chế điều hòa phát triển quá trình rụng trứng:
khi gà mái bắt đầu vào đẻ hoạt động của hoocmon FSH và LH mạnh, kích thích một lúc hai tế bào trứng phát triển, chín và rụng.
4.Ống dẫn trứng:
a.Cấu tạo:
Ống dẫn trứng là một hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh tế bào trứng và hình thành trứng.
Ống dẫn trứng gồm các phần sau: phễu, đoạn tạo lòng trứng, cổ tử cung và âm đạo.
a.Cấu tạo:
Phễu: phần mở rộng của ống dẫn trứng dài 4-7cm,đường kính dài 7-9cm.
Nó nằm dưới buồng trứng. Phễu có phần phễu và cổ phễu.
Bề mặt niêm mạc phễu hình gấp nếp, không có tuyến. Lớp niêm mạc có hình ống, chất tiết của nó tham gia vào tạo trứng.
a.Cấu tạo:
Phần lòng trắng: là phần dài nhất của ống đẫn trứng. Gà mái đẻ rộ phần tạo lòng trắng dài 30-50cm.
Niêm mạc có gấp nếp dọc. Trong đó có tuyến hình giống cổ phễu tiết ra chất lòng trắng đặc và lòng trắng loãng.
Trứng lưu lại đoạn này không quá 3 giờ.
a.Cấu tạo:
Cổ ống dẫn trứng: là phần hẹp của ống dẫn trứng dài 8cm.
Niêm mạc gấp nếp sít. Các tuyến nở ra chất hạt giống như keratin tạo nên lớp sợi chắc quấn lấy nhau để hình thành màng chắc.
a.Cấu tạo:
Tử cung: là đoạn tiếp của đoạn co, dài 10-12cm , hình túi dày.
Niêm mạc nếp phát triển nhiều nếp nhăn xếp theo hướng ngang và xiên.
Tuyến của vách tử cung tiết ra chất dịch lỏng, chất này thấm qua các màng dưới vỏ trứng vào màng trắng.
a.Cấu tạo:
Âm đạo: là đoạn cuối cùng của ống đẫn trứng, sau khi hình thành thì trứng rơi vào đó. Giữa tử cung và âm đạo có phần thu hẹp ở đó có van cơ. Âm đạo dài 7-12cm, niêm mạc nhăn, không có ống tuyến.
b. Chức năng:
Chức năng của ống dẫn trứng chủ yếu là nhân tế bào trứng rụng, hình thành nên các bộ phận và thành phần khác và di chuyển tới âm đạo.
Chức năng cụ thể là từng bộ phận sau.
Phễu: có nhiệm vụ hứng tế bào trứng.
Chất tiết của phễu tham gia vào thành phần vỏ trứng, nhu động tạo ra lực đẩy tế bào trứng xuống phần ống dẫn.
Lớp lòng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu.
Đoạn tạo lòng trắng: Ở đây tiết ra chất lòng trắng đặc và loãng bổ sung vào trứng đặc ở trong, trắng loãng ở ngoài.
Cổ ống dẫn trứng tạo ra: dung dịch muối đi vào lòng trắng. Trứng nằm ở đoạn này khoảng 1 giờ. Ở đây lòng trắng loãng được bổ sung vào tạo màng vỏ trứng.
Tử cung: Ở đây trứng được hình thành hoàn toàn. Khối lượng trứng tăng gấp đôi.
Vỏ trứng cứng và tạo thành bao quanh lòng trắng. Nó cấu tạo bởi các sợi collagen nhỏ đan chéo cài lên nhau như “cốt sắt tấm bê tông”.
Còn chất vô cơ muối canxi-cacbonatcanxi chiếm 99% và canxiphotphat 1% được tổng hợp trong suốt thời gian trứng hình thành ở tử cung khoảng 18-20 giờ.
5.Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
Sự phát triển và chức năng của cơ quan sinh sản của gà mái được kiểm tra bằng cơ chế thần kinh hoocmon phức tạp..
Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gà là các hoocmon hướng sinh dục từ tuýên yên:hoocmon FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển tiếp đóLH kích thích sinh trưởng phát triển nhanh đến chín và rụng.
5.Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
Đồng thời nan trứng tiết oestrogen kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của ống dẫn trứng tăng nhu động, chuyển trứng dọc ống dẫn trứng, tuyến yên tiết oxytoxin thúc đẻ và prolactin ức chế hoocmon FSH và LH kích thích phát triển nan trứng.
5.Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng:
Sau khi rụng trứng, boa noãn còn lại tiết ra progêtron duy trì hình thành trứng ở ống dẫn và trạng thái hoạt động của nó.
Vào thời kỳ đẻ trứng , tuyến yên tăng tiết oxytoxin ,hoocmon này kích thích các cơ trởn của thành ống dẫn trứng và tử cung.
II.Cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ thể sinh dục con trống:
1.Cấu tạo cơ quan sinh dục:
2.Sự tạo thành tinh trùng
3.Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng
4.Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng
5.Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu:
1.Cấu tạo cơ quan sinh dục:
cơ quan sinh dục của con trống gồm: tinh hoàn ,mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và cơ quan giao cấu:
Tinh hoàn: là cơ quan kép, hình ovan hoặc hạt đậu,màu trắng hoặc gợn vàng,nằm trong xoang bụng hoặc trước chân.Tinh hoàn được bao bọc bởi mọt lớp màng trắng, mỏng. Ở đây diễn ra sự tạo thành tế bào sinh dục.
Mào tinh hoàn: của gia cầm phát triển yếu, 1 số lượng của ống dẫn tinh từ mạng lưới tinh hoàn ăn sâu vào đó.
Những ống nhỏ này tạo thành ống dẫn là nơi bắt đầu của ống dẫn tinh.
Trong mào tinh hoàn , tinh trùng tiếp tục thành thục và tăng thêm khả năng thụ tinh của chúng.Dịch tinh trùng được hình thành ở những ống gấp khúc trong tinh hoàn.
Ống dẫn tinh: có dạng hình ống nhỏ,gấp khúc, thành ống có cấu tạo bởi lớp niêm mạc,cơ và thanh mạc.
Ông dẫn tinh nối với mào tinh hoàn và tận giữa của ổ nhớp.
Phần cuối cùng là của ống dẫn tinh là chỗ phình bong bóng.
Đây là nơi tích tụ tinh trùng.
Ở ngỗng gai giao cấu phát triển, khi bình thường thì thụt vào trong ổ nhớp, nằm trên cái đoạn trực tràng, khi giao phối thì gai giao cấu lộ ra từ ổ nhớp do sự co bóp của 2 cơ đặc biệt và đua vào âm đạo của con mái.
2.Sự tạo thành tinh trùng:
Qúa trình phát triển của tế bào sinh dục đực chia làm 4 giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, phát triển và thành thục.
Sinh sản: Giai đoạn này nguyên bào ở màng đáy thành ống được phân chia giảm nhiễm nhiều cấp.1 phần trong số đó ngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn 2 giai đoạn sinh trưởng .Những tế bào này nằm trong vùng sinh trưởng gọi là tế bào cấp 1.
Giai đoạn sinh trưởng của tế bào cấp 1:nhờ các chất dinh dưỡng của ống dẫn, tế bào tăng ra về kích thước. Trong nhân tế boà hình thành phôi nhiễm sắc thể, rồi sau đó chúng xích lại gần nhau(tiếp hợp).Thòi điểm này chất dinh dưỡng đi vào nguyên bào giảm dần và giai đoạn sinh trưởng kết thúc.
Giai đoạn phát triển: giai đoạn này gồm 2 lần phân chia liên tục tế bào.Tinh bào cấp 1 phân chia thành 2 tinh bào cấp 2 , rồi phân chia thành 2 tinh bào tiền tinh trùng,trong nhân tiền tinh trùng chứa1/2 nhiễm sắc thể. Như vậy 1 tinh nguyên bào phân chia thành 4 tinh tử.
Giai đoạn thành thục tinh trùng:Tiền tinh trùng biến thành tinh trùng.
Giai đoạn này đầu tiên nhân lệch về 1 phía tế bào, tương bào dầy ra.
Tâm tế bào nằm vuông góc với bề mạt của nhân, nhân đó được bao phủ chỉ 1 lớp mỏng tương bào phần này của tế bào được tạo thành phần đầu tinh trùng .
Phần kéo dài của tế bào hình thành đuôi tinh trùng, chung quanh có bào tương co bóp được.
3.Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng:
Các hoomon hướng sinh dục của tuyến yên thí FSH kích thích nang dịch hoàn, ống sinh tinh và tế bào sertaly phát triển và tăng sinh ra tế bào sinh dục đực.
Thời gian thành thục sinh dục đực của con trống phụ thuộc vào giống, thức ăn và môi trường.
Ánh sáng là yếu tố tác động mạnh nhất đến tuyến yên, tiết ra hoocmon hướng sinh dục.
4.Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng:
Tinh trùng của gia cầm có cấu tạo: đầu, cổ, thân và đuôi.
Đầu của các loại tinh trùng có hình mũ chụp và chứa nhân đồng nhất. Phía trước chân có các tiểu thể nhỏ, sản phẩm của câcbộ golgi.Cổ không dài lắm, bị thắt lại nối với đầu và thân. Phía trên cổ,ở dưới nhân có trung thể. Gần nó bắt đầu bằng sợi trục,sợi này cấu tạo bời fibrin nhỏ kéo dài xuống đuôi .
5.Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu:
Gà khi thành thục sinh dục, bắt đầu có phản xạ sinh dục.
Đây là phản xạ không điều kiện gồm: 1) phản xạ giao,2) hương phấn của cơ quan giao hợp,3) phản xạ giao phối, 4) phóng tinh. Những phản xạ trên xảy ra trong cùng 1 thời gian ngắn, chúng có mối quan hệ với nhau
Phản xạ giao tiếp của con trống biểu hiện hành vi đuổi mái,gẹo, kêu cục cục……vỗ cánh xoay mình con mái.
Khi con mái đúng yên là lúc cơ quan giao cấu con trống hưng phấn và nhẩy đạp mái.
Khi trên mình con mái gà trống điều chỉnh tư thế chắc chắn, ổ nhớp ở lỗ huyệt con trống áp sát vào lỗ huyệt con mái và phóng tinh.
III.Sự thụ tinh
sau khi phóng tinh, tinh trùng di chuyển vào ống dẫn trứng,đến cổ phiễu hình loa kèn.Tốc độ di chuyển của tinh trùng phụ thuộc vào chất lượng của chúng lúc co bóp cơ ống dẫn trứng voà độ nhớt của ống dẫn trứng.
Sau 1-2 giờ giao phối tinh trùng còn ở trong âm đạo, sau 72-75 giờ tới phễu. Sau 4-5 ngày giao phối, tinh trùng số lượng lớn ở tử cung và cuống phễu,1 số có thể sống tới 30 ở phễu.
Cơ chế thụ tinh
Tinh trùng gặp trứng ở phễu và thụ tinh ở đó.Tế bào trứng có khả năng thụ tinh sua 15-20 phút rụng trứng.
Khi tinh trùng gặp tế boà trứng, chúng tiết ra chất tiền tố làm tan màng lòng đỏ: Đầu, cổ và thân tinh trùng di chuyển vào tương bào, còn đuôi nằm ngoài tế bào trứng.
Sự hình thành hợp tử là do có quá trình đồng hoá giữa nhân tế bào trứng và nhân của tinh bào.
III.Qúa trình phát triển phôi trong khi ấp trứng:
Ngày đầu của sự phát triển: 6 giờ sau khi ấp phôi gà dài 5mm, hình thành nếp thần kinh trên dây sống nguyên thuỷ. Sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống thần kinh và hình thành 5-6 đốt thân.
Ngày thứ 2 của sự phát triển: phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai. Bắt đầu suất hiện mầm tim. Mạch máu bao quanh lòng đỏ(noãn hoàn),chất dinh dưỡng của noãn hoàn cung cấp cho phôi.
Ngày thứ3: bắt đầu hình thành đầu,cổ và ngực của phôi. Nếp đuôi và nếp cánh lớn lên hợp với thân sau cua phôi .Từ đó màng ối, màng nhung phân chia thành màng túi, màng ở ngoài là màng nhung, màng trong là màng ối. Hai màng nay dính liền với nhau. Ngày thứ 3 hình thành màng gan và phổi.
Ngày thứ 4: phôi có dạng như động vật bậc cao, độ dài 8mm.
Ngày thứ 5: phôi phát triển tăng dần đạt chiều dài 12cm, nhìn bề ngoài có hình dáng của loài chim.
Ngày thứ 6: kích thức phôi đạt 16mm. Mạch máu phủ nhiều quanh phôi,trông như màng nhện.
Ngày thứ 7: vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi, trong màng ối hình thành huyết quản. Thành màng ối xuất hiện cơ trơn để màng co bóp được. Phôi phát triển trong môi trường nước của màng ối.
Ngày thứ 8,9,10…..
Ngày thứ 11: phôi dài 4,5cm,đã hình thành chân.
Ngày thứ 12: huyết của noãn hoàn phát triển mạnh, chuyên vận chuyển chất dinh dưỡng đến phổi.
Ngày thứ 13: trên đầu phôi gà xuất hiên lông tơ, móng chân và mỏ hình thành rõ.
Ngày thứ 14: phôi lớn chiếm gần hết khoang trứng đã cử động, lông phủ kín toàn thân.
Ngày thứ 15-16: kích thước của niệu nang tăng lên tương ứng với kích thước của phôi.protein được phôi sử dụng hầu như hoàn toàn.Số lòng đỏ dược phôi tiêu thụ gần hết.Sự hô hấp nhờ mạch máu.
Ngày 17-18-19: phôi chiếm toàn bộ khối lượng trứng(trừ buồng khí).
Ngày 20: mỏ của phôi mổ thủng buồng khí. Lúc này gà con láy oxy qua đường hô hấp, phổi và mạch máu. Gà con cử động và mổ thủng vỏ trứng.
Ngày thứ 21: Gà con bát đầu chui ra khỏi vỏ. Kết thúc chu kỳ ấp trứng.
CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Gấu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)