Sinh học: STGT VN về tế bào

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 23/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Sinh học: STGT VN về tế bào thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Khái quát về tế bào:
Sự phát hiện ra tế bào và nghiên cứu tế bào gắn liền với sự ra đời và hoàn thiện kĩ thuật kính hiển vi. Vào nửa sau thế kỉ 17, lần đầu tiên nhà tự nhiên học người Hà Lan Antonie Van Leewenhoek đã quan sát thấy những sinh vật li ti trong một giọt nước ao nhờ một kính phóng đại. Cũng cùng thời gian đó, Robert Hooke lần đầu tiên mô tả tế bào (1665), khi ông dùng kính hiển vi tự tạo quan sát tiêu bản mỏng của bần – mô không sống có trong vỏ của cây gỗ và gọi các xoang nhỏ hình tổ ong trong đó là “tế bào”. Song, một thế kỷ rưỡi tiếp theo, các nhà sinh học không thể nhân biết được ý nghĩa của tế bào. Năm 1838 nhà thực vật học Matthias Schleiden nghiên cứu mô thực vật và đã phát triển quan niệm mà ngày nay chúng ta gọi là thuyết tế bào. Ông đã khẳng định rằng mọi thực vật “đều gồm các cụm tế bào riêng biệt, độc lập, có đặc tính cụ thể”. Năm 1839, Theodor Schwann đã thông báo rằng mọi mô động vật cũng bao gồm các cá thể tế bào. Thuyết tế bào (cell theory) theo quan điểm hiện đại gồm ba nguyên lý sau đây: - Mọi sinh vật đều gồm một hoặc nhiều tế bào, trong đó xảy ra các quá trình chuyển hoá vật chất và tồn tại tính di truyền. - Tế bào là sinh vật sống nhỏ nhất, là đơn vị tổ chức cơ bản của mọi cơ thể sống. - Tế bào chỉ xuất hiện nhờ quá trình phân chia tế bào tồn tại trước. Mặc dù sự sống có thế đã tiến hoá một cách tự phát trong môi trường của quả đất nguyên thuỷ, các nhà sinh học đã kết luận rằng hiện nay không có thêm tế bào nào xuất hiện một cách tự phát. Đúng hơn, sự sống trên hành tinh thể hiện một dòng thế hệ liên tục từ các tế bào nguyên thuỷ đó. Ngày nay, với sự ra đời của kính hiển vi điện tử cùng với các phương pháp nghiên cứu hiện đại người ta đã nghiên cứu kĩ tế bào ở nhiều gốc độ và các cấu trúc bên trong tế bào với mục đích phục vụ tốt hơn đời sống con người. Dựa vào các đặc điểm hình thái, cấu trúc người ta chia tế bào làm hai nhóm cơ bản là: 1.1- Tế bao nhân sơ (prokaryote): bao gồm vi khuẩn thật (eubacteria) và vi khuẩn cổ (archaebacteria). Prokaryote là những tế bào sống đơn giản nhất, nhân chưa có màng bao bọc gọi là nhân sơ, tế bào chất không có các bào quan có màng bao bọc. Prokaryote thường có đường kính khoảng 1 – 10 um và được tìm thấy ở mọi môi trường sống, từ trong ruột động vật cho đến các suối nước nóng axit. Hầu hết các prokaryote có thành tế bào cứng bên ngoài màng sinh chất, giúp tế bào không bị phân huỷ trong những môi trường có tính thẩm thấu thấp. Bề mặt của tế bào có nhiều lông nhung cho phép chúng gắn kết với các tế bào khác và các lông roi có thể chuyển động quay vòng giúp cho các tế bào bơi. Hầu hết các sinh vật prokaryote là đơn bào. 1.2- Tế bào nhân thực (eukaryote): bao gồm tế bào của động vật, thực vật, nấm và protista. Eukaryote có cấu trúc phức tạp, trong tế bào chất có các bào quan thực hiện các chức năng trao đổi chất chuyên hoá, nhân có màng bao bọc. Eukaryote có kích thước lơn hơn prokaryote, đường kính khoảng 10 – 100 um. Tế bào được bao bọc bởi màng bào tương có hình d
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)