Sinh hsg
Chia sẻ bởi Trieu Quang Huy |
Ngày 27/04/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: sinh hsg thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 15/10/2013
(Đề thi gồm 2 trang, có 10 câu, mỗi câu 2,0 điểm)
Câu 1.
a. Người ta tiến hành thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau, sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Nêu ý nghĩa của tính chất đó đối với tế bào?
b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó.
Câu 2.
a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?
b. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành?
Câu 3.
a. Vì sao nói màu xanh lục của lá cây không liên quan trực tiếp với chức năng quang hợp của nó?
b. Giải thích tại sao trong quá trình quang hợp nếu quá thiếu hay quá thừa CO2 đều làm giảm sút năng suất cây trồng?
Câu 4.
a. Tại sao khi quá trình hô hấp của rễ bị giảm thì quá trình hút nước và khoáng của cây cũng bị suy giảm hoặc ngừng lại?
b. Nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng ôxi không khí, loại thực vật ảnh hưởng khác nhau như thế nào lên hô hấp sáng và hô hấp tối ở thực vật?
Câu 5.
a. Hêmôglôbin (Hb) được gọi là sắc tố hô hấp nhờ đặc tính nào?
b. Nhờ đặc tính và sự chênh lệch áp suất CO2 và O2; Hb có khả năng kết hợp với CO2 và O2 nhờ đó mà cung cấp O2 và lấy CO2 cho tế bào bằng các phản ứng:
I. HbCO2 → Hb + CO2 II. Hb + 4O2→ HbO8
III. HbO8 → 4O2 + Hb IV. Hb + CO2 → HbCO2
Hãy cho biết các phản ứng trên xảy ra ở đâu và có vai trò gì.
Câu 6.
a. Tại sao bao miêlin có khả năng cách điện?
b. Tại sao nói chùy xináp có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh?
c. Có thể thay đổi được tập tính không? Trong trường hợp nào?
Câu 7.
Khi quan sát hình ảnh hiển vi của một tế bào thấy các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a. Hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào nguyên phân hay giảm phân. Giải thích.
b. Ý nghĩa của quá trình phân bào trên là gì?
Câu 8.
Xét 1 cặp NST tương đồng mang các gen theo trình tự như sau: ABCDE(FGH và abcde(fgh (( là tâm động).
a. Do đột biến cấu trúc NST đã tạo ra 2 NST là AbcdDE(FGH và aBCe(fgh. Mỗi NST đột biến thuộc dạng nào trong đột biến cấu trúc NST và nêu vai trò của đột biến đó? Hãy cho biết cơ chế hình thành 2 NST trên.
b. Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh chứa cặp NST nói trên, ở kì sau của giảm phân II, cặp NST này đã không phân li ở cả 2 tế bào con. Kết quả tế bào này có thể tạo ra những loại giao tử nào?
Câu 9.
Hệ nhóm ABO ở người, gồm alen IA qui định nhóm máu A, alen IB qui định nhóm máu B và alen i qui định nhóm máu O. Trong đó, 2 alen IA và IB trội tương đương (tạo nhóm máu AB) và đều trội hoàn toàn so với i. Ngoài ra, hệ nhóm máu MN có 2 alen M và N tạo ra 3 loại kiểu hình là MM, MN và NN. Các gen này phân li độc lập.
a. Với 2 hệ nhóm máu nói trên thì ở người có bao nhiêu loại kiểu hình và bao nhiêu loại kiểu gen về nhóm máu? Bố có nhóm máu AB, MM và mẹ có nhóm máu O, NN. Con của họ có thể có những loại nhóm máu nào?
b. Với 2 hệ nhóm máu nói trên thì mỗi cá thể có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Câu 10.
Một tế bào sinh dưỡng
TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 15/10/2013
(Đề thi gồm 2 trang, có 10 câu, mỗi câu 2,0 điểm)
Câu 1.
a. Người ta tiến hành thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau, sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Nêu ý nghĩa của tính chất đó đối với tế bào?
b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó.
Câu 2.
a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?
b. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành?
Câu 3.
a. Vì sao nói màu xanh lục của lá cây không liên quan trực tiếp với chức năng quang hợp của nó?
b. Giải thích tại sao trong quá trình quang hợp nếu quá thiếu hay quá thừa CO2 đều làm giảm sút năng suất cây trồng?
Câu 4.
a. Tại sao khi quá trình hô hấp của rễ bị giảm thì quá trình hút nước và khoáng của cây cũng bị suy giảm hoặc ngừng lại?
b. Nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng ôxi không khí, loại thực vật ảnh hưởng khác nhau như thế nào lên hô hấp sáng và hô hấp tối ở thực vật?
Câu 5.
a. Hêmôglôbin (Hb) được gọi là sắc tố hô hấp nhờ đặc tính nào?
b. Nhờ đặc tính và sự chênh lệch áp suất CO2 và O2; Hb có khả năng kết hợp với CO2 và O2 nhờ đó mà cung cấp O2 và lấy CO2 cho tế bào bằng các phản ứng:
I. HbCO2 → Hb + CO2 II. Hb + 4O2→ HbO8
III. HbO8 → 4O2 + Hb IV. Hb + CO2 → HbCO2
Hãy cho biết các phản ứng trên xảy ra ở đâu và có vai trò gì.
Câu 6.
a. Tại sao bao miêlin có khả năng cách điện?
b. Tại sao nói chùy xináp có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh?
c. Có thể thay đổi được tập tính không? Trong trường hợp nào?
Câu 7.
Khi quan sát hình ảnh hiển vi của một tế bào thấy các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a. Hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào nguyên phân hay giảm phân. Giải thích.
b. Ý nghĩa của quá trình phân bào trên là gì?
Câu 8.
Xét 1 cặp NST tương đồng mang các gen theo trình tự như sau: ABCDE(FGH và abcde(fgh (( là tâm động).
a. Do đột biến cấu trúc NST đã tạo ra 2 NST là AbcdDE(FGH và aBCe(fgh. Mỗi NST đột biến thuộc dạng nào trong đột biến cấu trúc NST và nêu vai trò của đột biến đó? Hãy cho biết cơ chế hình thành 2 NST trên.
b. Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh chứa cặp NST nói trên, ở kì sau của giảm phân II, cặp NST này đã không phân li ở cả 2 tế bào con. Kết quả tế bào này có thể tạo ra những loại giao tử nào?
Câu 9.
Hệ nhóm ABO ở người, gồm alen IA qui định nhóm máu A, alen IB qui định nhóm máu B và alen i qui định nhóm máu O. Trong đó, 2 alen IA và IB trội tương đương (tạo nhóm máu AB) và đều trội hoàn toàn so với i. Ngoài ra, hệ nhóm máu MN có 2 alen M và N tạo ra 3 loại kiểu hình là MM, MN và NN. Các gen này phân li độc lập.
a. Với 2 hệ nhóm máu nói trên thì ở người có bao nhiêu loại kiểu hình và bao nhiêu loại kiểu gen về nhóm máu? Bố có nhóm máu AB, MM và mẹ có nhóm máu O, NN. Con của họ có thể có những loại nhóm máu nào?
b. Với 2 hệ nhóm máu nói trên thì mỗi cá thể có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Câu 10.
Một tế bào sinh dưỡng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trieu Quang Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)