Sinh học: STGT BG Lý thuyết về ruột

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Sinh học: STGT BG Lý thuyết về ruột thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Bài giảng lý thuyết

RUỘT NON - RUỘT GIÀ

Đối tượng giảng: Sinh viên RHM chính quy

Thời gian giảng: 03 tiết
http://www.svsupham.vn
Mục tiêu bài giảng

1. Mô tả được vị trí, chức năng, hình thể ngoài, hình thể trong, cấu tạo và liên quan của ruột non, ruột già.
2. Mô tả được vị trí, hình thể và liên quan của mạc treo ruột.
3. Mô tả được động mạch mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới.
4. Nêu các đặc điểm của từng đoạn ruột non, so sánh sự giống và khác nhau giữa ruột non với ruột già về phương diện sinh lý, giải phẫu.
5. Nêu được các vị trí của ruột thừa so với manh tràng.
A. RUỘT NON:
Là phần ống tiêu hoá nằm giữa dạ dày và ruột già, từ môn vị đến lỗ manh tràng, chiếm phần lớn ổ bụng. Ruột non được chia làm 3 phần: Tá tràng, hổng tràng và hồi tràng(tá tràng đã được đề cập tới trong bài tá tuỵ).
I. VỊ TRÍ VÀ SỰ LIÊN QUAN:
Ruột non nằm dưới mạc treo kết tràng ngang, cuộn lại thành các quai ruột hình chữ U (khoảng 14 - 16 quai), mỗi quai dài khoảng 20-25 cm và chia thành 02 nhóm:
- Nhóm nằm ngang bên trái ổ bụng.
- Nhóm nằm thẳng bên phải ổ bụng.
Ruột già Ruột non
1. Vị trí:
2. Liên quan:
- Phía bên trên, bên phải, bên trái lần lượt liên quan với kết tràng ngang, kết tràng lên và kết tràng xuống.
- Phía trước liên quan với thành bụng qua mạc nối lớn
- Phía dưới liên quan với các tạng trong chậu hông bé(trực tràng ,tạng sinh dục bàng quang).
Mạc nối
lớn
KT lên
Góc gan
KT ngang
KT xuống
Do các quai ruột khá dài trong khi sức chứa của ổ bụng có giới hạn nên khi vừa mở phúc mạc bụng hay khi thành bụng bị xuyên thủng, các quai ruột non có khuynh hướng phòi ra ngoài.
Ngoài ra chúng còn dễ lấn các điểm yếu của thành bụng gây thoát vị.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG
1. Cấu tạo :
- Dài từ 5,5-9m (trung bình 6,5m)
- Rộng giảm dần từ khúc đầu (3cm) đến khúc ruột cuối (2cm)
Ruột non
ĐM MTTT
Ruột thừa
Cấu tạo gồm 5 lớp từ trong ra ngoài gồm : 1.miêm mạc
2.Lớp dưới niêm mạc
3.cơ: Dọc ngoài,vòng trong
4.Lớp dưới thanh mạc
5.thanh mạc

Thanh mạc
Lớp cơ: Dọc-Vòng
Tấm dưới niêm mạc
Niêm mạc
- Lớp niêm mạc:
Là lớp quan trong nhất
+ Van tràng là những nếp vòng hình liềm cao 8mm; dày 3mm, chiếm 1/2 -2/3 chu vi ruột do niêm mạc và tấm dưới niêm mạc nhô lên tạo thành, nhiều ở đoạn hổng tràng và giảm dần về phía hồi tràng, làm tăng diện hấp thu của niêm mạc lên gấp 2 lần.
+ Mao tràng là những núm nhỏ cao khoảng 0,5-1mm nằm trên bề mặt niêm mạc, có nhiệm vụ hấp thu các dưỡng chất.
Các nếp vòng
Lớp niêm mạc
- Các nang bạch huyết 2 loại: nang đơn độc(dưới niêm mạc) ở hổng tràng, nang BH chùm (lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, có nhiều ở đoạn cuối hồi tràng, đây là những vị trí chủ yếu bị loét và thủng trong bệnh sốt thương hàn và lao ruột).
- Các tuyến ruột trong lớp niêm mạc, có các lỗ tiết nằm xen giữa các mao tràng tiết ra dịch tràng.
Bạch huyết đơn độc
BH chùm
(Mảng peyer)
- Lớp dưới niêm mạc : chứa nhiều mạch máu và thần kinh .
- Lớp cơ : thuộc loại cơ trơn và chia thành hai tầng:
+ Tầng cơ dọc mỏng, nằm ngoài
+ Tầng cơ ngang dày, nằm trong.
Đoạn cuối hồi tràng, cả hai tầng cơ này rất mỏng.
Dưới niêm mạc
Lớp cơ dọc
Lớp cơ vòng Nhánh ruột
ĐM thẳng
- Tấm dưới thanh mạc rất mỏng ,lót dưới thanh mạc
- Lớp thanh mạc
Phúc mạc tạng bọc quanh ruột non, liên tiếp với hai lá của mạc treo tràng ? nơi mạc treo dính vào ruột non không có thanh mạc che phủ ? không nên bắt đầu hay kết thúc đường khâu ở bờ mạc treo.
Vì lớp thanh mạc dễ dính vào nhau nên được sử dụng trong các thủ thuật khâu nối ruột.
Tấm dưới thanh mạc
Thanh mạc
2. Chức năng:
Ruột non hấp thu gần như toàn bộ các chất dinh dưỡng và một phần nhỏ nước
III. PHÂN BIỆT HỔNG TRÀNG VÀ HỒI TRÀNG :
?Túi thừa Meckel (1%-3%) ranh giới hổng và hồi tràng
HÌNH ẢNH X QUANG
- Không uống chất cản quang thì không thấy được hình ảnh ruột non.
- Uống cản quang sau 20-30 phút, khúc đầu hỗng tràng bắt đầu ngấm thuốc.
+ Hỗng tràng có hình như lông gà hay xương cá (các van tràng).
+ Hồi tràng hình một dải mơ �(ít van tràng).
Sau #8 giờ chất cản quang qua hết ruột non
IV. MẠC TREO RUỘT:
Là nếp phúc mạc nối các quai ruột non vào thành bụng, qua đó vừa để treo vừa để dinh dưỡng ruột . Mạc treo chứa các thành phần đi vào ra :mạch máu,TK.....
Mạc treo
ĐMMTTT
Mạc treo KT ngang
Mạc treo
nuột non
Hỗng
tràng
1. Rễ mạc treo:
Dính mạc treo vào thành bụng sau, đi từ góc tá hỗng tràng tới góc hồi manh tràng, dài khoảng 15 cm . từ cạnh trái đốt sống thắt lưng thứ 2, đi xuống dưới ngang qua đốt sống thắt lưng 3, 4, động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ bụng, cơ thắt lưng, niệu quản phải rồi sang phải đến phía trước khớp cùng chậu phải.
Kết tràng
Mạc treo
KT
Rễ mạc
treo đã
cắt
Mac treo
ruột non
Rễ mạc
treo
Góc tá hỗng tràng
Góc hồi MT
ĐMMTTT
2. Bờ mạc treo:
- Là nơi mạc treo gắn vào hỗng hồi tràng. Tại bờ mạc treo, hai lá phúc mạc tách xa nhau 7-10 mm.
- Chiều dài bằng ruột non nên mạc treo phải gấp nếp, mỗi nếp là một quai ruột.
- Chiều rộng từ rễ đến bờ mạc treo, ở giữa # 15 cm(Max), giảm dần ở hai đầu, tại đây rễ và bờ mạc treo gần nhau.
Bờ mạc treo
ĐM thẳng
Các quai
nối
Các ĐM thẳng
3. Cấu tạo của mạc treo:
Mạc treo do hai lá phúc mạc áp sát nhau, ở giữa có:
- Các nhánh ruột của động mạch và tĩnh mạch mạc treo tràng trên
- Các bạch mạch và chuỗi hạch bạch huyết.
- Các nhánh thần kinh của đám rối mạc treo tràng.
- Tổ chức mỡ.
ĐM-TM MTTT
1 lá của
mạc treo
IV. MẠCH MÁU - BẠCH HUYẾT :
ĐM
mạc treo
tràng trên
TM
mạc treo
tràng trên
1. Động Mạch mạc treo tràng trên :
Cấp máu cho một phần tụy, tất cả ruột non và ruột già(từ manh tràng đến góc trái kết tràng)
- Nguyên uỷ : Từ mặt trước ĐMCB, # 1cm dưới động mạch thân tạng, # TL1.
- Đường đi : Đi thẳng, dài 20 - 25cm, chạy trong mạc treo, bên trái và hơi sau TMMTTT đến hố chậu phải.
- Tận cùng : cách góc hồi manh tràng khoảng 80cm ( Meckel).
ĐMMTTT
- Liên quan :
Được chia làm 04 đoạn :
+ Đoạn sau tuỵ khoảng 4-5cm.
+ Đoạn trên và trước tá tràng
+ Đoạn trong rễ mạc treo.
+ Đoạn trong mạc treo.
Các nhánh bên :
1 Các động mạch tá tuỵ dưới (học trong bài tá tuỵ)
2 Các động mạch hổng tràng và hồi tràng :
# 12-20 nhánh đi song song với nhau đến ruột non.
Động mạch thẳng của hổng tràng dài gấp đôi của hồi tràng.
ĐM tá tuỵ dưới
Các nhánh
hỗng-hồi
tràng
Cung ĐM
Các ĐM
thẳng
3.Động mạch hồi kết tràng:
Đến vùng manh tràng chia làm 05 nhánh :
* Động mạch lên.
* Động mạch manh tràng trước.
* Động mạch manh tràng sau.
* Động mạch ruột thừa: đi phía sau hồi tràng đến bờ tự do của mạc treo ruột thừa.
* Động mạch hồi tràng đi dọc hồi tràng rồi nối với nhánh tận của động mạch mạc treo tràng trên
4. Động mạch kết tràng giữa: chia hai nhánh phải và trái.
5.Động mạch kết tràng phải: Chia làm hai nhánh lên và xuống.
- Các nhánh nối:
+ Nối với động mạch thân tạng: do các nhánh tá tuỵ dưới nối với các nhánh của động mạch vị tá tràng.
+ Nối với động mạch mạc treo tràng dưới qua động mạch kết tràng giữa và trái.
Đm vị-TT
Đm thân tạng
Đm tá
tuỵ dưới
Đm KT
trái
Đm KT giữa
2. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên:
- Các tĩnh mạch cũng giống như động mạch và đi kèm với động mạch.
- Tĩnh mạch mạc treo tràng trên lên đến sau thân tụy thì hợp với tĩnh mạch lách tạo thành tĩnh mạch cửa.
TM hồi kết tràng
TM MTTD
Các nhánh hỗng-hồi tràng
TM KT giữa
TM
KT
phải
TM cửa
TM lách
TM tá-tuỵ
3. Bạch huyết :
Được dẫn theo một hệ thống gồm các chuỗi hạch chính sau đây:
- Các hạch mạc treo ruột non
- Chuổi hạch mạc treo tràng trên.
- Chuổi hạch hồi kết tràng.
Các hạch mạc treo ruột non
Hạch
MTTT
Bề dưỡng
chấp
Ống
ngực
B. RUỘT GIÀ :
Là phần ruột nối từ hồi tràng đến hậu môn, gồm 04 phần:
Manh tràng
Kết tràng
Trực tràng
Ống hậu môn.
I. VỊ TRÍ, KÍCH THƯỚC, HÌNH THỂ NGOÀI:
1. Vị trí :
Ruột già tạo nên một khung chữ U ngược vây quanh ruột non.
2. Kích thước :
- Dài khoảng 1,4-1,8 m
- Đường kính manh tràng # 7 cm và giảm dần đến kết trang sigma, ở trực tràng phình to ra thành bóng trực tràng.
Bóng trực tràng
Manh tràng
3. Hình thể ngoài :
Ngoại trừ trực tràng, ruột thừa và ống hậu môn có hình dạng đặc biệt, phần ruột già còn lại có những đặc điểm sau giúp ta phân biệt giữa ruột già và ruột non :
- Các dải cơ dọc: Do cơ dọc tập trung lại. gồm 03 dải :
1. Dải mạc treo kết tràng : phía sau trong.
2. Dải mạc nối : phía sau ngoài
3. Dải tự do : phía trước.
- Túi phình kết tràng
- Các túi thừa mạc nối
2
3
1
Túi
thừa
mạc
nối
Túi phình
kết tràng
II. CÁC PHẦN CỦA RUỘT GIÀ :
1. Manh tràng và ruột thừa :
- Manh tràng: hình túi cùng, dưới lổ hồi manh tràng, có 4 mặt và 1 đáy tròn phía dưới, phía trên liên tiếp với kết tràng lên, nằm ở hố chậu phải.
- Ruột thừa: - 8 cm, cách với manh tràng bởi một cái van.
Lỗ hồi manh tràng
+Điểm Macburney.
?Vị trí bình thường của ruột thừa:
+Hố chậu (P)
+Nơi hội tụ của 03 dãi cơ dọc
+sau trong manh tràng, dưới gốc hồi manh tràng 3 cm
Một số vị trí của ruột thừa:
* Bình thường:
- Chậu
- Sau manh tràng
- Trước MT
- Dưới MT
- Bên trong
- Trước-sau MT
* Bất thường:
- Dưới gan
- Tiểu chậu
- HC trái
- Dài bất thường
Đặc điểm cấu tạo của ruột thừa:
- Cấu tạo tương tự ruột non, ruột già.
- Lòng hẹp
- Nhiều nang BH
Mạc treo ruột thừa
Nang BH
2. Kết tràng lên: 8-15cm
3. Kết tràng ngang: 50cm
4. Kết tràng xuống: 25-30cm , xuống tới mào chậu thì cong vào trong
5. Kết tràng sigma: từ bờ trong cơ TL trái đến Đs cùng 3
6. Trực tràng: 12-15cm, cong theo xương cùng
7. Ống hậu môn: từ góc đáy chậu của trực tràng, ống hậu môn xuyên qua hoành chậu hông và tận cùng ở hậu môn
Góc gan
Góc lách

Cơ thắt ngoài HM
Cơ nâng HM
III. LIÊN QUAN VỚI PHÚC MẠC:
1. Phúc mạc manh tràng và ruột thừa:
- Manh tràng được bao bọc hoàn toàn bởi phúc mạc. Giới hạn giữa phần kết tràng cố định và manh tràng là đường ngang qua trên lỗ hồi manh tràng.
- Mạc treo ruột thừa gắn ruột thừa vào hồi tràng có bờ tự do chứa động mạch ruột thừa.
2. Mạc treo kết tràng lên:
Dính vào PM thành bụng sau tạo nên mạc dính kết tràng phải
3. Mạc treo kết tràng xuống:
Được giới hạn phía trên từ nguyên uỷ của động mạch mạc treo tràng trên đến góc trái kết tràng, phía dưới từ bên trái ụ nhô đi dọc theo bờ trong cơ thắt lưng trái
4. Mạc treo kết tràng ngang
Là giới hạn dưới của hậu cung mạc nối, giới hạn trên của mạc dính kết tràng phải và trái. Chia ổ bụng làm hai tầng trên và dưới mạc treo.
Mạc treo KT ngang
Mạc treo
KT xuống
IV. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG
1. Cấu tạo chung :
Từ trong ra ngoài có 05 lớp:
- Lớp niêm mạc : không có các van tràng và mao tràng như ruột non, chỉ có những nếp bán nguyệt và mất đi khi kết tràng căng phồng. Nhiều nang BH đơn độc, không có nang BH chùm.
Nếp bán nguyệt
- Tấm dưới niêm mạc : nhiều mạch máu và thần kinh.
- Lớp cơ :
+Tầng trong là cơ vòng.
+ Bên ngoài là cơ dọc, phần lớn tập trung tạo thành ba dải cơ dọc, giữa 3 dải cơ dọc rát mỏng. Các dải cơ này thấy rõ ở manh tràng rồi phân tán dần và không thấy ở kết tràng sigma.
- Tấm dưới thanh mạc.
- Lớp thanh mạc : tạo bởi lá tạng phúc mạc, có túi thừa mạc nối.
2. Cấu tạo riêng từng phần:
- Manh tràng: có van hồi manh tràng có 2 lá trên dài hơn dưới. Ơ� giữa có lỗ van hồi manh tràng hình bầu dục, hai bên kéo dài thành hãm van hồi manh tràng.
Van hồi
manh
tràng
Hãm
van
Dạng môi của cơ thắt HMT(chết)
Dạng nhú của cơ thắt HMT(sống)
- Ruột thừa:
+ Ruột thừa đổ thẳng vào manh tràng qua lỗ ruột thừa, đôi khi có van nhỏ.
+ Thành ruột thừa dày, nhưng khi viêm thành dễ vỡ.
+ Thanh mạc ruột thừa có thể tách ra dễ khi bị viêm nên có thể cắt bỏ ruột thừa dưới thanh mạc.
+ Ruột thừa có rất nhiều nang bạch huyết chùm, ở người già các nang tuyến nay teo lại.
Lỗ ruột thừa
Nang BH chùm
- Trực tràng và hậu môn:
+ 3 dải cơ dọc khi tới trực tràng phân tán thành lớp cơ dọc, phía trước và sau dày hơn hai bên.
+ Phúc mạc chỉ phủ phần trên, phía trước và hai bên trực tràng.
+ Trong ống hậu môn có những nếp dọc nhỏ gọi là cột hậu môn, chứa một động mạch, một tĩnh mạch và nhiều bó cơ dọc.
Trực tràng

Cơ nâng
hậu môn
Cơ thắt
hậu môn
Trực
tràng
TLT
BQ
VÙNG TRĨ
Phía trên hậu môn 2 cm, các chân cột được nối nhau bằng những nếp niêm mạc hình cung gọi là van hậu môn. Phần nằm phía trên van hậu môn gọi là vùng trĩ vì đám rối tĩnh mạch dưới niêm mạc ở đây khi bị ứ máu dễ phình ra, vỡ gây xuất huyết.
phía dưới là nơi niêm mạc được thay thế bằng da.
3. Chức năng của ruột già :
- Phần lớn nước # 90% được hấp thu ở manh trang và kết tràng lên.
- Dự trử và tạo thành các khuôn phân trước khi đại tiện ra ngoài.(sau 8h, thức ăn sẽ dược tống vào ruột non từng đợt cách nhau # 3-15`)
- Chất nhầy là chất bảo vệ quan trọng trong kết tràng, tiết ra nhiều trong những trường hợp có thương tổn hay kích thích (bệnh lỵ), hoặc ngăn cản hấp thu một số chất độc.
V. MẠCH MÁU
TMMTTT
TMMTTD
ĐMMTTT
ĐMMTTD
1. Động mạch mạc treo tràng trên :
- Động mạch hồi kết tràng: 1
Cho các nhánh bên :

+ Động mạch kết tràng lên.
+ Động mạch manh tràng trước.
+ Động mạch manh tràng sau.
+ Động mạch ruột thừa
1
1
- Động mạch kết tràng phải:
- Đô�ng mạch kết tràng giữa:
Các nhánh này cung cấp máu cho phần kết tràng phải và ngang

ĐM KT giữa
ĐM KT
phải
ĐM hồi - KT
ĐM MTTD
2. Động mạch mạc treo tràng dưới :
- Nguyên ủy : từ động mạch chủ bụng, 05 cm trên chổ phân đôi ĐMC, tương ứng với đốt sống TL3
- Tận cùng : chạy xuống dưới, sang trái, đi trong mạc treo kết tràng xuống và tận cùng trước đốt sống cùng 3.
- Nhánh bên :
+ Động mạch kết tràng trái :
+ Các động mạch sigma: có từ 2-4 động mạch nối với nhau.
+ Động mạch trực tràng trên: nối với động mạch sigma và động mạch trực tràng giữa (nhánh của ĐM chậu trong)
ĐM KT trái
Các ĐM
sigma
ĐM trực tràng trên
3. Tĩnh mạch : - Phần kết tràng bên phải: tĩnh mạch thường đi kèm các động mạch và chảy vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên(hệ cửa)
TM cửa
TM MTTT
TM lách
TM MTTD
- Phần kết tràng bên trái: TM không đi kèm động mạch, mà các đám rối tĩnh mạch trong thành ruột đổ vào tĩnh mạch sigma và tĩnh mạch kết tràng trái rồi đổ vào tĩnh mạch lách.
Đm-Tm
MTTT

TM chậu
trong
Đm-Tm
MTTD
TM lách
TM cửa
TM trực
tràng giữa
4. Bạch huyết:
Gồm có 4 nhóm :
- Nhóm nằm sát thành kết tràng.
- Nhóm nằm dọc theo cung động mạch.
- Nhóm trung gian nằm dọc theo các động mạch.
- Nhóm chính nằm ở gốc các động mạch.
VI. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Câu 1. Ruột non dài trung bình :
A. 3 m
B. 5 m
C. 6,5 m
D. 8m
Câu 2. Túi cùng Meckel, ngoại trừ :
1? 3% ở người trưởng thành
Ranh giới của Hổng tràng - Hồi tràng
Điểm tận của D9mMTTT
Ranh giới của Hồi - manh tràng
Câu 3. Nói về cấu tạo của ruột non, câu nào sai:
A. Được cấu tao gồm 5 lớp
B. Lớp trong cùng là niêm mạc
C. Lớp ngoài cùng là thanh mạc
D. Van tràng thuộc lớp cơ
Câu 4. Ruột non, chọn câu sai:
A. Được cấu tao gồm 5 lớp
B. Được nuôi dưỡng bởi động mạch mạc treo tràng trên
C. Chiều rộng giảm dần từ đầu đến cuối
D. Lớp cơ gồm 3 tầng: dọc, ngang, vòng
Câu 5. Động mạch mạc treo tràng trên, chọn câu sai:
A. Nuôi dưỡng toàn bộ ruột già
B. Cho 5 nhánh bên
C. Nuôi dưỡng toàn bộ ruột non
D. CÓ nhánh bên hồi kết tràng
Câu 6. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên, chọn câu sai:
A. Các nhánh thường đi kèm động mạch
B. Hợp với tĩnh mạch lách tạo thành tĩnh mạch cửa
C. Có tĩnh mạch mạc treo tràng dưới đổ vào
D. Nhận máu chủ yếu từ ồng tiêu hoá
Câu 7. Ruột già:
A. Dài khoảng 6,5 m
B. Đường kính manh tràng khoảng 9 m
C. Dài khoảng 1,4-1,8 m
D. Tạo nên một khung hình chữ V ngược
Câu 8. Nói về ruột già câu nào sau đây SAI:
A. Dễ phân biệt với ruột non
B. Là nơi hấp thu nước chủ yếu
C. Có chức năng dự trữ và đóng khuôn phân
D. Động mạch nuôi dưỡng duy nhất là ĐM mạc treo kết tràng trên
Câu 9. Ruột già có các đặc điểm hình thể ngoài giúp phân biệt với ruột non, ngoại trừ:
A. Các dãi cơ dọc
B. Chiều dài
C. Túi phình kết tràng
D. Túi thừa mạc nối
Câu 10. Ruột già được cấu tạo gồm:
A. 6 lớp
B. 4 lớp
C. 5 lớp
D. 3 lớp
Câu 11. Động mạch mạc treo tràng dưới:
A. Cấp máu cho phần kết tràng phải
B. Là nhánh của động mạch lách
C. Luôn có các tĩnh mạch đi kèm
D. Tách ra từ động mạch chủ bụng 5 cm trên chổ phân đôi của ĐMC bụng
Câu 12 : Chú thích các thành phần sau :
Caâu 13 : Vò trí bình thöôøng cuûa ruoät thöøa, ngoaïi tröø :
1.Hoá chaäu (T)
2.Nôi hoäi tuï cuûa 03 daõi cô doïc
3.Döôùi goùc hoài manh traøng 03cm
4. Naèm sau trong manh traøng
Caâu 14 :
Chuù thích caùc thaønh phaàn sau :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)