Sinh học vi sinh vật ứng dụng

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Anh | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Sinh học vi sinh vật ứng dụng thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Sinh học vi sinh ứng dụng
Nguyễn Minh Anh
Học sinh trường THPT
chuyên Lê Qúy Đôn – Khánh Hòa
I. Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc:
1. Các quá trình lên men truyền thống:
1.1. Quá trình lên men rượu:
a. Nguyên liệu: tinh bột, đường.
b. Tác nhân : nấm men, nấm sợi (Saccharomyces cerevisiae)

c. Cơ chế:
B1 : Gạo đồ chín, bánh men bóp vụn, rắc vào.
Tinh bột
Đường Glucô
(sản phẩm sơ cấp 1)
B2: Sản phẩm cấp 1 bổ sung thêm nước và được lên men tiếp nhờ nấm men
Đường
Rượu ( sản phẩm cấp 2)
B3: Chế biến sản phẩm cấp 2 thành rượu thành phẩm.

d. Điều kiện:
- Ở B1: Quá trình phân giải tinh bột thành đường là quá trình hiếu khí.
- Ở B2: Qúa trình chuyển hóa đường thành rượu là quá trình kị khí nên phải được ủ trong chum có nắp đậy kín.
- Ở B3: Thiết bị chưng cất tốt có thể loại bỏ các anđêhit độc và nâng cao chất lượng rượu

e. Kết quả:
Rượu không qua chưng cất chứa nhiều chất bổ dưỡng như vitamin, axit amin,…
1.2. Lên men lactic:
1.2.1. Sự lên men lactic đồng hình:
Là một quá trinh lên men đơn giản, Glucô qua quá trình chuyển hóa chỉ có 1 sản phẩm tạo thành là axit lactic:
C6H12O6  2 CH3CHOHCOOH + 136 Kj

1.2.2. Sự lên men lactic dị hình:
Là quá trình lên men phức tạp và cho nhiều sản phẩm khác nhau:
C6H12O6  CH3CHOH + CH3CHOHCOOH + CH3COOH + CO2
Từ 1 phân tử đường cho ra 60% axit lactic ngoài ra là rượu etylic, axit axetic, glixerin và 4 ATP
1.2. Quá trình lên men lactic trong làm chua thực phẩm:
* Muối dưa:
a. Nguyên liệu : các loại rau, củ, quả…( rau cải, cà tím, dưa leo,…)
b. Tác nhân: vi khuẩn lactic.
c. Cơ chế: Quá trình lên men lactic theo sơ đồ sau:




d. Điều kiện:
- Kị khí: VK lên men Lactic hoạt động trong điều kiện kị khí. Bởi vậy nên rau, củ, quả …phải được chìm trong dd nước muối.
- Ức chế được hoạt động của các loại VK lên men thối bằng cách : tạo nồng độ muối phù hợp, bổ sung thêm hành, tỏi hay giềng vào lẫn với nguyên liệu , tạo đkiện để lên men lactic đc nhanh hơn (dùng nc’ ấm để muối dưa, thêm ít nc’ dưa cũ để tăng số lượng vi khuẩn lactic ban đầu.
e. Cách tiến hành:
- Rau quả cắt nhỏ từ 3-4 cm,có thể phơi nắng 1 chút để rau quả se mặt.
- Đổ rau, quả vào bình trụ.
- Pha nước muối 5-6% + đường trong nước ấm, đổ cho ngập nước rau quả.
- Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm
* Kết quả: màu xanh rau quả  vàng của dưa; vị chua nhẹ, thơm.
* Giải thích hiện tượng:
- VK Lactic phân giải một số đường có trong rau quả đã khuếch tán vào môi trường thành axit lactic


- Do sự chênh lệch nồng độ giữa chất trong và ngoài TB nên có sự di chuyển các chất và nc’ trong TB ra ngoài làm cân bằng sự chênh lệch nồng độ, giúp quá trình lên men lactic xảy ra.
* Chú ý:
Không nên ủ dưa quá lâu, vì:
- Khi dưa quá chua VK lactic bị ức chế h/động đồng thời nấm men và nấm sợi phát triển tạo thành váng màu trắng.
- Nấm men oxi hóa axit lactic làm nước dưa nhạt dần tạo MT cho VK lên men thối hoạt động, xâm nhập vào dưa và làm hỏng dưa.

* Sữa chua:
Tiến hành: Lấy 100 ml sữa đặc vào cốc, rót 350 ml nước sôi vào khuấy đều, để nguội đến khoảng 40-45’C, cho sữa chua gốc vào khuấy đều, cho vào hũ, ủ ở 40’C. Sau 6-8h sữa đông tụ tạo thành sữa chua.
Hiện tượng: Sữa trắng  ngà., lỏng  đặc, mùi thơm, vị chua ngọt.
Giải thích: VK lactic biến đường thành axit lactic, sự lên men có tỏa nhiệt prôtêin biến đổi làm sữa chua đông tụ, đồng thời lên men phụ tạo diaxetyl, các este và các axit amin hữu cơ làm sữa có vị chua, thơm ngon.
Lactoz Galactoz + Glucoz axit lactic
Kết luận: VK lactic biến đường thành axit lactic
1.3. Quá trình phân giải prôtêin trong chế biến nước mắm:
a. Nguyên liệu: cá các loại.
b. Tác nhân: men prôtêaza có trong ruột cá, một số VK ưa mặn tham gia quá trình lên men tạo hương.
c. Cơ chế:



d. Điều kiện:
- Nồng độ muối thích hợp (25 – 30% khối lượng cá) có tác dụng ức chế các VK lên men thối mà ko ảnh hưởng đến h/ động của men prôtêaza và các VK lên men tạo hương.
- Giai đoạn lên men tạo hương tiến hành trong điều kiện kị khí, thời gian dài (khoảng 6 tháng), tránh ánh sáng.(…)
e. Kết quả: Dịch thủy phân được lọc và pha chế thành nước mắm thành phẩm phù hợp với thị trường.
1.4. Quá trình lên men dấm: (lên men axetic)
Quá trình này thực chất là quá trình oxi hóa hiếu khí nhưng người ta vẫn quen gọi là “lên men”.
a. Nguyên liệu: rượu (5-6%) hoặc nước đường.
b. Tác nhân: VK axetic. Nếu làm từ nước đường thì còn có nấm men tham gia chuyển hóa





c. Cơ chế:





d. Điều kiện:
- Vì là quá trình hiếu khí nên bề mặt cần mặt thoáng để có đủ oxi cho quá trình chuyển hóa.
- Khi giấm vừa ngon (3-5% axit axetic) cần chắt lọc và hấp khử trùng để giữ giấm được lâu.
e. Kết quả: Sản phẩm tạo ra ngoài axit axetic còn chứa nhiều sản phẩm phụ tạo hương thơm đặc trưng do người ta thêm vào.
1.5. Qúa trình phân giải prôtêin trong làm tương:
a. Nguyên liệu: tinh bột ( gạo nếp), đậu tương.
b. Tác nhân: nấm sợi (Aspergillus oryzae), 1 số VK phân giải prôtêin.
c. Cơ chế:
- Ủ mốc tương: gạo nếo đồ chín để mốc tương phát triển.



- Làm nước đậu: Đậu tương rang chín, nghiền nhỏ, hòa với nước, lên men sơ bộ.



- Ngả tương: Trộn lẫn mốc tương và nước đậu đã làm xong, thêm nước và muối rồi cho lên men tiếp.
Tinh bột
Mốc tương + đường
Nấm sợi
Nước đậu
Prôtêin đơn giản + axit amin
Vi khuẩn
Mốc tương
Hỗn hợp
Tương
Prôtêin
( đậu tương)
Trộn
VK
Pepton
Vi khuẩn
d. Điều kiện:
- Mốc tương phát triển tốt nhất ở 30-32’C, độ ẩm 80-90%.
- Mốc tương sau khi mọc từ 5-7 ngày thì đem ngả tương.
- Giai đoạn làm nước đỗ: Đỗ sau khi rang đổ vào vại ngâm nước (1kg đổ 4-5 l nước). Sau 7 ngày thì đem ngả tương ngay.
- Cần tính toán cho giai đoạn ủ môc đậu và làm nước đôc kết thúc đồng thời.
- Khi ngả tương cần nồng độ muối thích hợp (ko dưới 13%), phơi nắng và đảo khuấy thường xuyên.
e. Kết quả:
Tương chín 5-10 ngày là ăn được, nhưng ngon nhất khi ngả từ 1-2 tháng.
2. Sản xuất sinh khối vi sinh vật:

a. Cơ sở khoa học: Một số chủng vi sinh vật mang nhiều đặc tính quý:
- Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao (30 – 70% là prôtêin) cùng các axit amin không thay thế, các vitamin và các men.
- Có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. (bảng)
- Chi phí đầu tư thấp, ít chịu ảnh hưởng của khí hậu, thiên tai, sâu bệnh…
- Tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền như nước, rỉ đường, khí CO2, khí thiên nhiên…
b. Một số ứng dụng sản xuất sinh khối vi sinh vật ờ Việt Nam:
- Ủ men thức ăn chăn nuôi heo có tác dụng làm cho heo tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn và hạ giá thành sản phẩm.
- Chuyển hóa khoai sắn nghèo prôtêin (1-2%) thành sinh khối nấm sợi giàu prôtêin. (28-32%)
- Nuôi cấy vk lam (Spirulina) để chuyển CO2 và phân khoáng thành sinh khối giàu prôtêin (60-70%) cùng nhiều hoạt chất sinh học có hoạt tính cao.

3. Sản xuất nấm men bánh mì:
Để sản xuất nấm men bánh mì, người ta sử dụng các chủng S.cerevisiae
Đó là các chủng rất bền nhiệt, sinh sản nhanh, có thể kéo dài hoạt tính enzim của mình ở nhiệt độ cao.
Sản xuất nấm men làm nở bột mì được tiến hành trong Đk ko khí ở các bình nuôi cấy liên tục.
Bánh mì sau khi ủ men sẽ có hiện tượng:
200g đường + 132 NH3 + 7,5g hỗn hợp khoáng  100g sinh khối nấm men + 140.14g CO2 + 78.12g H2O.
Chính CO2 làm nở bột mì tạo cho bánh trở nên phồng xốp.
II. Sử dụng vi sinh vật trong nông nghiệp:
1. Sản xuất chất kích thích sinh trưởng dùng trong trồng trọt:
a. Cơ sở khoa học: Nhiều chủng vsv trong quá trình trao đổi chất tạo ra những chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của thực vật.
vd: Chất giberelin do nấm lúa von tạo ra.
2. Sản xuất phân bón vi sinh vật:
a. Cơ sở khoa học:
- Một số vi sinh vật có khả năng cố định Nitơ tự do(N2) thành đạm dễ tiêu trong đất như amoni (NH4+); phân giải dạng phân lân khó hấp thụ với cây trồng thành dạng dễ hấp thụ; kích thích sự sinh trưởng ở thực vật; ức chế sự phát triển của nấm bệnh.
- Thành phần các vsv có khả năng này chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm sống tự do: Điển hình là các VSV thuộc các chi Azotobacter, Azospirilium, Clostridium, …
+ Nhóm sống cộng sinh: các vsv thuộc các chi Rhizobium, Frankia,…
+ Đặc biệt, có những loài vsv vừa có khả năng sống tự do, vừa có khả năng sống cộng sinh như Anabaena ( VK lam ), Nostoc…
- Chế tạo hỗn hợp phân bón chứa nhiều TB vsv nói trên sẽ giúp cho đất thêm màu mỡ, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao…

b. Một số loại phân bón vi sinh vật:
- Nitragin: Loại phân bón chứa nhiều vi khuẩn nốt sần ở cây họ đậu (Rhizobium) có khả năng cố định Nitơ cao. Khi bón cho đậu làm tăng sản lượng 15-25%.
- Azôgin: là loại phân bón chứa nhiều vi khuẩn azotobacter, tác động lên cây trồng qua 3 cơ chế :cố định đạm, kích thích sinh trưởng, ức chế nấm bệnh…(Thường dùng cho bắp cải)
- Trồng bèo hoa dâu (chứa khuẩn lam có khả năng cố đinh đạm) trên ruộng lúa làm giảm chi phí mua phân đạm mà vẫn tăng năng suất lúa.
- Photphobacterin: là loại phân chứa những VK có khả năng phân giải những dạng lân khó tan thành những dạng lân dễ tan mà cây trồng hấp thụ được.
3. Sử dụng VSV bảo vệ môi trường sống
a. Cơ sở khoa học:
- Một số chủng vsv có khả năng phân giải những hợp chất khó phân giải và độc hại trong các sản phẩm thải của sản xuất và đời sống.
- Chủ động sử dụng chúng để xử lí chất thải công nghiệp và rác đô thị giúp bảo vệ MT sống của con người và các sinh vật khác.
b. Một số ví dụ thực tiễn:
- Linhin: Có nhiều trong nhà máy giấy. Nhiều loại nấm có khả năng phân giải chất này như Polystictus, Stereum, Pleurotus…
- Xelluloz + kitin : có nhiều trong rác đô thi, nhiều xạ khuẩn (streptomyes) và nấm mốc có khả năng phân giải chất này.
- Các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ tổng hợp (Nitrôphênol, đinitrôcrezôn,…) gây ô nhiễm môi trường và tác nhân gây ung thư. Nhóm vi khuẩn chuyển hóa Nitơ có khả năng phân giải các chất này.(Nitrosospira, Nitrosococcus, Nitrobacter…)

- H2S gây ô nhiểm MT nước và thường làm cá, tôm chết. Các VK lưu huỳnh có khả năng phân giải mạnh hợp chất này.(Thiobacillus, thiobacterium,…)
4. Sản xuất chế phẩm vi sinh vật diệt sâu bọ: (thuốc trừ sâu vi sinh)
4.1. Cơ sở khoa học:
- Một số vsv là tác nhân gây bệnh cho các sâu bọ phá hoại cây trồng.
- Sử dụng chúng để diệt sâu bọ sẽ ko gây ô nhiễm MT, dễ sản xuất với chi phí đầu tư thấp.
- Tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho 1 số loài sâu hại nhất định, ko gây độc hại cho người và động vật có ích.
4.2. Sản xuất chế phẩm:
a. Chế phẩm VK trừ sâu:
b. Chế phẩm virus trừ sâu:
Nuôi sâu giống
( vật chủ )
Chế biến
thức ăn nhân tạo
Nuôi sâu hàng loạt
Nhiễm bênh virus cho sâu
Pha chế chế phẩm
- Thu thập sâu, bệnh.
- Nghiền, lọc.
- Li tâm
- Thêm chất phụ gia
Sấy khô
Kiểm tra chất lượng
Đóng gói
c. Chế phẩm nấm trừ sâu:
Giống thuần
(Beauveria
bassiana
Môi trường
nhân sinh khối
(cám, ngô, đường)
Rải mỏng để hình
thành bào tử trong
điều kiện thoáng
khí
Thu sinh
khối nấm
- Sấy, đóng gói
- Bảo quản
- Sử dụng
4.3. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng:
- Con người ngày càng thu hẹp diện tích sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và thay vào đó là thuốc trừ sâu vi sinh.
- 90 loài VK, 530 loài nấm sợi, nhiều loài virus có khả năng diệt trừ sâu hại cây trồng được tìm ra.
- Cũng đã tìm được các loài VK có khả năng tiêu diệt ấu trùng muỗi truyền bênh sốt rét và sốt xuất huyết.
- Đã sử dụng rộng rãi nhiều loại xạ khuẩn có khả năng diệt nấm bệnh trên cây trồng (bênh đạo ôn, khô vằn, tiêm lửa…)
- Tại VN cũng có những thành công trong việc sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh thủ công nhưng chi phí khá đắt.

ví dụ:
Hình thái virus Bacillus thuringiensis (Bt)
Tinh thể độc của Bacillus thuringiensis
Thuốc trừ sâu Bt thương phẩm
SÂU CHẾT VÌ ĐỘC TÍNH CỦA Bt
SÂU CHẾT VÌ ĐỘC TÍNH CỦA Bt
5. Sản xuất chế phẩm sinh vi sinh sử dụng trong chăn nuôi:
a. Cơ sở khoa học:
- Nhiều vsv có khả năng tổng hợp nhiều chất quý giá như các axit amin ko thay thế, các vitamin, các hoocmon kích thích sinh trưởng…sử dụng chúng sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình chăn nuôi
b. Kết quả thực tiễn:
- Ngày nay có tới 60% các loại axit amin đc sản xuất là nhờ vsv, trong đó đáng kể là lizin, phenylalanin, axit aspartic, axit glutamic…
- Nhiều vitamin được tổng hợp nhờ vsv như B12, B2, A, C, H, D2…
- Kích thích tố sinh trưởng ở bò (BST) và ở lợn (PST) cũng được tổng hợp nhờ vsv.
III. Sử dụng vsv trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm:
1. Sử dụng vsv trong công nghiệp rượu, bia:
a. Sản xuất rượu:
- Quy trình chung:
- Giá trị kinh tế
+ Chế tạo rượu và các đồ uống có cồn.
+ Là nguyên liệu chế tạo nhiều sản phẩm quan trọng khác như sơn, este, cao su nhân tạo, thuốc nổ, chất dẻo, sợi nhân tạo…
+ Là nguồn nguyên liêu thay thế cho xăng cung cấp cho các đông cơ,
( Do hiện nay có 1 số loại xe ôtô dùng cồn làm nguyên liệu )

b. Sản xuất bia:
- Quy trình chung:
Mầm đại mạch
Tinh bột
Hoa Hublon
Bia
Bia tươi
Bia chai
Các men
trong
mầm
đại mạch
Khử trùng
Đóng chai
Nấm men
2. Sử dụng vsv trong sản xuất enzim:
- Quy trình chung
+ Nuôi cấy vsv trong điều kiện và MT dinh dưỡng thích hợp.
+ Thu nhận enzim từ MT nuôi cấy theo sơ đồ:






- Giá trị kinh tế: Enzim là chất xúc tác sinh học đc sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau của sản xuất và đời sống.
vd: Amilaza thủy phân tinh bột thành đường(dùng trong công nghiệp thực phẩm, giấy..). Prôtêaza thủy phân prôtêaza thành các prôtêin đơn giản và aa (CN thực phẩm). Lipaza thủy phân chất béo (CN bột giặt). Pectinaza thủy phân pectin (CN thực phẩm). Xellulaza thủy phân xelluloz (bổ sung vào thức ăn gia súc và sử lí rác). Một số enzim dùng trong chuẩn đoán bênh tật và trong KT di truyền (rectrictaza, ligaza…)
3. Sử dụng vsv trong sản xuất chất kháng sinh:
- Quy trình chung:
+ Pha tăng sinh khối: trong MT dinh dưỡng và ĐK thích hợp, bào tử xạ khuẩn hay nấm sợi nảy mầm và sinh sản để tăng sinh khối lên nhiều lần.
+ Pha sinh tổng hợp: Trong MT dinh dưỡng và ĐK thích hợp, các cá thể xạ khuẩn hay nấm sợi tiến hành sinh tổng hợp chất kháng sinh.
+ Pha thu hồi chế biến: Tách chất kháng sinh ra khỏi MT nuôi cấy, tinh sạch, chúng và có thể bỏ qua bước chế biến hóa học thành sản phẩm sử dụng.
4. Sử dụng vsv trong sản xuất vitamin:
Tương tự 3 pha như sản xuất chất kháng sinh:
+ Pha tăng sinh khối.
+ Pha sinh tổng hợp vitamin
+ Pha thu hồi và chế biến vitamin.
Vitamin là những chất điều hòa sinh học rất cần cho hoật động sống của con người nhưng con ng` ko tự tổng hợp được mà phải hấp thụ qua thức ăn. Do đó, vitamin có thể làm dược phẩm, nguyên liệu trong công nghiệp và chăn nuôi.
5. Sử dụng vsv trong sản xuất axit amin:
a. Cơ sở khoa học:
- Trong 20 loại aa có 8 aa ko thay thế, tức là con người ko thể tự tổng hợp đc mà phải qua thức ăn, nó có thể tách từ tự nhiên, phương pháp enzim hay lên men nhờ vsv. Phương pháp vsv có ưu điểm rẻ tiền và dễ sản xuất.
b. Cơ chế:
- Axit glutamic (sản xuất mì chính) là 1 trong ~ loại aa được điều chế từ vsv phổ biến nhất.
tinh bộtđườngaxit pyruvicaxit ceto glutamicaxit glutamic+NH4
- Ngoài ra, nười ta còn dùng nhiều VK để tổng hợp nhiều loại aa khác như lizin, valin, isolơxin, triptophan…
6. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất bột giặt sinh học:
Một trong những ứng dụng các quá trình phân giải ở vi sinh vật con người đã sản xuất bột giặt sinh học
Bột giặt sinh học có nghĩa là trong bột giặt có chứa ít nhất một loại enzim từ vi sinh vật dùng tẩy một số vết bẩn do thức ăn gây ra . Trong đ ó amilazac có tác dụng tẩy bỏ tinh bột , prôtêza có tác dụng tẩy bỏ thịt và lipaza có tác dụng tẩy bỏ mỡ.
Bột giặt sinh học là hợp chất đa enzymes, cấy sinh học , với các tính năng vượt trội:
* Ngâm cách đêm không hôi ngay cả trong thời tiết nóng
* Tiết kiệm bột giặt ( 10gr /1kg vải khô) so với bột giặt thông thường là 30gr/1kg vải khô
* Tiết kiệm nước do tạo rất ít bọt mà chất lường tẩy rửa vẫn tuyệt hảo.
* Không phai màu vải.
* Thích hợp giặt đồ cho bé không gây dị ứng cho làn da mẫn cảm của bé
* Tái sử dụng được nước xả để tưới cây cối - thân thiện với môi trường.
* Thích hợp cho tẩy rửa thuỷ tinh, sành sứ, đồ trang sức kim loại quý, inox...
* Tính khử mùi cao thích hợp cho tẩy rửa chất tanh, huyết thanh... dùng giặt rửa khăn trải bàn, drap, ga gối, mền tuyệt vời.
* Sử dụng tốt với nguồn nước cứng, giếng, nước núi đá vôi...
* Không hại da tay do hoàn toàn không dùng xút ăn da.
* Phân huỷ sinh học 100% ,bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm
7. Cải thiện công nghiệp thuộc da:
Nhờ các quá trình phân giải ở vi sinh vật đã giúp con người cải thiện được công nghiệp thuộc da.
* Nguyên nhân:
Theo thống kê, mỗi năm ngành thuộc da Việt Nam thải ra 4.000 tấn chất thải rắn. Trong quá trình thuộc da, phần lớn người ta phải cho muối crôm vào để thay đổi cấu trúc da động vật, tránh nhăn nheo khi thay đổi thời tiết và ẩm mốc khi gặp nước...
Vì thế, khoảng 1% khối lượng của da phế thải có chứa crôm và một khối lượng lớn chứa chất gelatin. Crôm khi gặp điều kiện thuận lợi dễ chuyển hóa thành crôm IV và crôm VI, những chất có thể gây tử vong, ung thư cho người và động vật khi tiếp xúc.
Thuộc da là công nghệ có từ lâu đời và có ở nhiều quốc gia. Đây thực chất là một quá trình chế biến da và lông bằng hóa chất để nâng cao chất lượng của da sống và da lông. Để có những chiếc áo, chiếc mũ, túi... và những đôi giày bằng da phải trải qua nhiều công đoạn. Ngày nay quá trình thuộc da tồn tại chủ yếu ở các nước nghèo. Họ dần trở thành “thùng rác” chứa những chất thải độc hại.
Băng-la-đét là một nước nghèo, đông dân, có nền công nghiệp thuộc da độc hại “nhập khẩu” từ các nước EU.
Ngay bên cạnh đó là một nhà máy thuộc da với các công nhân làm việc rất chăm chỉ ...
... để tạo ra những miếng da thuộc đẹp đẽ - thành phần làm thành những đôi giày, những chiếc túi xinh xinh cho các bà, các cô và cả các quý ông.
* Hậu quả:

Hủy hoại da…
…và gây ra những vấn đề cho đường hô hấp
* Biện pháp khắc phục:
Ngày nay việc sử dụng các enzim protêza và lipaza từ vi sinh vật thay cho hoá chất dùng trong công nghệ thuộc da trước kia không những tăng chất lượng da mà còn tránh các ảnh hưởng xấu cho môi trường sống vì các enzim protêza phân huỷ được protêin và lipaza phân huỷ được lipit có trong bộ da động vật. Từ đó giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất độc hại hạn chế được các bệnh do ngành công nghiệp thuộc da gây ra.
Bài tập củng cố:
Phân biệt 3 hình thức: lên men lactic, lên men etylic, lên men axetic
Tác nhân ?
Sản phẩm tạo
thành?
Điều kiện
môi trường cơ bản
Bản chất
CÁM ƠN CÔ CÙNG CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
Danh sách thành viên nhóm 3:
Nhóm trưởng:
- Nguyễn Minh Anh
Nhóm viên:
- Võ Thị Nhơn Ái.
- Nguyễn Đức Song Khang.
- Bùi Quang Huy
- Nguyễn Trần Quốc Anh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)