Sinh hoc te bao

Chia sẻ bởi Đào Ngọc Anh | Ngày 10/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: sinh hoc te bao thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO
TỔ CHỨC CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA
TẾ
BÀO
Thuyết tế bào
1838-1839 hai nhà khoa học Đức (một nhà thực vật học Schleiden và một nhà động vật học Schwann) sau khi tổng hợp và thừa kế các quan sát của những người đi trước, đã xây dựng nên thuyết tế bào khẳng định rằng moi cơ thể đều cấu tạo từ các tế bào.
- So sánh thuyết tế bào với thuyết cấu tạo nguyên tử.
Cấu tạo tế bào
Prokaryote Pro = before; karyon = nucleus
Tương đối nhỏ - 5 to 10 um
Không có các bào quan được bao bọc bởi màng
earliest cell type
Archaea Đầu tiên được cho là prokaryotes
Tương đối nhỏ - 5 to 10 um
Không có các bào quan được bao bọc bởi màng
Thường sống tong các môi trường cực đoan (thermophiles, halophiles, etc)
Eukaryotes Eu = true; karyon = nucleus
Chứa các bào quan được bao bọc bởi màng
Tiến hóa từ prokaryotes bằng liên kết nội cộng sinh (endosymbiotic) của 2 hay nhiều hơn các prokaryotes
Bao gồm: Protists, Fungi, Animals, and Plants
3 loại tế bào
Tế bào vi khuẩn
E. coli
Tế bào Prokaryote với vùng nhân (nucleoid).
Tế bào vi khuẩn với plasmid
Ảnh cyanobacterium Prochlorococcus
với màng thylakoid
Thylakoids (xanh) bên trong cyanobacterium (Synechocystis)
Hình dạng tế bào nhân sơ
Các tế bào prokaryote rất nhỏ bé, không nhìn được bằng mắt thường, mà phải quan sát chúng bằng kính hiển vi có độ phóng đại lớn. Tế bào micoplasma là các tế bào bé nhất được biết cho đến nay, chúng có dạng khối cầu đường kình 0,1 - 0,25 m. Các tế bào vi khuẩn có kích thước lớn hơn, nhưng mỗi tế bào vi khuẩn cũng chỉ có kích thước từ 1 đến 10 m, Đường kình ~0,2 – 1 M, cũng có loài lớn đến vaiof chục m. Phần lớn vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhưng cũng có một số loại mà tế bào của chúng xếp thành sợi.
Tế bào tảo lam có kích thước lớn hơn tế bào vi khuẩn một chút.
Khác với nhóm micoplasma, các tế bào vi khuẩn rất đa dạng về hình dạng và hình dạng là một trong những chuẩn mực chính được sử dụng trong phân loại vi khuẩn. Mặc dù hình dạng của tế bào vi khuẩn rất đa dạng, nhưng trong phân loại học vi khuẩn, tất cả các loại vi khuẩn được quy về 3 nhóm chính sau theo hình dạng:
- Các tế bào hình cầu (coccus): là các tế bào nhỏ đường kình ~ 0,5 - -1 m. Trong dạng cầu còn phân biệt:
+ Micrococcus khi các tế bào sau khi phân chia tách rời khỏi nhau và sống riêng rẽ;
+ Diplococcus – gồm 2 tế bào liền nhau sau khi phân chia;
+ Streptococcus – gồm chuỗi tế bào hình cầu;
+ Sarcina – gồm 8 tế bào hình thành theo 3 mặt phẳng phân cắt vuông góc với nhau;
+ Tetracoccus – gồm 4 tế bào hình thành theo 2 mặt phẳng phân cắt;
+ Staphylococcus – nhiều tế bào hình thành theo các mặt phẳng phân cắt bất kì, trông giống như chùm nho.
Các tế bào hình que (sợi) hay trực khuẩn: tế bào có dạng thẳng như 1 que nhỏ, kích thước khoảng 0,5-1 x 1-4 m. Vi khuẩn dạng que cũng có loài riêng rẽ (ví dụ Bacillus, Bacterium) và cũng có loài xếp thành chuỗi (Diplobacillus, Streptobacillus).
Các tế bào dạng xoắn hay xoắn khuẩn (Spirillum), gồm những vi khuẩn có 2 vòng xoắn trở lên Kích thước ~ 0,3-0,5 x 5-40 m. Có loại chỉ hơi cong như hình dấy phảy (Vibrio), hay cơ thể xoắn rất nhiều trông như cái mở nút chai (Spirocheaeta) gây bệnh giang mai.
Cấu tạo tế bào nhân sơ
Tế bào nhân sơ cấu tạo rất đơn giản: Chất tế bào được bao bọc bởi màng sinh chất, bên ngoài màng sinh chất là màng hay thành tế bào (đôi khi còn được gọi là vách tế bào), chưa có nhân hoàn chỉnh. Bên trong tế bào là tế bào chất chứa chất nguyên sinh cùng các bào quan và các chất dự trữ. Ngoài cùng là 1 lớp vỏ nhầy. Một số vi khuẩn có roi, nhờ đó mà chúng di chuyển được trong môi trường.
- Vỏ nhầy gồm 2 loại: vỏ nhấy lớn (dầy >0,2 m) và vỏ nhầy nhỏ (dầy < 0,2 m). Vỏ nhầy gồm 4 lớp, cấu tạo chủ yếu từ polysaccharide (gồm homo- và heteropolysaccharide). Vỏ nhầy còn chứa nitơ. Nước ở vỏ nhầy chiếm một tỉ lệ lớn. Vỏ nhầy có tác dụng bảo vệ vi khuẩn và là nguồn thức ăn dự trữ khi thiết thức ăn, sự hình thành của nó phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, ví dụ có loài chỉ tạo thành vỏ nhầy khi môi trường nuôi cấy có chứa protein nguồn gốc động vật, hoặc có loài chỉ tạo thành vỏ nhấy khi xâm nhập vào cơ thể người và động vật…
- Màng sinh chất của prokaryote cấu tạo từ 2 thành phần chính là phospholipid và protein. Các vi khuẩn gram âm ngoài màng sinh chất ra còn có lớp màng thứ 2 ở ngoài, lớp màng này cấu tạo từ phospholipid, protein và glycolipid.
- Nhân: Vùng nhân chứa ADN có mật độ thấp hơn tế bào chất. ADN nằm trong vùng nhân được gọi là thể nhân (nucleoid), nhưng được gắn vào một cấu trúc màng gọi là mesosome. Thể nhân được coi như là thể nhiễm sắcgoomf 2 sợi ADN dà ~106 nm, cuộn lại thành vòng, có chức năng như nhân của tế bào nhân thực, nhưng khác ở chỗ không có hạch nhân.
- Trong tế bào chất của các tế bào nhân sơ ngoài vùng nhân và cấu trúc mesosome ra, chỉ có ribosome là loại bào quan duy nhất như ở các tế bào nhân thực (xem phần chuyên đề). Hơn nữa các tế bào nhân sơ cũng không có các cấu trúc màng như lưới nội chất (ER).
Chỉ ở các vi khuẩn từ có một cấu trúc màng duy nhất là magnetosome, đây là các htj tinh thể vô cơ mang từ tính, được bao bọc bởi màng lipid, có chức năng định hướng trong từ trường.
- Trong tế bào chất nhiều vi khuẩn có các thể vùi như các hạt mỡ, hạt tinh bột, hạt glycogen, hạt poly--hydroxybutiric acid và các hạt polyphosphate… Tất cả các hạt này đều là những dạng năng lượng dự trữ cho tế bào.
- Thành tế bào vi khuẩn nằm dưới lớp vỏ nhầy, rất vững chắc, giữ cho tế bào có hình dạng nhất định, có cấu tạo rất phức tạp, có cấu trúc nhiều lớp, trong đó có một lớp peptidoglycan (hay còn gọi là mucopeptit, hoặc murein) nằm ngay phía trên màng sinh chất. Lớp vỏ peptidoglycan chính là lớp bảo vệ, xác định hình dạng của tế bào vi khuẩn.
Lớp vỏ peptidoglycan này cấu tạo từ các đơn vị cấu trúc là disaccharide được tạo thành từ acid N-acetylmuramic và N-acetyl-glucosamine (GlcNAc). [acid N-acetylmuramic là dẫn suất của GlcNAc: nhóm OH ở vị trí thứ 3 của GlcNAc được ester hóa bởi nhóm OH của acid lactic]. Trong peptidoglycan các mạch polysaccharide được nối ngang bởi các oligopeptit. Các oligopeptit có cấu trúc khác nhau ở các loài vi khuẩn khác nhau.
Theo cấu trúc thành tế bào, tất cả các vi khuẩn được chia thành 2 nhóm lớn: các vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn gram âm khác biệt với các vi khuẩn gram dương bởi tồn tại 2 cấu trúc giống màng: màng ngoài và màng trong (màng sinh chất).
Thành phần quan trọng thứ hai của thành tế bào vi khuẩn gram dương là các acid teichoic – những mạch dài cấu tạo từ các gốc glycerine và ribit được liên kết với nhau bởi các liên kết phosphodiester. Ngoài ra, thành tế bào ở nhiều vi khuẩn gram dương còn có một lớp vỏ từ protein, lipoprotein hay glycoprotein.
Thành phần quan trọng của tế bào gram âm là các lipopolysaccharide.
Thành tế bào vi khuẩn còn chứa kháng nguyên chung CA, kháng nguyên C và agglutinogen vi khuẩn BA.
Thành tế bào của tảo lam (vi khuẩn lam) có chứa một lượng cellulose nhất định, giống như ở thực vật.
Sinh sản của tế bào nhân sơ
Tất cả các sinh vật prokaryote đều là các cơ thể đơn bào. Chúng chúng duy trì sự tồn tại của loài hay đảm bảo sự chuyển giao thế hệ nhờ quá trình sinh sản bằng sự chia đôi tế bào một cách đơn giản. Ngoài ra, một số prokaryote còn có khả năng duy trì sự tồn tại của loài bằng cách tạo ra các bào tử.
Vi khuẩn sinh sản tế bào chất phân đôi tế bào (theo kiểu phân bào có tơ hay nguyên phân). Tốc độ sinh sản của vi khuẩn rất nhanh, một số vi khuẩn cứ khoảng 20-30 phút lại phân chia một lần. Ví dụ, trong điều kieenj phát triển tối ưu, từ 1 tế bào Bacillus ramosus sau 12 h tạo thành 10 triệu tế bào. Một vi khuẩn có kích thước 1-2 m sau 3 ngày đêm nuôi cấy sinh ra một lượng vi khuẩn là 7500 tấn. Nhưng trên thực tế không thể có đầy đủ các điều kiện tối ưu, hơn nữa các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, tia tử ngoại và các động vật nhỏ cũng là những tác nhân hạn chế số lượng vi khuẩn…
Sinh sản hữu tính ở vi khuẩn: ở vi khuẩn có hiện tượng tiếp hợp giống như sinh sản hữu tính ở các cơ thể bậc cao, ví dụ như ở E. coli: 2 tế bào vi khuẩn kết hợp với nhau bằng cách tiếp xúc và tạo thành một cầu nối. Cầu nối này thực tế là một ống tiếp hợp, qua đó 2 tế bào vi khuẩn thực hiện trao đổi vật chất di truyền (ADN hay các gen), sau khi kết thúc trao đổi thông tinh di truyền, các tế bào tách ra khỏi nhau, tạo thành 2 tế bào mới có bộ mayd di truyền khác với bộ máy di truyền của 2 tế bào tiếp hợp ban đầu, trong đó tế bào cho (donor) bị mất đi một số gen, còn tế bào nhận (aceptor) có thêm gen.
Tế bào vi khuẩn bắt đầu phân chia bằng sự chia đôi của mesosome, sau đó 2 nửa mesosome tách ra khỏi nhau, kéo ADN và vùng nhân được chia làm 2, tạo thành 2 vùng nhân của 2 tế bào con. Cuối cùng là sự phân chia của tế bào chất và tạo thành 2 tế bào con.
Vi khuẩn và tảo lam giống nhau về cách tạo bào tử tĩnh: khi gặp điều kiện bất lợi, màng được tạo thành xung quanh vùng nhân và một ít tế bào chất, sau đó tế bào có thể nằm ở trạng thái không có hoạt động sống cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi làm cho nó nảy mầm. Bào tử có thể chịu đựng được nhiệt độ tới 140-250oC (vi khuẩn bình thường có thể chịu được nhiệt độ 80-10oC) trong một thời gian ngắn và tồn tại trong phnol 5% trong 15 ngày (trong dung môi này tế bào thường chết rất nhanh).
Tế bào nhân thực
Giới Eukaryota có 3 phân giới, trong đó phân giới nấm có tới gần 100 000 loài (gồm 2 ngành là nấm nhầy và nấm); giưới thực vật (gồm thực vật bậc thấp [gồm các ngành Tảo] và thực vật bậc cao. Thực vật bậc cao được chia làm 3 nhóm lớn: Nhóm Rêu, nhóm Quyết và nhóm Cây có hạt); Động vật được chia thành nhiều ngành: ngành động vật nguyên sinh, các ngành động vật không có xương sống (gồm Bọt biển, Ruột khoang, các ngành Giun), ngành thân mềm, Giáp xác… và ngành động vật có xương sống
Do các sinh vật thuộc giới Eukaryota đa dạng như vậy, nên các tế bào tạo thành cơ thể của chúng cũng rất đa dạng cả về hình thái, cấu trúc và thành phần sinh hóa học.
Đại cương về tế bào nhân thực
Tế bào eukaryote có cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với các tế bào prokaryote. Trong các tế bào nhân thực, nhân của tế bào eukaryote được bao bọc bởi màng lipid ngăn cách chất nhân với chất tế bào là toàn bộ bộ khối chất sống ngoài nhân. Trong tế bào chất của các tế bào nhân thực có nhiều bào quan với cấu trúc rất tinh vi phức tạp như ti thể, lục lạp (ở thực vật), bộ mày Golgi, mang lưới nội chất (ER), các thể hòa tan… có chức năng chuyên hóa. Ngoài ra, trong tế bào chất còn gặp các thể vùi là các tổ chức nhất thời, cấu trúc đơn giản, chứa đựng các chất dự trữ hay bài tiết chất tế bào (không bào, giọt dầu, hạt tinh bột, hạt alơron , giọt tiết, các tinh thể oxalate Ca…). ADN trong nhân nằm trong complex với các protein được gọi là các Histone. Complex này được tổ chức thành các cấu trúc có hình dạng và kích thước nhất định đặc trưng cho từng loài. Ngoài màng sinh chất ra, trong tế bào chất còn có nhiều cấu trúc màng như lưới nội chất, bộ máy Golgi, ti thể, lại thể, ribosome và lysosome…
Tế bào nhân thực cũng rất đa dạng về hình dạng và kích thước. Ngay trong một cơ thể đa bào cũng có nhiều loại tế bào với những chức năng được phân hóa. Các tế bào các chức năng khác nhau thường khác nhau cả về hình dạng và kích thước.
Nhìn chung các tế bào thực vật và động vật có tổ chức cấu trúc như nhau: chúng đều có nhân và các bào quan với những chức năng giống nhau như thhr, ribosome, mạng lưới nội chất (ER), bộ máy Golgi. Vi cấu trúc của các bào quan này ở thực vật và động vật cũng giống như. Bên cạn đó, giữa tế bào động vật và thực vật vẫn có những khác biệt nhất định. Ví dụ, tế bào thực vật có thành cellulose vững chắc bao bọc bên ngoài và chứa một bào quan mà tế bào động vật khác là lục lạp với chức năng chuyên hóa là quang hợp. ngược lại, tế bào động vật thường chứa lisosome (thể hòa tan) và trung thể là những bào quan ít gặp ở thực vật.…
Ở tảo có 3 hình thức sinh sản: dinh dưỡng, vô tính và hữu tính. Tế bào tảo đơn bào sinh sản dinh dưỡng bằng cách phân đôi đơn giản. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử. Có nhiều hình thức sinh sản hứu tính ở tảo: đẳng giao, dị giao, noãn giao và tiếp hợp.
Thực vật bậc cao: Tuyệt đại đa số thực vật bậc cao phân hóa thành rễ, thân và lá, chũng có các mô dẫn là xilem (tạo thành quản bào và mạch gỗ) và floem (tạo thành mạch rây hay mạch lie), do đó có sự phân hóa và chuyên hóa cao của các thực vật, và cấu trúc tế bào có những đặc điểm đặc trưng cho từng loại tế bào với các chức năng khác nhau. Tế bào thực vật có kích thước trung bình khoảng 15-66 m (tế bào sợi libe cây lanh dài tới 77 mm).
Động vật nguyên sinh là ngành động vật xuất hiện sớm nhất, nhưng chúng ta lại biết đến muộn nhất do kích thước của chúng nhỏ, và chúng chỉ được nghiên cứu từ khi phát minh ra kính hiển vi.
Tất cả các động vật nguyên sinh là những cơ thể đơn bào, một số có dạng tập đoàn. Mỗi tế bào là một cơ thể sống trọn vẹn, đảm nhiệm mọi chức năng sống nhờ các bào quan được phân hóa bên trong tế bào. Hình dạng bên ngoài của động vật nguyên sinh rất khác nhau: hình cầu, chình chuông, hình giỏ…. Một số không có hình dạng nhất định do cơ thể chỉ là một khối nguyên sinh chất trần. Kích thước tế bào nhỏ, trung bình là 50-150 m, có loài nhỏ nhất chỉ 2-4 m. Cấu tạo tế bào gồm có 2 phần chính: tế bào chất và nhân. Tế bào chất thường có 2 lớp: lớp ngoài quánh và đồng nhất, được gọi là ngoại nguyên sinh chất và lớp trong lỏng hơn, có dạng hạt, được gọi là nội nguyên sinh chất. nhiều loài có thành tế bào mỏng bao ngoài, giữ cho tế bào có hình dạng ổn định, một số loài khác ngoại nguyên sinh chất còn tiết ra một lớp vỏ cứng, đôi khi còn ngấm thêm CaCO3, SiO2 làm cho cơ thể thêm cứng rắn.
Từ ngành Thân lỗ (hay bọt biển), ngành ruột khoang, ngành sứa, các ngành giun dẹt giun vòi, giun tròng, giun đốt, ngành có móc, ngành chân khớp (lớn nhất trong các ngành động vật, với > 1 triệu loài, gồm 4 phân ngành: phân ngành Trùng ba thùy, phân ngành Có kìm, phân ngành có mang và phân ngành Có ống khí), ngành Thân mềm, ngành động vật hình rêu, ngành tay cuốn, ngành da gai,ngành mang râu, ngành hàm tơ, ngành nửa dây sống, đến các ngành có dây sống (gồm 3 phân ngành: phân ngành có bao, phân ngành không sọ và phân ngành có xương sống [có 6 lớp]), cơ thể có cấu tạo ngày càng phức tạp, có sự phân hóa tế bào rất rõ ràng. Mỗi cơ thể cấu tạo từ nghiều mô, với nhiều loại tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước, thành phần và chức năng
Thành phần cơ bản của tế bào nhân thực
Trong tế bào nhân thực có nhiều bào quan khác nhau như trong bảng dưới đây. Yut nhiên, không phải mọi tế bào nhân thực đều có tất cả các bào quan trong bảng này. Một số cơ thể đặc biệt (ngoại lệ) có các tế bào không chứa các bào quan được coi là vạn năng đối với các tế bào nhân thực (như mitochondria). Có cả những ngoại lệ ít khi gặp về số màng bao quanh các bào quan (ví dụ, một số bào quan có thể được bao quanh bởi 1, 2 hoặc thậm chí 3 lớp màng). Thêm nữa, số lượng và cả chủng loại bào quan của mỗi tế bào có thể thay đổi, phụ thuộc vào chức năng của tế bào.
Bảng 8. Các bào quan chính của tế bào nhân thực
(tiếp)
Các bào quan phụ và những phần hợp thành ở tế bào eukaryote
Tiếp
Tiếp
SO SÁNH CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG
CHO 2 LOẠI TẾ BÀO
Nhân
Cấu trúc chung của nhân gồm các thành phần:
Vỏ
Lỗ
Matrix
Dịch nhân Chromatin và
Nhân con
Các đặc điểm của tế bào Prokaryotic
Có túi –là lớp vỏ ngoài, nhầy với chức năng bảo vệ
Thành tế bào có cấu trúc cứng, giúp vi khuẩn duy trì hình dạng
Thành tế bào cácos cấu trúc khác thành tế bào thực vật
Màng sinh chất ngăn cách tế bào với môi trường
Mesosome – là cấu trúc được bao gói của màng sinh chất
Nucleoid – là vùng khu trú của ADN
Tế bào chất
Chất trong tế bào nửa lỏng
Không có các bào quan có màng
Các đặc điểm của tế bào Prokaryotic
Tế bào vi khuẩn điển hình
Flagellum of Gram-negative Bacteria
Ví dụ
roi

mao
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
Đặc điểm của tế bào Eukaryote
1. Thành tế bào cứng
Các tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh
2. Các tế bào động vật không có thành tế bào
3. Màng sinh chất
4. Tế bào chất cùng với các ribosome
5. Có nhânNuclear material
Khung xương tế bào
Các thành phần của khung xương
Mô hình ống siêu nhỏ
Các thành phần khung xương
Các sợi siêu nhỏ cấu tạo từ actin, protein này được tập họp ở 1 đầu và được tháo ra ở đầu kia (mất trth tập họp).
2. Các ống siêu nhỏ Đây là các ống rỗng từ tubulun (protein khối cầu). Các ống siêu nhỏ có chức năng:
Duy trì hình dạng tế bào;
2) Neo giữ ca bào quan;
3) Di chuyển của các bào quan; và là đường ray cho các protein động cơ (track for motor proteins)
3. Các sợi trung gian (Intermediate filaments) – là những protein sợi giống như dây thừng. Có các chức năng sau:
Củng cố cấu trúc;
2) Neo giữ các bào quan;
3) Giữ nhân tế bào ở vị trí của nó;
Lông và roi
Mao & Roi
Các mao và roi tham gia vào chuyển động của tế bào
Chúng cấu trúc từ các các ống siêu nhỏ (microtubules)
Mao - ngắn, nhiều về số lượng, phức tạp về cấu tạo
Roi – dài hơn, ít hơn về số lượng, ít phức tạp hơn
Cả 2 loại đều có kiểu kiến trúc là 9+2 với các tay dynein (arms) nhô ra bên ngoài
Mao
Roi
Structure of the Gram-positive bacterial cell wall
Structure of the Gram-negative cell wall.
The structure of the muramic acid subunit of the peptidoglycan of Escherichia coli.
Schematic diagram of the peptidoglycan sheet of Staphylococcus aureus.
The Outer Membrane of Gram-negative Bacteria
Schematic view of the plasma membrane of Escherichia coli.
Fluid mosaic model of a biological membrane.
Tế bào thực vật
Thành tế bào thực vật
Thành tế bào vi khuẩn
Complex cell wall structure of mycobacteria 3636
mycobacterial cell wall structure
Sơ đồ Tổng hợp lớp vỏ murein
NHÂN
Màng kép với các lỗ
Màng ngoài nối tiếp (liên tục) với ER
Matrix nhân – Là một mạng lưới sợi chứa protein (protein-containing fibrilar network)
Dịch nhân (Nucleoplasm) – là một chất lỏng trong đó các chất tan của nhân được hòa tan
Các NST (Chromosomes) – là các complex của protein & DNA
Nhân con (Nucleolus) – Thg vào tổng hợp và tập hợp ribosome
Ảnh nhân tế bào
Với các thành phần cấu trúc
ảnh hiển vi điện tử của nhân với nhân con (màu sẫm hơn)
Ảnh
nhân tế bào

Với các thành phần cấu trúc
3 giai đoạn sao mã
(tổng hợp ARN)
HỆ THỐNG MÀNG BÊN TRONG
Hệ thống màng bên trong
1 Nhân, 2 Lỗ nhân, 3 ER ráp (RER), 4 ER nhẵn (SER), 5 Ribosome RER, 6 Protein đang được vận chuyển, 7 Vận chuyển túi, 8 Bộ máy Golgi, 9 Mặt Cis của bộ máy Golgi,10 Mặt Trans của bộ máy Golgi, 11 Các thùng (Cisternae) của bộ máy Golgi.
Thành phần & chức năng
ER Là một mạng lưới màng phong phú, lên tục với màng nhân
ER ráp - có các ribosome và tham gia vào tổng hợp các protein ngoại tiết (tiết ra ngoài tế bào)
ER nhẵn – Ko có ribosome, tham gia vào tổng hợp lipid màng.
Bộ máy Golgi
- Là các túi dẹt xếp thành chồng, tiếp nhận protein từ ER
- Tạo các túi tiết để vận chuyển các protein tới các phanf khác của tế bào (vacuole, lysosome, etc) hay để tiết (ra ngoài)
+ Mặt cis – là phía “tiếp nhận" của bộ máy Golgi
+ Mặt trans – là phía “chuyển hay chở đi" của bộ máy Golgi
ER ráp (sần sùi)
Ảnh hiển vi của ER ráp xung quanh nhân
ER nhẵn
Bộ máy Golgi
Ảnh hiển vi của bộ máy Golgi
Bộ máy Golgi
- Là các túi dẹt xếp thành chồng, tiếp nhận protein từ ER
- Tạo các túi tiết để vận chuyển các protein tới các phanf khác của tế bào (vacuole, lysosome, etc) hay để tiết (ra ngoài)
+ Mặt cis – là phía “tiếp nhận" của bộ máy Golgi
+ Mặt trans – là phía “chuyển hay chở đi" của bộ máy Golgi
Không bào trung tâm ở thực vật
- Là không gian chứa chính pử trung tâm tế bào thực vật với các chức năng:
Tiêu hóa – phân hủy các macromolecules
Kho giữ: - các ion, saccharide, amino acids, chất thải độc
Duy trì độ cứng của tế bào – nồng độ ion cao sinh ra thế năng nước cao (high water potential)
Không bào trung tâm trong tế bào thực vật
TI THỂ
- Có trong tất cả các tế bào eukaryote là nơi tạo ra năng lượng
- Là nơi hô hấp hiếu khí: sugars + O2 - - > ATP + CO2 + H2O
- Chứa DNA mã hóa các thành phần ti thể: proteins, ribosomes, etc.
- Phân chia bằng một quá trình tương tự như tế bào phân chia
- Được bao bọ bởi 1 lớp màng kép
- Màng trong tạo thành các cấu trúc gấp nếp do lõm vào bên trong goi là Cristae
- Matrix là phần tan của ti thể
- Là nơi xảy ra trao đổi chất các hợp chất carbon
- Là nơi tổng hợp các protein ti thể
ảnh hiển vi điện tử ti thể từ mô phổi của động vật có vú
Cấu trúc ti thể
AND
ti thể
Ti thể người
Ti thể người chứa 5–10 phân tử AND vòng như nhau. Mỗi phân tử có 16,569 bp mang thông tin về 37 genes mã hó:
2 phân tử rRNA khác nhau của ti thể
22 phân tử tRNA khác nhau của ti thể, ít nhất là 1 phân tử cho 1 amino acid
13 mạch polypeptide, gồm:
- 7 tiểu đơn vị của NADH dehydrogenase ti thể
- 3 tiểu đơn vị của cytochrome c oxidase
- 2 tiểu đơn vị của ATP synthase &
- cytochrome b
LỤC LẠP
Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật, là nơi quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng ATP & saccharide. Chứa DNA mã hóa các protein và ribosome lục lạp ...
Phân chia khi tế bào thực vật phân chia
Bao bọc bởi 2 lớp màng
Thylakoid là hệ thống màng bên trong thứ 3 chứa các pigment quang hợp liên kết màng
Nơi chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành ATP
Nơi sinh ra O2 và cố định CO2 , nơi tổng hợp saccharide
Stroma là phần tan của lục lạp
Nơi khu trú DNA lục lạp, nơi tổng hợp protein lục lạp
Ảnh lục lạp
Tế bào thực vật với lục lạp
Ví cấu trúc của lục lạp: 1. outer membrane, 2. intermembrane space, 3. inner membrane, (1+2+3:envelope), 4. stroma (aqueous fluid), 5. thylakoid lumen (inside of thylakoid), 6. thylakoid membrane, 7. granum (stack of thylakoids), 8. thylakoid (lamella), 9. Starch, 10. Ribosome, 11. plastidial DNA, 12. plastoglobule (drop of lipids)
Đĩa Thylakoid với các protein liên kết trong màng
Chu trình Calvin
ETC lục lạp
RIBOSOME
Technically not an organelle, since there is no membrane, but they are prominent cellular structures and usually lumped in with the organelles
The "factories" of the cell - involved in protein synthesis
Facilitate the specific coupling of tRNA anticodons with mRNA codons during protein synthesis
May either be free or bound to ER
Made up of two subunits, the large and the small subunit
Both subunits are constructed out of protein and RNA (called rRNA)
The ribosomes of prokaryotes and eukaryotes vary slightly with regard to size and shape
Mô hình cấu trúc ribosome
Ảnh mô hình ribosome
Sơ đồ tổng hợp Protein
CÁC BÀO QUAN PHỤ
Acrosome ở đầu tinh trùng
Là cấu trúc có nguồn gốc từ Golgi apparatus. Acrosome chứa các enzymes tiêu hóa (bao gồm hyaluronidase & acrosin). Các enzyme này phá hủy màng ngoài của trứng để cho nhân đơn bội của tinh trùng đi vào trứng và thụ tinh
Lysosome & Peroxisome
Lysosome
Chỉ tìm thấy trong các tế bào động vật
Chứa các enzyme cho phân hủy hydrolytic các macromolecule
Peroxisome
Bào quan xảy ra tế bào eukaryote các chức năng phân hủy các acid béo và amino acids
Cũng phân hủy cả hydrogen peroxide (H2O2) tạo thành trong tế bào
Trung thể
A Centriole is a barrel shaped organelle found in most animal eukaryotic cells, though absent in higher plants and fungi. The walls of each centriole are usually composed of nine triplets of microtubules (protein of the cytoskeleton)
Lysosome trong thành phần tế bào
Peroxysome
TÚI
ảnh hiển vi điện tử túi chứa thức ăn (fv) và túi vận chuyển (tv) trong kí sinh trùng sốt rét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Ngọc Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)