Sinh học: STGT Ảnh hưởng của rừng với tự nhiên

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Sinh học: STGT Ảnh hưởng của rừng với tự nhiên thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Bộ giáo dục & Đào tạo Bộ Nông nghiệp & PTNT

Trường đại học lâm nghiệp
*********





Nguyễn Thanh Tùng





Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng Keo (Keo lai ,keo lá tràm, keo tai tượng) và Thông nhựa (pinus merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp

Chuyên ngành : lâm học
Mã số : 60.62.60

Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Ngô Đình Quế








Hà tây. 2007
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nền công nghiệp thế giới ngày càng phát triển và nhu cầu sử dụng lâm sản của con người ngày càng cao thì diện tích và tốc độ các rừng trồng công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Các rừng trồng công nghiệp đã và đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà lâm nghiệp, các nhà môi trường và các nhà kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu về nguyên liệu gỗ, các rừng trồng cây mọc nhanh ngày càng được trồng nhiều hơn. Một số nơi đã từng phá rừng tự nhiên để phục vụ cho trồng rừng công nghiệp với luân kỳ ngắn. Các rừng công nghiệp cũng có ý nghĩa kinh tế – xã hội không nhỏ, chúng mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp và góp phần tạo việc làm cho người dân. Các rừng này cũng có những ý nghĩa môi trường nhất định trong việc hấp thụ khí nhà kính nếu việc trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng cũng như sử dụng sản phẩm rừng một cách hợp lý. Nếu không, chúng sẽ gây tổn hại đến môi trường sống của chúng ta – đó là nguy cơ tiềm ẩn cho cộng đồng.
Để cân đối hài hòa giữa các lợi ích ngắn và dài hạn – lợi ích kinh tế – xã hội và lợi ích môi trường, cần phải có các giải pháp thích hợp cho trồng rừng. Đó chính là yêu cầu cấp bách đòi hỏi các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất cùng hợp tác để xây dựng được những tiêu chuẩn về môi trường cho các rừng trồng cây mọc nhanh phục vụ công nghiệp.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của một số loại rừng trồng cây mọc nhanh đại diện là các loài Keo ở vùng đồi và vùng thấp và Thông nhựa là cây bản địa loài còn ít được nghiên cứu về tác động môi trường của chúng, nhưng cũng đã được nhận định bước đầu là có ý nghĩa về mặt môi trường. Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu đề xuất một số tiêu chuẩn đánh giá môi trường thích hợp cho các loại rừng này.

PHẦN 1 .TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI.
Ở các nước phát triển trên thế giới việc nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến môi trường đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Vai trò và lợi ích của rừng trong việc phòng hộ và cải thiện môi trường được giới thiệu nhiều trong các tài liệu khoa học và diễn đàn Quốc tế.
Mấy chục năm gần đây, do nhu cầu về gỗ giấy, gỗ củi, các loài cây gỗ mọc nhanh như bạch đàn, Keo đã được gây trồng trên những diện tích lớn ở các nước nhiệt đới. Việc thay thế các rừng rậm nhiệt đới bằng các rừng thuần loại, mọc nhanh, với chu kỳ khai thác ngắn đã gây ra những lo ngại về sự thoái hoá đất và giảm năng suất ở các luân kỳ sau.
Nghiên cứu của Keeves (1966) [17]đã bước đầu cho thấy sự thoái hóa lập địa do khai thác rừng thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Úc. Theo tác giả, có tới 90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai thác. Turvey (1983) cũng cho rằng sự thay thế rừng bạch đàn tự nhiên ở Úc bằng rừng trồng thông (Pinus radiata) với chu kỳ chặt 15 – 20 năm (400m3/ ha) cũng làm giảm độ phì đất do khai thác gỗ. Mặt khác tầng thảm mục dày và khó phân giải của thông cũng làm chậm sự quay vòng các nguyên tố khoáng và đạm ở các lập địa này.
Theo Smith.C.T (1994)[21] thì việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực khi mà độ phì đất được cải thiện. Ngược lại nó đem lại ảnh hưởng tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất. Nhìn chung việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy nhiên việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.
Trong vùng nhiệt đới, rừng cây mọc nhanh ảnh hưởng đến đất không chỉ ở việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)