Sinh học: ST GF Phòng trừ rầy nâu hại lúa
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
64
Chia sẻ tài liệu: Sinh học: ST GF Phòng trừ rầy nâu hại lúa thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Giải pháp phòng trừ rầy nâu sinh bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
(Ảnh nguồn: http://www.baobacgiang.com.vn/13/73230.bgo ).
.::Khoa Học::.
Khoahoc.com.vn - Khoahoc.vn
( Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/9831_Giai-phap-phong-tru-ray-nau-sinh-benh-vang-lun-va-lun-xoan-la.aspx ).
Cập nhật lúc 09h02` ngày 10/11/2006
Biện pháp phòng trừ rầy nâu sinh bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá có điểm khác bình thường. Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao vẫn là biện pháp ngăn chặn rầy hiệu quả nhất.
Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn (VL) và lùn xoắn lá (LXL) đang tăng rất nhanh. Ðầu vụ hè thu mới có 456 ha nhiễm bệnh, đến cuối vụ đã tăng 78 lần, đến ngày 3-10 tăng lên 60 nghìn ha (131 lần). Và 72 nghìn ha là số thống kê để báo cáo cho đợt họp giao ban chống rầy ngày 18-10-2006 của ngành nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Ðây cũng là nguồn rầy và bệnh VL và LXL ở đầu vụ đông xuân 2006 - 2007.
Do những cố gắng của nông dân và cán bộ nông nghiệp Nam Bộ, như có gần 20 tỉnh và thành phố có Ban chỉ đạo phòng chống rầy, cho nên hạn chế phạm vi tác hại và chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia, vì chúng ta còn "van an toàn lương thực" ở 20% sản lượng lúa gạo dành cho xuất khẩu. Tuy nhiên, đã có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh lương thực gia đình ở nhiều địa phương. Như ở Tiền Giang, trận dịch VL và LXL này xảy ra trên diện tích khoảng 18 nghìn ha, tỉnh thiệt hại khoảng 50 nghìn tấn lúa, trị giá khoảng 100 tỷ đồng, ảnh hưởng 24 nghìn hộ dân với khoảng 120 nghìn người.
(Ảnh: Nhandan)
Hai đợt dịch rầy lớn ở Nam Bộ là vào năm 1978 và 1991, gây tác hại chủ yếu do rầy hút nhựa cây lúa gây cháy rầy. Bệnh VL và LXL có thể hiện, nhưng không rõ. Lần này bệnh rất trầm trọng. Tỷ lệ diện tích lúa nhiễm bệnh so với diện tích nhiễm rầy tăng rất nhanh. Theo một thống kê của Cục BVTV trong cuộc họp giao ban vừa qua: Ở Nam Bộ tỷ lệ diện tích nhiễm bệnh VL và LXL so với diện tích nhiễm rầy trong vụ hè thu 2006 là 13,7%; trong vụ thu đông kế tiếp là 42%, đến vụ mùa lên tới 95%! Còn tỷ lệ rầy nhiễm bệnh trên tổng số rầy được xác định bước đầu khoảng 50 - 60%.
Ðặc điểm chung của tai họa rầy + bệnh lần này và những lần trước, kể cả ở Bắc Bộ đợt dịch rầy xanh và bệnh vàng lụi giữa những năm 60 thế kỷ trước là: bệnh không thể lây nhiễm từ cây lúa bệnh đến cây lúa lành, nếu không có con rầy là môi giới truyền bệnh. Như nghiên cứu trước đây, chỉ cần một con rầy đã nhiễm bệnh là có thể truyền sang cả bụi lúa, rồi đàn rầy bu lại hút nhựa cây lúa bệnh sẽ lan truyền sang cây lúa lành, nhiều khi đạt hàng nghìn con/bụi. Ðàn rầy này có thể theo chiều gió bay đến nhiều nơi xa xôi.
Như vậy, chỉ có trừ rầy mới chặn được bệnh VL và LXL lây lan. Hơn nữa, trừ rầy còn phòng trừ được nạn cháy rầy ngay cả khi rầy không mang nguồn bệnh. Tuy nhiên, việc "truy sát" con rầy lại khá phức tạp; cần cả tinh thần và kỹ năng; cả tự lực của bà con nông dân và sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí. Ðến nay, kinh phí hỗ trợ của ngân sách địa phương đã thực chi 0,8 tỷ đồng cho vụ hè thu 2006; 2,1 tỷ cho vụ thu đông tiếp, và 2,5 tỷ cho vụ mùa.
Biện pháp phòng trừ rầy cũng có điểm khác bình thường. Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao vẫn là biện pháp ngăn chặn rầy hiệu quả nhất. Các địa phương đã phát hiện nhiều giống được sản xuất trên diện tích rộng có tính kháng rầy chấp nhận được, như OM576, OMCS2000, IR64, VD 95-20, AS996... Có giống tính kháng/nhiễm không ổn định, vì khi nhiễm, khi không, như giống Jasmin, giống này có nơi kháng VL và LXL... Dùng giống kháng rầy xác nhận là tốt nhất. Khi cần chọn giữa giống kháng rầy và giống xác nhận nhiễm rầy, lúc này nên dùng kháng rầy. Ðã có nhiều dòng/giống lúa mới có tính kháng tốt, nhưng còn phải được thử thách trên diện tích rộng.
(Ảnh nguồn: http://www.baobacgiang.com.vn/13/73230.bgo ).
.::Khoa Học::.
Khoahoc.com.vn - Khoahoc.vn
( Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/9831_Giai-phap-phong-tru-ray-nau-sinh-benh-vang-lun-va-lun-xoan-la.aspx ).
Cập nhật lúc 09h02` ngày 10/11/2006
Biện pháp phòng trừ rầy nâu sinh bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá có điểm khác bình thường. Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao vẫn là biện pháp ngăn chặn rầy hiệu quả nhất.
Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn (VL) và lùn xoắn lá (LXL) đang tăng rất nhanh. Ðầu vụ hè thu mới có 456 ha nhiễm bệnh, đến cuối vụ đã tăng 78 lần, đến ngày 3-10 tăng lên 60 nghìn ha (131 lần). Và 72 nghìn ha là số thống kê để báo cáo cho đợt họp giao ban chống rầy ngày 18-10-2006 của ngành nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Ðây cũng là nguồn rầy và bệnh VL và LXL ở đầu vụ đông xuân 2006 - 2007.
Do những cố gắng của nông dân và cán bộ nông nghiệp Nam Bộ, như có gần 20 tỉnh và thành phố có Ban chỉ đạo phòng chống rầy, cho nên hạn chế phạm vi tác hại và chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia, vì chúng ta còn "van an toàn lương thực" ở 20% sản lượng lúa gạo dành cho xuất khẩu. Tuy nhiên, đã có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh lương thực gia đình ở nhiều địa phương. Như ở Tiền Giang, trận dịch VL và LXL này xảy ra trên diện tích khoảng 18 nghìn ha, tỉnh thiệt hại khoảng 50 nghìn tấn lúa, trị giá khoảng 100 tỷ đồng, ảnh hưởng 24 nghìn hộ dân với khoảng 120 nghìn người.
(Ảnh: Nhandan)
Hai đợt dịch rầy lớn ở Nam Bộ là vào năm 1978 và 1991, gây tác hại chủ yếu do rầy hút nhựa cây lúa gây cháy rầy. Bệnh VL và LXL có thể hiện, nhưng không rõ. Lần này bệnh rất trầm trọng. Tỷ lệ diện tích lúa nhiễm bệnh so với diện tích nhiễm rầy tăng rất nhanh. Theo một thống kê của Cục BVTV trong cuộc họp giao ban vừa qua: Ở Nam Bộ tỷ lệ diện tích nhiễm bệnh VL và LXL so với diện tích nhiễm rầy trong vụ hè thu 2006 là 13,7%; trong vụ thu đông kế tiếp là 42%, đến vụ mùa lên tới 95%! Còn tỷ lệ rầy nhiễm bệnh trên tổng số rầy được xác định bước đầu khoảng 50 - 60%.
Ðặc điểm chung của tai họa rầy + bệnh lần này và những lần trước, kể cả ở Bắc Bộ đợt dịch rầy xanh và bệnh vàng lụi giữa những năm 60 thế kỷ trước là: bệnh không thể lây nhiễm từ cây lúa bệnh đến cây lúa lành, nếu không có con rầy là môi giới truyền bệnh. Như nghiên cứu trước đây, chỉ cần một con rầy đã nhiễm bệnh là có thể truyền sang cả bụi lúa, rồi đàn rầy bu lại hút nhựa cây lúa bệnh sẽ lan truyền sang cây lúa lành, nhiều khi đạt hàng nghìn con/bụi. Ðàn rầy này có thể theo chiều gió bay đến nhiều nơi xa xôi.
Như vậy, chỉ có trừ rầy mới chặn được bệnh VL và LXL lây lan. Hơn nữa, trừ rầy còn phòng trừ được nạn cháy rầy ngay cả khi rầy không mang nguồn bệnh. Tuy nhiên, việc "truy sát" con rầy lại khá phức tạp; cần cả tinh thần và kỹ năng; cả tự lực của bà con nông dân và sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí. Ðến nay, kinh phí hỗ trợ của ngân sách địa phương đã thực chi 0,8 tỷ đồng cho vụ hè thu 2006; 2,1 tỷ cho vụ thu đông tiếp, và 2,5 tỷ cho vụ mùa.
Biện pháp phòng trừ rầy cũng có điểm khác bình thường. Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao vẫn là biện pháp ngăn chặn rầy hiệu quả nhất. Các địa phương đã phát hiện nhiều giống được sản xuất trên diện tích rộng có tính kháng rầy chấp nhận được, như OM576, OMCS2000, IR64, VD 95-20, AS996... Có giống tính kháng/nhiễm không ổn định, vì khi nhiễm, khi không, như giống Jasmin, giống này có nơi kháng VL và LXL... Dùng giống kháng rầy xác nhận là tốt nhất. Khi cần chọn giữa giống kháng rầy và giống xác nhận nhiễm rầy, lúc này nên dùng kháng rầy. Ðã có nhiều dòng/giống lúa mới có tính kháng tốt, nhưng còn phải được thử thách trên diện tích rộng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)