Sinh học: STGT Chuẩn đoán bệnh tim mạch- thú y

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Sinh học: STGT Chuẩn đoán bệnh tim mạch- thú y thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chẩn đoán phân biệtcác bệnh ở hệ tim mạch động vật
1. Đặt vấn đề.
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều giống gia súc gia cầm có năng suất cao được lai tạo du nhập và sản xuất đã đem lại nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi. Chăn nuôi thật sự đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình đồng thời đã thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp liên quan như chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y công nghiệp thuộc da, lông vũ…
Song song với sự phát triển đó ngành chăn nuôi cũng đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Hàng năm thiệt hại do dịch bệnh gây ra rất lớn khiến cho người chăn nuôi chưa thực sự yên tâm để đầu tư lớn hơn. Như chúng ta đã biết bệnh ở gia súc rất nhiều.
Mỗi cơ quan bộ phận trong cơ thể có cấu tạo và chức năng khác nhau nên bệnh ở các cơ quan đó cũng có đặc điểm tính chất khác nhau. Hệ tim mạch của gia súc có nhiệm vụ quan trọng là vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Bệnh ở hệ tim mạch tuy không nhiều nhưng do họat động của nó liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể. Vì vậy hệ tim mạch bị tổn thương sẽ dẫn tới hậu quả rất xấu thậm chí ảnh hửơng tới tính mạng của con vật.
Cũng vì lẽ đó khám hệ tim mạch, xác định mức độ tổn thương ở hệ tim mạch, mức độ rối loạn tuần hoàn có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh. Xuất phát từ vấn đề trên để có vốn kiến thức phục vụ cho học tập cũng như công tác sau này chúng em tiến hành chuyên đề nghiên cứu:
“Chẩn đoán phân biệt một số bệnh thường gặp ở hệ tim mạch của gia súc”
2. Tổng quan tài liệu.
2.1. Sơ lược về hệ tim mạch.
2.1.1. Vị trí.
* Tim trâu bò: 5/7 quả tim ở bên trái, đáy nằm ngang nửa ngực. Đỉnh tim nằm ở phần sụn của sườn 5 cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim tới xương sườn 3 mặt sau xương sườn 6. Tim sát vách ngực khoảng sườn 3 – 4, phần còn lại bị phổi bao phủ.
* Tim dê cừu: Trong lồng ngực giống tim trâu bò, nhưng cách xa thành ngực hơn.
* Tim ngựa: 3/5 tim ở bên trái, đáy ở nửa ngực đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái cách xương ngực 2 cm. Mặt trước tim đến gian sườn 2, mặt sau đến gian sườn 6. Bên phải tim ứng với gian sườn 3 – 4.
* Tim lợn: Khoảng 3/5 quả tim ở bên trái ngực, đáy tim ở giữa, đỉnh tim về phía dưới đến chỗ tiếp giáp giữa phần sụn của sườn 7 và xương ức, cách xương ức khoảng 1,5 cm.
* Tim chó: Khoảng 3/5 quả tim nằm bên trái, đáy tim nằm giữa ngực, đỉnh tim nghiêng về sau, xuống dưới đến phần sụn của sườn 6 – 7, có con đến sụn sườn 8, cách xương ức 1 cm.
2.1.2. Cấu tạo.
Tim là một khối cơ rỗng, kích thước khác nhau tùy từng loài. Tim gia súc nằm trong lồng ngực, được bao bọc bởi bao tim bằng mô liên kết.
Gốc tim nằm phía trước, ở khoảng giữa xương ức, mỏm tim thon lại nằm phía sau và nằm giữa khoảng gian sườn thứ 5 – 6. Tim có vách ngăn thành 2 nửa riêng biệt: Tim trái và tim phải. Tim trái lớn hơn tim phải và chiếm khoảng 2/3 tim. Tim trái chứa máu đỏ tươi, tim phải chứa máu đỏ thẫm. Mỗi nửa tim lại được chia làm 2 phần: Tâm nhĩ và tâm thất.
Cấu tạo tim động vật
Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất, ở nửa tim trái là van 2 lá, ở nửa tim phải là van 3 lá. Giữa tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi có van
tổ chim còn gọi là van bán nguyệt. Chức năng của các van là đảm bảo cho máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất và từ tâm thất sang động mạch.
2.1.2.1. Cơ tim.
Cơ tim được cấu tạo từ các sợi cơ tim. Về cấu trúc – chức năng sợi cơ tim vừa có tính chất cơ vân vừa có tính chất cơ trơn. Sợi cơ tim có những vân ngang và nhiều nhân như sợi cơ vân, nhưng nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ
2.1.2.2. Hệ dẫn truyền hưng phấn của tim.
Nốt Keith – Flack ở phần trước vách tâm nhĩ phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào.
Nốt Aschoff – Tawara ở vào phần dưới vách nhĩ thất, nên còn gọi là vách nhĩ thất.
Bó His bắt nguồn từ nốt Aschoff – Tawara, chia làm 2 nhánh trái và phải.
Chùm Purkinje do hai nhánh bó His phân ra và tận cùng ở cơ tâm thất.
Hưng phấn bắt nguồn từ nốt Keith – Flack, truyền đến cơ tâm nhĩ theo cơ tâm nhĩ đến nốt Aschoff – Tawara. Tâm nhĩ bóp. Sau khi đến nốt Aschoff – Tawara, hưng phấn lan nhanh đến bó His, chùm Purkinje, và sau tâm nhĩ bóp, tâm thất bóp.
2.2. Các phương pháp chẩn đoán hệ tim mạch.
2.2.1. Nhìn vùng tim.
Chú ý tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực vùng tim do tim co bóp chấn vào. Ở động vật lớn trâu, bò, ngựa, lạc đà tim đập động do thân quả tim đập vào thành ngực; Ở gia súc nhỏ lại do đỉnh quả tim.
Có thể thấy rõ tim đập động ở những gia súc gầy, nhất là chó
2.2.2. Sờ vùng tim.
Áp tay vào vùng tim.
Chú ý vị trí, cường độ, thời gian tim đập và tính mẫn cảm.
Thể vóc gia súc, độ béo ảnh hưởng rất lớn đến tim đập động.
Sở tim đập động ở gia súc lớn: Bên trái, khoảng sườn 3, 4, 5. Trâu bò lớn, tim đập động rộng khoảng 5 – 7 cm2, ở con nhỏ là 2 – 4 cm2, ở ngựa là 4 – 5 cm2.
Lợn gầy vùng tim đập động 3 – 4 cm2.
Tim đập động phụ thuộc vào lực cơ tim co bóp, tình trạng tổ chức dưới da ngực và độ dày của thành ngực.
Tim đập động mạnh: Do tâm thất co bóp mạnh tiếng tim thứ nhất tăng.
Do trời nóng bức, lao động nặng, sốt cao. Viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim cấp tính giai đoạn đầu.
Tim đập động yếu: Lực đập yếu diện tích động hẹp. Do thành ngực thủy thũng, thành ngực tích nước, phổi khí thũng, suy tim, dạ dày giãn, dạ cỏ trướng hơi, ruột trướng hơi …
Vùng tim đau: Do viêm bao tim, viêm màng phổi
Tim đập động âm tính: Do viêm bao tim, thành ngực và tổ chức xung quanh dính lại với nhau.
Tim rung: Là những chấn động nhẹ vùng tim do bệnh ở van tim hoặc ở bao tim, lỗ động mạch chủ hoặc lỗ nhĩ thất trái hẹp.
2.2.3. Gõ vùng tim.
Thường gõ vùng tim ngựa, chó. Với các loài gia súc khác do thành ngực dày, xương sườn to, gõ vùng tim không có kết quả
a. Vùng âm đục tuyệt đối của tim
Là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau. Vùng bao quanh – giữa tim và thành ngực có lớp phổi xen, là vùng âm đục tương đối.
Cách gõ: Gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng tim, gia súc nhỏ để nằm. Theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống, đánh dấu các điểm âm gõ thay đổi. Sau đó theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm như trên. Nối các điểm lại sẽ có 2 vùng: Âm đục tuyệt đối ở trong, bao quanh là vùng âm đục tương đối
Ở trâu bò chỉ có vùng âm đục tương đối giữa gian sườn 3 và gian sườn 4. Vùng âm đục tuyệt đối chỉ xuất hiên khi tim to hoặc khi viêm bao tim.
Ở ngựa: Vùng âm đục tuyệt đối là một hình tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường ngang kẻ từ khớp vai 2 – 3 cm. Cạnh trước cơ khuỷu giới hạn, cạnh sau là một đường cong đều kéo từ đỉnh đến mút xương sườn 6. Vùng âm đục tương đối bao quanh vùng âm đục tương đối, rộng khoảng 3 – 5 cm.
Vùng âm đục ở dê giống ở trâu bò. Ở lợn thường không xác định được vùng âm đục.
Chó: Vùng âm đục tuyệt đối ở khoảng gian sườn 4 – 5

b. Các triệu chứng cần chú ý.
Vùng âm đục mở rộng về phía trên và phía sau 1 hay 2 xương sườn do tim nở dày, viêm bao tim …
Vùng âm đục thu hẹp hoặc mất do phổi bị khí thũng đẩy tim xa thành ngực.
Âm bùng hơi: Do viêm bao tim.
Gõ vùng tim đau: Viêm màng phổi, viêm bao tim.
2.2.4.Nghe tim
2.2.4.1. Tiếng tim.
Tiếng tim khi tim đập phát ra hai tiếng “pùng pụp” đi liền nhau. Tiếng thứ nhất phát ra lúc tim bóp, gọi là tiếng tâm thu; Tiếng thứ hai phát ra lúc tim giãn gọi là tiếng tâm trương.
Tiếng tâm thu do: Tiếng tâm nhĩ co bóp đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; Tiếng do cơ tâm thất căng do máu từ tâm nhĩ xuống, tiếng động mạch chủ, động mạch phổi căng lúc máu từ tim dồn vào, và thành phần chủ yếu tạo thành tiếng tâm thu là do tiếng van nhĩ thất trái phải đóng lại gây ra.
Tiếng tâm trương do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại tạo thành.
Giữa tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai có quãng nghỉ ngắn (ở chó: 0,2 giây); Sau tiếng thứ hai là quãng nghỉ dài (ở chó: 0.45 giây). Một chu kì tim đập được tiếng thứ nhất đến hết quãng nghỉ dài.
Căn cứ mấy đặc điểm sau đây phân biệt hai tiếng tim:
- Tiếng thứ nhất ầm, dài và trầm; Tiếng thứ hai ngắn và vang.
- Quãng nghỉ sau tiếng thứ nhất ngắn, quãng nghỉ sau tiếng thứ hai và trước tiếng thứ nhất dài.
- Tiếng tim thứ nhất rõ ở đỉnh tim, tiếng thứ hai ở đáy tim
- Tiếng tim thứ nhất xuất hiện lúc tim bóp, đồng thời động mạch cổ đập; Tiếng thứ hai sau một lúc.
- Ở gia súc nhỏ vì tim đập nhanh, hai quãng nghỉ gần giống nhau, nên căn cứ mạch đập xuất hiện cùng với tiếng nào để phân biệt.
2.2.4.2. Tiếng tim thay đổi.
Do bệnh và các nguyên nhân khác, tiếng tim có thể mạnh lên, yếu đi, tách đôi...
- Tiếng tim thứ nhất tăng: Do lao động nặng, hưng phấn, gia súc gầy, lồng ngực lép.
Do bệnh: Viêm cơ tim, thiếu máu, sốt cao.
- Tiếng tim thứ hai tăng: Do huyết áp trong động mạch chủ và huyết áp trong động mạch phổi tăng. Huyết áp động mạch chủ tăng lúc viêm thận, tâm thất trái nở dày. Huyết áp động mạch phổi tăng do phổi khí thũng, viêm phổi, van hai lá đóng không kín, lỗ nhĩ thất trái hẹp.
- Tiếng tim thứ nhất giảm: Do viêm cơ tim, cơ tim biến tính, tim giãn.
- Tiếng thứ hai giảm: Do van động mạch chủ hay động mạch phổi đóng không kín.
- Tiếng tim tách đôi: Nguyên nhân là ở cơ tim, thần kinh điều tiết tim hoạt động khiến hai buồng tâm thất không cùng co giãn
- Tiếng tim thứ nhất tách đôi: Do hai buồng tâm thất không cùng co bóp, van hai lá, van ba lá không cùng đóng gây nên. Do một buồng tâm thất thoái hoá hay nở dày hoặc một bên bó His trở ngại dẫn truyền.
- Tiếng tim thứ hai tách đôi: Do van động mạch chủ và van động mạch phổi không cùng đóng một lúc.Huyết áp động mạch chủ hay huyết áp động mạch phổi thay đổi, và bên nào huyết áp tăng, áp lức cảm thụ lớn, buồng tâm thất bên đó co bóp trước. Còn nguyên nhân các van nhĩ thất, lỗ nhĩ thất không bình thường, có đầy máu hai buồng tâm thất không đồng đều; Và bên nào máu đầy hơn, co bóp dài hơn, van đóng sớm hơn gây nên tiếng tim tách đôi
- Tiếng ngựa phi: Tiếng tim thứ nhất, tiếng tim thứ hai và kèm theo một tiếng thứ ba, khi tim đập có điệu ngựa phi.
+ Tiếng ngựa phi tiền tâm thu.
+ Tiếng ngựa phi tâm thu.
+ Tiếng ngựa phi tâm trương.
+ Tiếng thai nhi.
3.Một số bệnh thường gặp.
3.1. Bệnh viêm nội tâm mạc.
3.1.1. Đặc điểm.
Bệnh viên nội tâm mạc hay còn gọi là viêm màng trong tim. Là tình trạng viên màng trong tim có hiện tượng loét sùi. Bệnh thường gây hẹp và hở các van tim, từ đó gây các trở ngại lớn đến hoạt động của tim
Quá trình viêm thường xảy ra trên bề mặt màng trong tim (lớp niêm mạc trong tim).
Vi khuẩn (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn) là tác nhân chính gây viêm màng trong tim.
3.1.2. Nguyên nhân.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm: Lở mồm long móng, viêm phế mạc truyền nhiễm ở ngựa, đóng dấu lợn.
- Do quá trình viêm lan (từ ổ viêm ở các cơ quan khác trong cơ thể, vi khuẩn vào máu đến tim gây bệnh) như: Viêm họng, viêm tử cung, viêm khớp…
- Do kế phát từ một số bệnh kí sinh trùng đường máu.
- Do trúng độc một số hoá chất, do quá trình trao đổi chất rối loạn vì cơ thể thiếu các vitamin.
Tất cả các nguyên nhân trên làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào tim và gây bệnh.
3.1.3. Cơ chế sinh bệnh.
Tính chất viêm phụ thuộc vào tác động và tính chất của bệnh nguyên.
- Nếu độc tính của vi khuẩn kém thì thể hiện viêm ở thể sùi. Độc tố của vi khuẩn tác động và màng trong tim, làm xung huyết nội tâm mạc, sau đó tiết dịch và gây viêm. Nếu quá trình viêm ở van tim thì thường làm hẹp van tim.
- Nếu độc tính của vi khuẩn mạnh thì biểu hiện viêm ở thể loét. Độc tố của vi khuẩn gây hoại tử niêm mạc tim một cách nhanh chóng, gây hiên tượng loét tại nơi viêm. Những mảnh tổ chức bị hoại tử lẫn vào máu có thể gây hiện tượng nhồi huyết, hoặc gây viêm cho một số khí quan khác trong cơ thể.
Viêm nội tâm mạc do nhiễm trùng
3.1.4. Bệnh tích.
3.1.4.1. Tổn thương trong tim.
- Thời kì sơ phát: Tế bào thượng bì nội bào tương mạc sưng, màu đỏ hay màu sẫm, có hiện tượng xung huyết hay xuất huyết.
- Thể viêm sùi: Các tổn thương ở van tim có màu từ vàng xám tới vàng sẫm to nhỏ không đều nhau, trên có phủ 1 lớp fibrin. Những nốt đó sau tụ lại thành viêm sùi.
- Thể viêm loét: Trên van tim có những nốt loét bằng hạt đậu hay bằng đồng xu, trên phủ một lớp mô hoại tử
3.1.4.2. Tổn thương ngoài tim.
- Tắc hoặc giãn động mạch do viêm lan toả lớp nội mạc.
- Gan và lách thường to do phản ứng phòng vệ của hệ thống võng mạc nội mô.
- Thận có hiện tượng viêm cầu thận, có sự xâm nhập nhiều hồng cầu, bạch cầu trong tổ chức kẽ.
3.1.5. Triệu chứng.
Phụ thuộc vào vị trí viêm và tính chất viêm. Gia súc sốt 40 – 41oC, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn.
Tim đập nhanh, sờ vào vùng tim có hiện tượng rung tim. Nếu viêm ở cả tâm thất trái và tâm thất phải thì triệu chứng thể hiện rõ nét hơn viêm một bên.
Nếu viêm thể sùi van nhĩ thất, lam trở ngại tuần hoàn nhĩ thất trái, gây ứ huyết phổi, gia súc có triệu chứng phù phổi. Trên lâm sàng ta thấy gia súc có triệu chứng khó thở.
Nếu viêm ở van nhĩ thất phải, làm ảnh hưởng đến tuần hoàn các cơ quan tiêu hoá (gan, lách, ruột) gây hiện tượng bóng nước, gia súc bị phù
Nếu có hiện tượng nhồi huyết thì tuỳ theo cơ quan trong cơ thể bị nhồi huyết mà có triệu chứng khác nhau.
Ví dụ: Nhồi máu ở gan: Có hiện tượng bóng nước, gia súc bị phù.
Nếu nhồi huyết ở não: Gia súc có hiện tượng bại liệt.
Nếu nhồi huyết ở tim: Gia súc có hiện tượng chết đột ngột.
3.1.6. Tiên lượng.
Nếu không có sự tổn thương van tim, điều trị tích cực, vi khuẩn nhạy cảm với thuốc kháng sinh thì sau 4 – 6 tuần khỏi bệnh.
Nếu có sự tổn thương van tim thì bệnh khó hồi phục.
Nhồi máu cơ tim
3.2. Bệnh viêm ngoại tâm mạc.
3.2.1. Đặc điểm của bệnh.
Quá trình viêm xảy ra ở màng bao tim. Tuỳ theo tính chất viêm và sự hình thành dịch viêm sẽ có hai trường hợp viêm:
- Viêm dính: Thành phần của dịch rỉ viêm chủ yếu là fibrin, làm cho hai lá của màng ngoài tim trở nên thô ráp, khi tim co bóp, hai lá của màng ngoài trượt lên nhau gây ra tiếng cọ sát.
- Viêm tích nước: Do dịch viêm không được cơ thể hấp thu và tích lại nhiều trong màng bao tim, khi tim co bóp thường tạo ra một âm như ta dùng tay khuấy vào nước, âm này gọi là âm vỗ nước.
Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh chia ra:
- Viêm ngoại tâm mạc do ngoại vật: Thường gặp ở gia súc nhai lại.
- Viêm tâm mạc không do ngoại vật: Gặp ở tất cả các loài gia súc, bao gồm các nguyên nhân: Vi khuẩn, virut, ung thư.
Bệnh có tỷ lệ chết cao 90 – 95%.
3.2.2. Nguyên nhân.
3.2.2.1. Viêm do ngoại vật.
Trường hợp này xảy ra đối với loài nhai lại trong trường hợp ăn phải ngoại vật. Ngoại vật đâm thủng dạ dày và cơ hoành rồi đâm lên bao tim và gây viêm.
3.2.2.2. Viêm không do ngoại vật.
Xảy ra với các loài gia súc nhưng lợn hay mắc nhất.
- Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm như: Lao, đóng dấu, tụ huyết trùng, dịch tả lợn.
- Do quá trình viêm lan (viêm cơ tim, viêm gan, viêm phổi), vi khuẩn theo máu về tim và gây viêm bao tim
3.2.3. Cơ chế sinh bệnh.
Nếu dịch rỉ viêm tiết ra nhiều, đồng thời trong dịch có nhiều fibrin thì dịch đọng lại trong bao tim lam hoạt động của tim bị trở ngại, gây nên hiện tượng ứ huyết ở tĩnh mạch, gây phù vùng đầu và tĩnh mạch cổ sưng to. Do phổi bị xung huyết và tuần hoàn bị trở ngại gây rối loạn hô hấp, gia súc khó thở... Mặt khác, phản xạ đau làm nhu động của ruột và dạ dày giảm làm rối loạn tiêu hoá, lúc đầu táo bón sau ỉa chảy.
Do máu về thận ít làm khả năng siêu lọc của thận kém, gia súc ít đi tiểu. Máu vào gan ít, khả năng giải độc của gan giảm, các sản phẩm trung gian tích lại nhiều và đi vào máu, gây trúng độc cho cơ thể, gây co giật. Do vi khuẩn tiết nhiều độc tố vào máu, tác động trung khu điều tiết thân nhiệt nên gia súc bị sốt cao
3.2.4. Triệu chứng.
3.2.4.1. Thời kì đầu của bệnh.
Ở giai đoạn này chẩn đoán bệnh thường hết sức khó khăn. Do triệu chứng lâm sàng thể hiện chưa rõ. Quan sát kĩ con vật thấy: Sốt cao 41 – 42oC, kém ăn hay bỏ ăn, có biểu hiện đau (nghiến răng, ngoảnh đầu về vùng tim). Nhu động dạ dày và ruột giảm, con vật bị táo bón. Đối với loài nhai lại, dạ cỏ bị chướng hơi mãn tính, con vật đi tiểu ít. Ấn vào vùng tim con vật có biểu hiện đau.
3.2.4.2. Thời kì cuối của bệnh.
Triệu chứng thường thể hiện rõ: Phù ở vùng đầu, tĩnh mạch cổ nổi to, con vật bỏ ăn, khó thở. Nghe vùng tim thấy âm vỗ nước, âm cọ màng bao tim. Dùng kim chọc dò xoang bao tim có nhiều dịch chảy ra. Gia súc ỉa chảy, phân lỏng như bùn, màu đen, thối khắm.
Cuối cùng con vật hôn mê rồi chết.
Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao, độ dự trữ kiềm trong máu giảm. Kiểm tra nước tiểu có protein và indican
3.2.5. Bệnh tích.
Bao tim tích đầy nước vàng đục hoặc có mủ. Giữa lá thành và lá tạng có nhiều fibrin bám. Xoang bao tim và xoang ngực tích nước. Lượng nước có thể từ 19 – 20lit.
3.2.6. Chẩn đoán.
Giai đoạn đầu khó chẩn đoán. Dựa vào những đặc điểm lâm sàng điển hình của bệnh, như: Sờ nắn vùng tim con vật có biểu hiện đau, gõ thấy vùng tim mở rộng, khi nghe có tiếng cọ ngoại tâm mạc hoặc âm vỗ nước.
Viêm màng ngoai bao tim
Viêm màng ngoài tim ở lợn
Có hiện tượng phù vùng đầu và trước ngực, tĩnh mạch cổ nổi rõ. Con vật thở khó. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
- Bệnh phù bao tim: Gia súc không sốt, vùng tim không đau.
- Bệnh tim to hay tim giãn: Bao tim không tích nước, nghe tim không có âm vỗ nước và tiếng cọ màng tim.
3.2.7. Tiên lượng.
Bệnh khó hồi phục nhất là viêm do ngoại vật.
3.3Bệnh tích nước trong xoang bao tim.
3.3.1. Đặc điểm.
Còn gọi là bao tim tràn tương dịch, nước trong xoang là dịch thẩm lậu. Bệnh thường kế phát từ một số bệnh mãn tính trong cơ thể: Suy dinh dưỡng, suy tim, viêm thận.
3.3.2. Nguyên nhân.
Chủ yếu là do kế phát từ một số bệnh.
- Do tim bị suy hay van tim hẹp, hở van tim, cơ tim bị thoái hoá, từ đó gây rối loạn tuần hoàn, xung huyết tĩnh mạch. Vì vậy, nước qua mạch quản vào xoang bao tim.
Do suy dinh dưỡng, áp lức keo trong máu giảm dẫn đến sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Do đó, nước từ mạch quản đi vào các mô bào và các xoang trong cơ thể, gây hiện tượng tích nước xoang bao tim.
- Do viêm thận, chức năng siêu lọc của thận giảm, dẫn đến tích Na+ trong máu, nước thoát ra khỏi mạch quản tích lại trong các xoang và tổ chức của cơ thể.
- Do một số bệnh kí sinh trùng: Bệnh sán lá gan, tiên mao trùng làm cho hồng cầu bị phá vỡ gây thiếu máu, áp lực keo trong máu giảm dẫn đến tích nước xoang bao tim.
3.3.3. Triệu chứng.
Gia súc không bị sốt và không đau vùng tim, gõ vùng tim thì âm đục mở rộng. Nghe có âm vỗ nước và thấy tim đập yếu. Chọc dò xoang bao tim thấy có nước trong chảy ra. Gia súc khó thở. Tĩnh mạch cổ phình to. Có triệu chứng phù nề ở tổ chức dưới da, ức, hầu.
3.3.4. Tiên lượng.
Khả năng hồi phục khó
3.4. Bệnh viêm cơ tim cấp tính.
3.4.1. Đặc điểm.
- Viêm cơ tim là quá trình viêm cơ tim cấp tính hay mãn tính ở cơ tim(bao gồm tế bào cơ tim, khoảng kẽ vào mạch máu ở tim).
- Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, ít khi viêm cơ tim đơn độc. Khi mới viêm tim co bóp mạnh sau đó tim bị suy.
Bệnh thường xảy ra với gia súc non và phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi.
3.4.2. Nguyên nhân.
- Do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn Streptococcus, tụ cầu khuẩn, Staphylococcus, phế cầu khuẩn, thương hàn (Salmonella).
- Do xoắn khuẩn: Leptospira, xoắn khuẩn gây sốt hồi quy...
- Do nấm: Actinomyces, Cadida...
- Do virut: Adenovirut, Hepatitis (virut viêm gan), virut cúm, virut dại.
- Do kí sinh trùng: Ấu trùng sán dây, giun tròn, trung roi, giun xoắn.
- Do thuốc và các hoá chất: Thuỷ ngân, chì, photpho vô cơ, khí cacbon...
- Giai đoạn đầu cơ tim có từng vệt xuất huyết hoặc từng điểm xuất huyết. Dùng dao cắt cơ tim thấy ướt và có dịch màu thẫm chảy ra. Khám toàn bộ tim thấy thành tim mỏng cơ tim bị nhão, lòng tim mở to.
-Giai đoạn cơ tim thoái hoá: Màu của tim trắng bệch, giống màu đất sét hoặc có màu xám. Đôi khi thấy có cả ổ mủ to bằng hạt đậu
3.4.4. Triệu chứng.
Giai đoạn đầu con vật có triệu chứng sốt, ăn kém, thậm chí có con bỏ ăn. Sau 1 – 2 ngày mắc bệnh, nghe tim thấy tim đập nhanh. 3 – 4 ngày sau tim bắt đầu đập yếu dần. Lúc này con vật bồn chồn, khó chịu. Đầu hay lắc lư và đi lại chậm chạp.
Ở giai đoạn cuối xuất hiện hiện tượng phù ở tổ chức dưới da. Tĩnh mạch cổ phồng to, có hiện tượng ba động. Nghe tim có tiếng thổi tâm thu. Trường hợp bệnh quá nặng khi nghe tim có hiện tượng rung tim, huyết áp tĩnh mạch tăng cao (200 – 300mmHg) ở giai đoạn đầu. Sau đó do tim co bóp yếu tim đập chậm nên huyết áp hạ (60 – 80mmHg). Càng cuối thời kì bệnh nhịp ngoại tâm thu càng xuất hiện nhiều hơn
Nang sán trong cơ tim cysticercus
3.4.5. Chẩn đoán.
Việc chẩn đoán bệnh rất khó khăn do kế phát từ các bệnh khác nên thường bị triệu chứng lâm sàng của bệnh chính lấn át. Để chấn đoán hiệu quả có thể tiến hành các bước sau:
Trước hết nghe tim và đếm tần số tim đập của gia súc. Sau đó, cho gia súc vận động bình thường từ 5 – 10phút rồi dừng lại, tiếp tục nghe tim và đếm tần số tim đập, theo dõi xem trong thời gian bao lâu tim hoạt động trở lại bình thường
Viêm cơ tim ở mèo do tắc động mạch
Viêm co tim ở mèo do tắc động mạch
Bệnh mạch vành, thiếu máu tim cục bộ
Tim bị hư hoại
Đối với tim bình thường thì sau khi vận động tim sẽ đập nhanh lên. Sau đó khoảng 2 phút tim đập trở lại bình thường. Trường hợp tim bị bệnh này thì sau khi vận động tim đập nhanh lên và kéo dài thời gian khoảng 4 – 5 phút sau, đồng thời nghe tim thấy có lẫn những tạp âm (do hiện tượng hở van).
- Nghe tim: Tiếng tim không rõ.
- Gõ vùng tim thấy vùng âm đục mở rộng.
- Kiểm tra huyết áp: Huyết áp hạ.
- Kiểm tra máu: Thấy tốc độ huyết trầm tăng, bạch cầu trung tính tăng; ngược lại lâm ba cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan và ái kiềm giảm
Mất nước, rối loạn điện giải, suy tim nghiêm trọng
3.5. Bệnh van tim.
3.5.1.Bệnh của nhóm thổi tâm thu
3.5.1.1.Bệnh hở van hai lá
* Đặc điểm
Van hai lá nối liên nhĩ trái với thất trái, giúp máu đi theo hứơng từ nhĩ trái xuống thất trái, khi van hai lá không khép kínthì trong kì tâm thu có môt lương máu chảy ngược chiều lên nhĩ thất trái gây ra tiếng thổi tâm thu. Tiếng thổi tâm thu xuất hiện liền tiếng tiêng tim thứ nhất hay trùng tiếng tim thứ nhất.
* Nguyên nhân
Do tổn thương thực thể ở tim hoặc do rối loạn cơ năng của tim.
- Hở van hai lá do tổn thương thực thể ở tim có mấy nguyên nhân sau:
+Viêm màng trong tim so thấp khớp
+Viêm màng trong tim loét, sùi do vi khuẩn(lien cầu khuẩn, phế cầu khuẩn)
+Do van tim bị rách
+Hở van do chấn thương
-Hở van hai lá do rối loạn chức năng của tim:
+Do suy thất trái
+Cơ tim thiếu máu cục bộ
+Buồng tim và lỗ van tim giãn rộng
*Triệu chứng lâm sàng:
Tim đập mạnh, nghe có tiếng thổi tâm thu cường độ to, nghe rõ ở tim có tiếng “ pùm xì pụp”. Gia súc khó thở, đôi lúc nghe như có tiếng ngựa phi., Khi chiếu X quang ở vùng tim giai đoạn cuối thấy thất trái phì đại, nhĩ trái to, vôi hoá ở van hai lá. Tiếng ngựa phi là ngoài tiếng tim thứ nhất và thứ hai ra còn có tiếng thứ 3.
-Triệu chứng cận lâm sàng:
+Điện tâm đồ: Thường thấy dấu hiệu trục tim chuyển trái
+X quang vùng tim thấy: Thời kì đầu của bệnh tim bình thường, thời kì cuối thấy thất trái phì đại, nhĩ trái to, có vôi hoá ở van hai lá.
+Siêu âm tim: Đo được vận tốc dòng máu phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái kéo dài hết kỳ tâm thu và thấy hiên tuợng giãn nhĩ trái và thất trái.
*Chẩn đoán
Bệnh tiến triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào van hai lá hở nhiều hay hở ít. Thường dẫn đến hiện tượng suy tim. Có thể xuất hiện tiếng ngựa phi. Biểu hiện âm thanh khi nghe tim là tiêng “pùm xì pụp”.
3.5.1.2.Bệnh hở van ba lá
* Đặc điểm
Do lỗ nhĩ thất phải hở nên khi tâm thất phải co bóp có dòng máu chảy ngược từ tâm nhĩ phải, gây tiếng thổi tâm thu.
*Nguyên nhân
Thường do kế phat từ một số bệnh như: thấp khớp, viêm nội tâm mạc, do tổn thương thực thể van tim( rách van, đứt dây chằng )
*Triệu chứng
Gia súc bị phù; gan, lách sưng to; ứ nước ở các xoang. Khi bắt mạch thấy tĩnh mạch đập dương tính ( tức là hiên tương tim đập cùng với nhịp đậ tâm thu ) Gia súc bị viêm ruột cata.
*Chẩn đoán
-Chẩn đoán lâm sang: Nghe tim thấy tiếng thổi tâm thu(rõ nhất khi hít vào)
-Siêu âm Dopper tim: Thấy rõ sự thay đổi cấu trúc của van ba lá, dây chằng, côt cơ, thất phải và nhĩ trái.
Hình ảnh hở van hai lá trên siêu âm
Hẹp hở van hai lá do thấp khớp
Hình ảnh siêu âm sùi van hai lá
3.5.2.Bệnh của nhóm thổi tâm trương
3.5.2.1.Bệnh hẹp lỗ van hai lá
*Đặc điểm
Bệnh hẹp lỗ van hai lá thường hay gặp nhất trong các bệnh về van tim, chiếm tỉ lệ khoảng 40% các bệnh lý về tim mạch.
Lỗ van hẹp làm ảnh hưởng tới máu chảy từ nhĩ xuống thất, gây rỉ máu ở nhĩ trái rồi ở tiểu tuần hoàn. Cuối cùng gây ứ máu tim
*Nguyên nhân
Do kế phát từ viêm nội tâm mạc mãn tính, van tim bị dầy và biến dạng. Có thể do kế phát từ thấp khớp cấp tính.
*Triệu chứng
Gia súc bị đau vùng trước tim, ho nhiều, có thể ho ra máu, khó thở, tiếng rung tâm trương có khi nghe rõ, cũng có khoi không nghe thấy vì tim đập nhanh quá hoặc loạn nhịp đập tuần hoàn.
Khi chiếu X quang thấy nhĩ trái to đè vào thực quản, đẩy thực quản sang một bên.
*Chẩn đoán
Căn cứ vào tiếng tâm trương là chính. Kết hợp với hình anhe X quang và kết quả siêu âm tim.
*Phòng bệnh và điều trị
-Phòng: Ngăn ngừa và đề phòng các bệnh có thể gây biến đổi các van tim, chữa sớm và triệt để các bệnh về khớp.
-Trị: Biện pháp phẫu thuật là tốt nhất, kết hợp với chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng va làm việc hợp lý.
Tuy nhiên đối với gia súc mắc bệnh hẹp van hai lá thì loại thải là tố nhất
3.5.2.2.Bệnh hẹp van ba lá
*Đặc điểm
Vào thời kì tâm trương, máu sẽ từ tâm nhĩ phải tới tâm thất phải bị trở ngại do hẹp van ba lá, máu sẽ ứ lại tâm nhĩ phải sinh ra tiếng thổi tâm trương.
Bệnh thường xảy ra với trâu, bò, dê.
*Triệu chứng
Gia súc bị phù, tĩnh mạch cổ phồng to ( do ứ huyết tĩnh mạch và ứ huyết toàn thân ) Nghe tim có tiếng “ pùm xì pụp”
Sẹo trên tim gây hẹp van tim
Hình ảnh siêu âm sùi van ba lá
Nghe phổi thấy tần số hô hấp cao ( thiếu máu ở phổi do máu đưa xuống tâm thất phải nhiều hơn bình thường ).
Có hiện tượng hoàng đản do ứ huyết ở gan, gây rối loạn chức năng gan . Hậu quả thường xảy ra là viem ruột kế phát.
*Điều trị
-Điệu trị nội khoa: Điều trị suy tim bằng thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu và kết hợp với điều trị bệnh gâyhẹp van ba lá.
-Điều trị ngoại khoa: Sửa van ba lá, đặt vòng van nhân tạo.
-Đối với gia súc: Nếu phát hiện bệnh tốt nhất là nen loai thải
3.6.Bệnh giun tim ở chó
3.6.1.Nguyên nhân
Bệnh gây ra do giun chỉ Dirofilaria immitis kí sinh ở tâm thất phải và đọng mạch phổi của chó gây ra .
Đặc điêm sinh học của giun: giun hình sợi chỉ., trắng nhạt, đuôi giun đực thót lại và xoắn; âm hộ giun cái cách đầu 2,7 mm, Kích thước của giun đực: 18-20 x 0,70-0x,90 mm và giun cái: 250-300 x 1,0-1,30 mm.
Giun đẻ ấu trùng có kích thước : 0,22-0,29 x 0,005-0,0065 mm
3.6.2. Triệu chứng
Lúc đầu chó không có triệu chứng gì. Sau vài thang kể từ khi ấu trùng xâm nhập vào máu , chó thể hiện ho khan và khô , khó thở, buồn rầu, kém ăn và gầy dần; có tương dịch ở phúc mạc, thuỳ thũng ở bao dịch hoàn; cuối cùng chó chảy máu mũi , ho ra máu, đái ra máu, nhịp tim nhanh đôi khi loạn nhịp. Một số chó có biểu hiên của thần kinh giống như bệnh dại. Sau một thời gian tuỳ vào sức chống đỡ của cơ thể chó, con vật sẽ chết do ngạt thở, tắc mạch máu và khạc ra máu do vỡ động mạch phổi.
3.6.3.Bệnh tích
Tâm thất phải sưng to; viêm nội tâm nang; viêm nội mạc của động mạch; tắc động mạch hoặc vỡ động mạch phổi; tụ huyết phổi; thuỳ thũng phúc mạc; sưng gan và lá lách. Thương thấy giun quấn thành từng búi trong tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi từ vài con đến 50 con, đặc biệt có trương hợp đém được 150 giun ở 1 con chó.
3.6.4.Chẩn đoán
-Chẩn đoán lâm sàng: các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của chó bệnh: thở nhanh và khó ; chảy máu mũi và miệng; có hội chứng thần kinh điên loạn giúp cho việc chẩn đoán ban đầu.
-Chẩn đoán phòng thí nghiệm: kiêm tra máu tươi và máu đàn mong nhuộm Giemsa để tìm dấu vết giun chỉ trong máu chó.
-Chẩn đoán miễn dịch: Ứng dụng phương pháp miễn dịch gắn men (ELISA) có thể phát hiện đựoc kháng giun chỉ sau khi nhiễm 11 – 12 ngày với độ chính xác cao 90 – 95% .
Bệnh giun tim ở chó
Vòng đời phát triển của giun tim
Hình ảnh 3d giun kí sinh trong tim
Mổ khám bệnh tích bệnh giun tim
Giun kí sinh trong tim chó
3.6.5. Điều trị
-Ivermectin: 0,2-0,3 mg/kg P
-Diethylcarbamazine: 5 mg/kg P
4.Kết Luận
Hệ tim mạch của gia súc có nhiệm vụ quan trọng là vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Bệnh ở hệ tim mạch tuy không nhiều nhưng do họat động của nó liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể. Vì vậy hệ tim mạch bị tổn thương sẽ dẫn tới hậu quả rất xấu thậm chí ảnh hửơng tới tính mạng của con vật.
Các bệnh ở hệ tim mạch do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và kế phat từ một số căn bệnh khác. Vì vậy việc phòng và điều trị bệnh trở nên rất khó khăn. Cho nên trong thực tế tuỳ vào từng trường hợp mà chúng ta quyết

định có nên chữa trị hay loại thải để tránh được các thiệt hại về kinh tế khi chữa trị.
Mục Lục:
Đặt vấn đề.
Tổng quan tài liệu.
2.1.Sơ lược về hệ tim mạch
2.2.Các phương pháp chẩn đoán hệ tim mạch
3. Một số bệnh thường gặp.
3.1. Bệnh viêm nội tâm mạc.
3.2. Bệnh viêm ngoại tâm mạc.
3.3. Bệnh tích nước trong xoang bao tim.
3.4. Bệnh viêm cơ tim cấp tính.
3.5. Bệnh van tim.
3.6. Bệnh giun tim.
4. Kết luận.
Danh sách các thành viên thực hiện:

- Nguyễn Thiệu Anh.
- Nguyễn Hùng Cường.
- Trần Thị Thuỳ Dương.
- Nguyễn Việt Dũng.
- Lê Việt Dũng.
- Bùi Văn Điệp.
- Lương Tiến Đạt.
- Trần Thị Đào.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)