Sinh học và kỹ thuật nuôi cá măng
Chia sẻ bởi Phan Ut |
Ngày 23/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Sinh học và kỹ thuật nuôi cá măng thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SINH HỌC VÀ KĨ THUẬT NUÔI CÁ MĂNG
I. Đặc điểm sinh học
II. Kỹ thuật nuôi cá măng: Ương cá trong ao đất - Nuôi cá trong lồng
I. Đặc điểm sinh học
1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo
Cá chẽm còn gọi là măng sữa, có tên tiếng Anh là milkfish và được phân loại như sau
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Gonorhynchiformes
Họ: Chanidae
Giống: Chanos
Loài: Chanos chanos
Cá măng có thân dài và dẹp bên, đầu to, vừa, mõm tù và tròn, màng mỡ mắt dày, che kính mắt. Lỗ mũi cách xa nhau, miệng nhỏ ở phía trước, không có răng, không có râu. Hàm trên hơi thô. Khe mang rộng vừa phải. Màng nấp mang rời nhau và tách rời ức, lược mang nhiều, nhỏ.
Cá có vẫy tròn, khó rụng, gốc vi lưng và vi hậu môn có vảy bẹ, gốc vi ngực và vi bụng có vảy nách, gốc vây đuôi có 2 vẩy đuôi dài, vẩy đường bên phát triển. Cá có 1 vây lưng, vây ngực thấp, vây bụng nhỏ, vây đuôi rộng chia 2 thùy sâu. Lưng có màu xanh lục, lường và bụng có màu trắng, mép vây lưng vây hậu môn và vây đuôi đều có viềng đen, vây ngực và vây bụng đen ở gốc. Chiều dài thân cá không kể đuôi gấp 3.5 lần chiều cao thân.
2. Đặc điểm phân bố
Cá măng là loài cá rộng nhiệt, phân bố khắp vùng biển nhiệt đới, và á nhiệt đới, từ -ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. ở nước ta, cá phân bố ở phía đông vịnh bắc bộ và vùng biển
trung bộ (Khánh Hòa đến Thuận Hải) cá lớn nhanh ở nhiệt độ 28- 30oC, nhiệt độ dưới 15oC cá phải được trú đông.
Cá măng rất rộng muối, cá trưởng thành và sống ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở sẽ di chuyển vào bờ, và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay có thể vào sâu trong sông hồ nước ngọt, cá có thể chịu được độ mặn tới 158 %o, tuy nhiên trên 45%o cá sẽ chậm lớn, độ mặn tốt nhất cho sự tăng trưởng là 27- 28%o.
3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Trong tự nhiên, cá măng chủ yếu là ăn phiêu sinh thực. Vì thế cá cũng có cấu trúc mang với rất nhiều lược mang có tác dụng lọc và tập trung thức ăn. Tuy nhiên, cá con rất ít ăn phiêu sinh thực vật, phần lớn là mùn bã hữu cơ và các chất vẩn trong nước hay đáy thủy vực (Banno, 1980). Cá có tập tính ăn ban ngày và cao điểm vào lúc 7 giờ và 13 giờ (Banno, 1980) .Trong phòng thí nghiệm, cá con không ăn vào ban đêm, nhưng dần dần ăn được vào ban đêm khi
thành cá giống. Tuy nhiên cá lớn chủ yếu vẫn ăn vào ban ngày, cá bắt đầu ăn bên ngoài từ ngày thứ 3 sau khi nở, khi đã hết noãn hoàng và giai đoạn 4- 7 ngày tuổi là giai đoạn nguy kịch cho ấu trùng.
Sau 3 tuần tuổi, cá măng có đặc tính ăn các loại lab-lab bao gồm các loại tảo lam, tảo lục, tảo khuê, giáp xác, ấu trùng côn trùng, giun đất và các chất vẩn, chủ yếu là: Spirulina, Microcoleus, Anthrospira, Lynbia, Anabaena, Oscillatoria, Nitzschia, Navicula, Amphiprora. Lumut mà chủ yếu là to lục dạng sợi như: Chaetomorpha, Cladophora, Enteromorpha cũng là thức ăn cho cá trong giai đoạn cá lớn, tuy nhiên không tốt cho dinh dưỡng như lab-lab.
Ngoài ra trong điều kiện nuôi cá măng, cá cũng có thể thích nghi và sử dụng tốt các thức ăn nhân tạo.
Cá măng là loài có kích cỡ trung bình, cỡ khai thác thông thường 2- 3 kg, cỡ tối đa bắt gặp có thể 13 kg, cá có tốc độ
lớn khá nhanh, trong điều kiện tự nhiên, 10- 14 ngày sau khi nở cá đạt 2.5- 3 cm, khi có nhiều lab-lab cá có thể đạt 0.3- 0.4 kg sau 4 tháng nuôi.
4. Đặc điểm sinh sản
Tùy từng vùng nuôi với điều kiện tự nhiên khác nhau, tuổi thành thục của cá măng cũng khác nhau. Cá cái thông thường thành thục ở 5-6 năm tuổi, cá đực ở 4 năm tuổi. Kích cỡ cá đực khi thành thục dài khoảng 0.9m, cá cái khoảng 1m, trọng lượng 2-3kg. Trong điều kiện thí nghiệm, cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá nuôi trong ao hay bể. Khi còn nhỏ rất khó phân biệt cá đực và cá cái. Khi thành thục có thể phân biệt dựa vào các lỗ niệu sinh dục và hậu môn: cá cái có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ.
Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ khoảng tháng 4-5. Mùa vụ sinh sản có thể kéo dài và có thể đẻ nhiều lần trong năm. Đến mùa sinh sản, cá di cư ra vùng biển để bắt cặp và đẻ
trứng. Bãi đẻ của cá là những rạng san hô, có độ sâu 20-40m, xa bờ 20 hải lý. Bãi đẻ có nhiệt độ và độ mặn ổn định ở 28oC và 34%o. Cá thường di cư sinh sản vào những kỳ trăng non, lúc nước cường. Cá đẻ vào ban đêm. Trước khi đẻ, chúng ghép đôi với tỷ lệ 1 cá cái và 2 cá đực. Sự kích thích liên tục của 2 cá đực làm cá cái đẻ rốc.
Kỹ thuật nuôi cá măng
1. Ương cá giống trong ao đất
Tùy điều kiện ương nuôi mà qui mô ao ương nuôi có thể thay đổi. Tuy nhiên, hệ thống ương nuôi thường có ao ương chiếm 4-10%, ao chuyển 6%, còn lại là ao thịt. Đề có nơi cho cá trú ẩn và thuận tiện cho thu hoạch, ao đầm nuôi cần thiết kế kinh mương bao rộng 2-5m, sâu 0.75m.
Trước khi ương nuôi, chuẩn bị ao thật kỹ là khâu rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và năng suất. Trong việc chuẩn bị ao, vấn đề quan trọng là phai tạo được lớp lab-lab, lumut và phiêu sinh vật cho cá. Các bước như sau:
a. Tạo lab-lab
Rải phân chuồng khắp đáy ao, đầm với liều lượng 500-2.000kg/ha tùy ao đầm cũ hay mới. Cho nước vào 5cm, sau đó phơi khô. Cho nước vào tiếp 7.5-10 cm. Bón phân 16-20-0 với lượng 100kg/ha hay 18-46-0 với lượng 50kg/ha. Mỗi ngày thêm 5cm nước, sau đó làm đầy đến mức mong muốn như 20-30cm đối với ao ương, 30-40cm đối với ao chuyển, 40-50 cm đối với ao thịt.
Để duy trì sự phát triển liên tục của lab-lab trong ao đầm, sau mỗi 7-10 ngày, bón 15kg phân (16-20-0) /ha. Trước khi thu hoạch 20 ngày nên ngừng bón phân. Đáy ao cứng và nước mặn 25-32%o là điều kiện tốt để tạo lab-lab.
b. Tạo phiêu sinh vật
Phương pháp gây màu nước tạo phiêu sinh vật không giống như phương pháp tạo lab-lab do yêu cầu mức nước sâu hơn và thường vào mùa mưa trong khi tạo lab-lab vào mùa nắng.
Các bước như
tháo cạn nước, sau đó thêm đầy trong vòng 24 giờ;
(ii) thêm nước đến độ sâu 60cm;
(iii) bón phân vô cơ với lượng 22kg(18-46-0) /ha; 50kg (16-20-0)/ha; hay 25kg (16-20-0) cùng với 25kg (0-20-0)/ha;
(iv) sau khi bón phân 1 tuần thì th giống; và
(v) mỗi tuần bón với liều lượng trên để duy trì độ trong 20-30cm. Ngừng bón phân 2 tuần trước khi thu hoạch.
Sau khi chuẩn bị ao, bắt đầu thả giống. Mật độ thích hợp cho nuôi thịt là 1.000-3.000 con/ha. Đối với ao ương, mật độ th là 30-50 con/m2. Các th cũng tương tự như các loài tôm cá khác. Ngoài ra, cũng có thể th ghép cá măng với tôm trong đầm nuôi tôm với mật độ 5.000-1.000 tôm/ha và 1.000-3.000 cá măng/ha hay 1000 con cua biển và 2.000 cá măng/ha
c. Chăm sóc và quản lý
Quản lý chất lượng nước trong điều kiện thích hợp là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc nuôi. Nồng độ muối có thể tăng cao do mức nước thấp và khi độ mặn trên 60%o sẽ gây sốc cho cá. Do đó, cần chủ động cấp nước kịp thời.
Trong những ngày mưa hay trời mát kéo dài, lab-lab có thể bị chết và dẫn đến thiếu oxy, do đó cần có biện pháp xử lý khi cần thiết như thay nước, sục khí..
Ngoài thức ăn chủ yếu là lab-lab, trong quá trình ương nuôi cũng cấn có bổ sung thêm cám gạo, bột mì, với tỉ lệ 4-10% trọng lượng cá nuôi. Cho ăn 2 lần trong ngày sáng và chiều. Thường cho ăn bổ sung là để vỗ béo cá trước khi thu hoạch.
Khi nuôi hỗn hợp với cua cần rào chắn cẩn thận để tránh thất thoát.
2. Nuôi cá trong lồng
Nghề nuôi cá Măng trong lồng đã đạt thành công từ nhiều thế kỷ nay trên nhiều nơi và đã và đang hứa hẹn nhiều triển vọng.
Cũng như các hình thức nuôi lồng khác, chọn vị trí thích hợp là bước khởi sự quan trong và cần đảm bảo ít sóng gió, có dòng nước chảy vừa phải, tráng nơi rác bèo trôi dạt, đáy đấy sét pha thịt và sâu ít nhất 1.5m.
Khu nuôi được rào bằng khung, cọc tre và nhiều lớp lưới với cỡ mắt thích hợp. Diện tích ương khoảng 10% tổng diện tích ương nuôi.
Mật độ cá giống thả khoảng 20.000-30.000 con/ha với kích cỡ cá thích hợp là 6-7 cm. Sau khi ương khoảng 2 tháng, cá đạt 12.5 cm thì chuyển đến khu nuôi thịt. Trong giai đoạn ương, bổ sung cám gạo 2 lần mỗi ngày với tỉ lệ 5% trong lượng thân cá. Trong thời gian nuôi thịt, không cần thiết cho cá ăn
trừ khi vào những tháng trời lạnh hay hai tuần trước khi thu hoạch để vỗ béo cá.
Sau tám tháng đến một năm, cá đạt 500- 800g thì có thể thu hoạch. Phương pháp thu hoạch có thể là lưới vây hay lưới rê.
I. Đặc điểm sinh học
II. Kỹ thuật nuôi cá măng: Ương cá trong ao đất - Nuôi cá trong lồng
I. Đặc điểm sinh học
1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo
Cá chẽm còn gọi là măng sữa, có tên tiếng Anh là milkfish và được phân loại như sau
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Gonorhynchiformes
Họ: Chanidae
Giống: Chanos
Loài: Chanos chanos
Cá măng có thân dài và dẹp bên, đầu to, vừa, mõm tù và tròn, màng mỡ mắt dày, che kính mắt. Lỗ mũi cách xa nhau, miệng nhỏ ở phía trước, không có răng, không có râu. Hàm trên hơi thô. Khe mang rộng vừa phải. Màng nấp mang rời nhau và tách rời ức, lược mang nhiều, nhỏ.
Cá có vẫy tròn, khó rụng, gốc vi lưng và vi hậu môn có vảy bẹ, gốc vi ngực và vi bụng có vảy nách, gốc vây đuôi có 2 vẩy đuôi dài, vẩy đường bên phát triển. Cá có 1 vây lưng, vây ngực thấp, vây bụng nhỏ, vây đuôi rộng chia 2 thùy sâu. Lưng có màu xanh lục, lường và bụng có màu trắng, mép vây lưng vây hậu môn và vây đuôi đều có viềng đen, vây ngực và vây bụng đen ở gốc. Chiều dài thân cá không kể đuôi gấp 3.5 lần chiều cao thân.
2. Đặc điểm phân bố
Cá măng là loài cá rộng nhiệt, phân bố khắp vùng biển nhiệt đới, và á nhiệt đới, từ -ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. ở nước ta, cá phân bố ở phía đông vịnh bắc bộ và vùng biển
trung bộ (Khánh Hòa đến Thuận Hải) cá lớn nhanh ở nhiệt độ 28- 30oC, nhiệt độ dưới 15oC cá phải được trú đông.
Cá măng rất rộng muối, cá trưởng thành và sống ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở sẽ di chuyển vào bờ, và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay có thể vào sâu trong sông hồ nước ngọt, cá có thể chịu được độ mặn tới 158 %o, tuy nhiên trên 45%o cá sẽ chậm lớn, độ mặn tốt nhất cho sự tăng trưởng là 27- 28%o.
3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Trong tự nhiên, cá măng chủ yếu là ăn phiêu sinh thực. Vì thế cá cũng có cấu trúc mang với rất nhiều lược mang có tác dụng lọc và tập trung thức ăn. Tuy nhiên, cá con rất ít ăn phiêu sinh thực vật, phần lớn là mùn bã hữu cơ và các chất vẩn trong nước hay đáy thủy vực (Banno, 1980). Cá có tập tính ăn ban ngày và cao điểm vào lúc 7 giờ và 13 giờ (Banno, 1980) .Trong phòng thí nghiệm, cá con không ăn vào ban đêm, nhưng dần dần ăn được vào ban đêm khi
thành cá giống. Tuy nhiên cá lớn chủ yếu vẫn ăn vào ban ngày, cá bắt đầu ăn bên ngoài từ ngày thứ 3 sau khi nở, khi đã hết noãn hoàng và giai đoạn 4- 7 ngày tuổi là giai đoạn nguy kịch cho ấu trùng.
Sau 3 tuần tuổi, cá măng có đặc tính ăn các loại lab-lab bao gồm các loại tảo lam, tảo lục, tảo khuê, giáp xác, ấu trùng côn trùng, giun đất và các chất vẩn, chủ yếu là: Spirulina, Microcoleus, Anthrospira, Lynbia, Anabaena, Oscillatoria, Nitzschia, Navicula, Amphiprora. Lumut mà chủ yếu là to lục dạng sợi như: Chaetomorpha, Cladophora, Enteromorpha cũng là thức ăn cho cá trong giai đoạn cá lớn, tuy nhiên không tốt cho dinh dưỡng như lab-lab.
Ngoài ra trong điều kiện nuôi cá măng, cá cũng có thể thích nghi và sử dụng tốt các thức ăn nhân tạo.
Cá măng là loài có kích cỡ trung bình, cỡ khai thác thông thường 2- 3 kg, cỡ tối đa bắt gặp có thể 13 kg, cá có tốc độ
lớn khá nhanh, trong điều kiện tự nhiên, 10- 14 ngày sau khi nở cá đạt 2.5- 3 cm, khi có nhiều lab-lab cá có thể đạt 0.3- 0.4 kg sau 4 tháng nuôi.
4. Đặc điểm sinh sản
Tùy từng vùng nuôi với điều kiện tự nhiên khác nhau, tuổi thành thục của cá măng cũng khác nhau. Cá cái thông thường thành thục ở 5-6 năm tuổi, cá đực ở 4 năm tuổi. Kích cỡ cá đực khi thành thục dài khoảng 0.9m, cá cái khoảng 1m, trọng lượng 2-3kg. Trong điều kiện thí nghiệm, cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá nuôi trong ao hay bể. Khi còn nhỏ rất khó phân biệt cá đực và cá cái. Khi thành thục có thể phân biệt dựa vào các lỗ niệu sinh dục và hậu môn: cá cái có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ.
Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ khoảng tháng 4-5. Mùa vụ sinh sản có thể kéo dài và có thể đẻ nhiều lần trong năm. Đến mùa sinh sản, cá di cư ra vùng biển để bắt cặp và đẻ
trứng. Bãi đẻ của cá là những rạng san hô, có độ sâu 20-40m, xa bờ 20 hải lý. Bãi đẻ có nhiệt độ và độ mặn ổn định ở 28oC và 34%o. Cá thường di cư sinh sản vào những kỳ trăng non, lúc nước cường. Cá đẻ vào ban đêm. Trước khi đẻ, chúng ghép đôi với tỷ lệ 1 cá cái và 2 cá đực. Sự kích thích liên tục của 2 cá đực làm cá cái đẻ rốc.
Kỹ thuật nuôi cá măng
1. Ương cá giống trong ao đất
Tùy điều kiện ương nuôi mà qui mô ao ương nuôi có thể thay đổi. Tuy nhiên, hệ thống ương nuôi thường có ao ương chiếm 4-10%, ao chuyển 6%, còn lại là ao thịt. Đề có nơi cho cá trú ẩn và thuận tiện cho thu hoạch, ao đầm nuôi cần thiết kế kinh mương bao rộng 2-5m, sâu 0.75m.
Trước khi ương nuôi, chuẩn bị ao thật kỹ là khâu rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và năng suất. Trong việc chuẩn bị ao, vấn đề quan trọng là phai tạo được lớp lab-lab, lumut và phiêu sinh vật cho cá. Các bước như sau:
a. Tạo lab-lab
Rải phân chuồng khắp đáy ao, đầm với liều lượng 500-2.000kg/ha tùy ao đầm cũ hay mới. Cho nước vào 5cm, sau đó phơi khô. Cho nước vào tiếp 7.5-10 cm. Bón phân 16-20-0 với lượng 100kg/ha hay 18-46-0 với lượng 50kg/ha. Mỗi ngày thêm 5cm nước, sau đó làm đầy đến mức mong muốn như 20-30cm đối với ao ương, 30-40cm đối với ao chuyển, 40-50 cm đối với ao thịt.
Để duy trì sự phát triển liên tục của lab-lab trong ao đầm, sau mỗi 7-10 ngày, bón 15kg phân (16-20-0) /ha. Trước khi thu hoạch 20 ngày nên ngừng bón phân. Đáy ao cứng và nước mặn 25-32%o là điều kiện tốt để tạo lab-lab.
b. Tạo phiêu sinh vật
Phương pháp gây màu nước tạo phiêu sinh vật không giống như phương pháp tạo lab-lab do yêu cầu mức nước sâu hơn và thường vào mùa mưa trong khi tạo lab-lab vào mùa nắng.
Các bước như
tháo cạn nước, sau đó thêm đầy trong vòng 24 giờ;
(ii) thêm nước đến độ sâu 60cm;
(iii) bón phân vô cơ với lượng 22kg(18-46-0) /ha; 50kg (16-20-0)/ha; hay 25kg (16-20-0) cùng với 25kg (0-20-0)/ha;
(iv) sau khi bón phân 1 tuần thì th giống; và
(v) mỗi tuần bón với liều lượng trên để duy trì độ trong 20-30cm. Ngừng bón phân 2 tuần trước khi thu hoạch.
Sau khi chuẩn bị ao, bắt đầu thả giống. Mật độ thích hợp cho nuôi thịt là 1.000-3.000 con/ha. Đối với ao ương, mật độ th là 30-50 con/m2. Các th cũng tương tự như các loài tôm cá khác. Ngoài ra, cũng có thể th ghép cá măng với tôm trong đầm nuôi tôm với mật độ 5.000-1.000 tôm/ha và 1.000-3.000 cá măng/ha hay 1000 con cua biển và 2.000 cá măng/ha
c. Chăm sóc và quản lý
Quản lý chất lượng nước trong điều kiện thích hợp là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc nuôi. Nồng độ muối có thể tăng cao do mức nước thấp và khi độ mặn trên 60%o sẽ gây sốc cho cá. Do đó, cần chủ động cấp nước kịp thời.
Trong những ngày mưa hay trời mát kéo dài, lab-lab có thể bị chết và dẫn đến thiếu oxy, do đó cần có biện pháp xử lý khi cần thiết như thay nước, sục khí..
Ngoài thức ăn chủ yếu là lab-lab, trong quá trình ương nuôi cũng cấn có bổ sung thêm cám gạo, bột mì, với tỉ lệ 4-10% trọng lượng cá nuôi. Cho ăn 2 lần trong ngày sáng và chiều. Thường cho ăn bổ sung là để vỗ béo cá trước khi thu hoạch.
Khi nuôi hỗn hợp với cua cần rào chắn cẩn thận để tránh thất thoát.
2. Nuôi cá trong lồng
Nghề nuôi cá Măng trong lồng đã đạt thành công từ nhiều thế kỷ nay trên nhiều nơi và đã và đang hứa hẹn nhiều triển vọng.
Cũng như các hình thức nuôi lồng khác, chọn vị trí thích hợp là bước khởi sự quan trong và cần đảm bảo ít sóng gió, có dòng nước chảy vừa phải, tráng nơi rác bèo trôi dạt, đáy đấy sét pha thịt và sâu ít nhất 1.5m.
Khu nuôi được rào bằng khung, cọc tre và nhiều lớp lưới với cỡ mắt thích hợp. Diện tích ương khoảng 10% tổng diện tích ương nuôi.
Mật độ cá giống thả khoảng 20.000-30.000 con/ha với kích cỡ cá thích hợp là 6-7 cm. Sau khi ương khoảng 2 tháng, cá đạt 12.5 cm thì chuyển đến khu nuôi thịt. Trong giai đoạn ương, bổ sung cám gạo 2 lần mỗi ngày với tỉ lệ 5% trong lượng thân cá. Trong thời gian nuôi thịt, không cần thiết cho cá ăn
trừ khi vào những tháng trời lạnh hay hai tuần trước khi thu hoạch để vỗ béo cá.
Sau tám tháng đến một năm, cá đạt 500- 800g thì có thể thu hoạch. Phương pháp thu hoạch có thể là lưới vây hay lưới rê.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Ut
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)