Sinh học: Phòng chống dịch cúm gia cầm
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
68
Chia sẻ tài liệu: Sinh học: Phòng chống dịch cúm gia cầm thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Phòng, chống dịch cúm gia cầm: Top of Form
[ In tin ] [ Trở về ]
Phòng, chống dịch cúm gia cầm: Tâm lý chủ quan và thiếu ý thức cần được loại bỏ
(Thứ Hai, 06/11/2006 - 10:30 AM)
( Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/printContent.aspx?ID=692 ).
Việt Nam được thế giới đánh giá cao trong công tác ngăn chặn và phòng ngừa dịch cúm gia cầm. Thành quả 11 tháng không có ổ dịch mới đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước láng giềng (Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Inđônêxia) đang bùng phát dịch trở lại cùng tâm lý chủ quan, lơ là của người dân trong việc sử dụng sản phẩm gia cầm; việc buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép; sự biến thể mới của vi -rút H5N1... đang khiến công tác phòng chống dịch cúm gia cầm không hề đơn giản.
"Làm gì còn dịch mà lo!"
Trong vai một người đi tìm mua gà phục vụ đám cưới, tôi được giới thiệu đến nhà chị Hạnh "gà" ở ngách 6/21 phố Phương Mai (quận Đống Đa - Hà Nội). Chưa đi hết đoạn ngách nhỏ đã nghe tiếng gà quang quác trong sân, chị Hạnh tay để trần, vừa rửa con gà đã mổ trong cái chậu tôn vĩ đại, đỏ ngầu, vừa đưa tay quệt mũi, lông gà dính cả lên mặt. Hình như không khí phòng chống dịch nóng bỏng không ảnh hưởng đến khoảng sân đầy gà này. "Ngay khi có dịch chị còn bán ầm ầm nữa là bây giờ, làm gì còn dịch mà lo!" - chị Hạnh chào hàng.
Mấy mùa dịch đi qua, nhưng cái ngách bé tí này chẳng có cán bộ thú y nào ngó ngàng tới, mặc dù chị Hạnh đã "quảng cáo" bằng cách bày lồng gà ngay lối vào ngách. Gà của chị thịt xong, dĩ nhiên chẳng có dấu kiểm dịch nào.
Nếu có mặt tại các "cửa ngõ Thủ đô" vào khoảng 3 - 4 giờ sáng sẽ không thể đếm xuể những chiếc xe máy chở gà phi như tên bắn về hướng nội đô. Không biết vì tốc độ nhanh, hay vì đêm tối mà những "xe gà" qua trạm kiểm dịch một cách trót lọt? ông Phạm Minh Tâm, Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y Hà Nội) "nói thật", chỉ có 2 trạm kiểm dịch động vật còn hoạt động là trạm Ngọc Hồi (đoạn giáp Hà Tây) và trạm Dốc Lã (giáp Từ Sơn - Bắc Ninh). Vậy nên "nếu có sự phối hợp của cảnh sát giao thông thì việc kiểm dịch của 2 trạm này mới thực hiện được. Bằng không, cán bộ thú y chỉ còn nước đứng nhìn" - ông Tâm ngao ngán.
Hiện chỉ có chừng 200 cán bộ thú y đối phó với các tay buôn gà lậu, những người "thuộc" chín tuyến quốc lộ, mười đường tỉnh lộ và hàng trăm ngõ ngách của Hà Nội như lòng bàn tay. Khi được hỏi về ý nghĩa của cái khoá to đùng trước Trạm kiểm dịch động vật chợ Long Biên, ông Tâm giải thích: “Thực ra cái trạm đó không hề tồn tại, nó chỉ mở cửa vào những dịp cần thiết. Trong thời gian tới nếu thành phố chỉ đạo thêm các trạm kiểm dịch động vật thì nó mới mở cửa" (?!).
Tình trạng đó không chỉ có ở Hà Nội, nếu dạo quanh khu vực cầu Kim Sơn, cạnh chợ thị xã Bạc Liêu (Bạc Liêu) sẽ không thấy bóng dáng con gia cầm nào, hỏi thì được chỉ vào khu kinh doanh gia cầm sạch. Nhưng chỉ cần lân la quán nước dăm phút, muốn mua gà cỡ nào, bao nhiêu cũng có. Thì ra gà được gửi ở các quán càphê, có khách mua mới mang ra bán. Một thực tế đang diễn ra ở đây là người dân không hứng thú với sản phẩm gia cầm sạch, vì thịt vịt sạch được bán với giá 40.000 đồng /kg, trong khi các điểm bán gia cầm chui chỉ có giá 25.000-27.000 đồng /kg. Thịt gà sạch và chui cũng chênh lệch nhau gần 20.000 đồng /kg.
Vắc -xin thừa, ý thức thiếu
Ông Hoàng Văn Năm, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN &PTNT):
Giải pháp chính là tuyên truyền
Thời gian qua, chúng ta đã thực hiện 3 giải pháp chính để phòng chống dịch cúm gia cầm, đó là: thông tin cho người dân để họ biết cách bảo vệ đàn gia cầm và bảo vệ chính mình; hướng dẫn người nuôi khử độc, tiêu trùng; và tiêm vắc -xin cho toàn bộ gia cầm.
Để thực hiện các biện pháp khống chế dịch một cách hiệu quả, cần có sự tham gia của cả cộng đồng. Vì vậy, việc thông tin tuyên truyền
[ In tin ] [ Trở về ]
Phòng, chống dịch cúm gia cầm: Tâm lý chủ quan và thiếu ý thức cần được loại bỏ
(Thứ Hai, 06/11/2006 - 10:30 AM)
( Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/printContent.aspx?ID=692 ).
Việt Nam được thế giới đánh giá cao trong công tác ngăn chặn và phòng ngừa dịch cúm gia cầm. Thành quả 11 tháng không có ổ dịch mới đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước láng giềng (Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Inđônêxia) đang bùng phát dịch trở lại cùng tâm lý chủ quan, lơ là của người dân trong việc sử dụng sản phẩm gia cầm; việc buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép; sự biến thể mới của vi -rút H5N1... đang khiến công tác phòng chống dịch cúm gia cầm không hề đơn giản.
"Làm gì còn dịch mà lo!"
Trong vai một người đi tìm mua gà phục vụ đám cưới, tôi được giới thiệu đến nhà chị Hạnh "gà" ở ngách 6/21 phố Phương Mai (quận Đống Đa - Hà Nội). Chưa đi hết đoạn ngách nhỏ đã nghe tiếng gà quang quác trong sân, chị Hạnh tay để trần, vừa rửa con gà đã mổ trong cái chậu tôn vĩ đại, đỏ ngầu, vừa đưa tay quệt mũi, lông gà dính cả lên mặt. Hình như không khí phòng chống dịch nóng bỏng không ảnh hưởng đến khoảng sân đầy gà này. "Ngay khi có dịch chị còn bán ầm ầm nữa là bây giờ, làm gì còn dịch mà lo!" - chị Hạnh chào hàng.
Mấy mùa dịch đi qua, nhưng cái ngách bé tí này chẳng có cán bộ thú y nào ngó ngàng tới, mặc dù chị Hạnh đã "quảng cáo" bằng cách bày lồng gà ngay lối vào ngách. Gà của chị thịt xong, dĩ nhiên chẳng có dấu kiểm dịch nào.
Nếu có mặt tại các "cửa ngõ Thủ đô" vào khoảng 3 - 4 giờ sáng sẽ không thể đếm xuể những chiếc xe máy chở gà phi như tên bắn về hướng nội đô. Không biết vì tốc độ nhanh, hay vì đêm tối mà những "xe gà" qua trạm kiểm dịch một cách trót lọt? ông Phạm Minh Tâm, Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y Hà Nội) "nói thật", chỉ có 2 trạm kiểm dịch động vật còn hoạt động là trạm Ngọc Hồi (đoạn giáp Hà Tây) và trạm Dốc Lã (giáp Từ Sơn - Bắc Ninh). Vậy nên "nếu có sự phối hợp của cảnh sát giao thông thì việc kiểm dịch của 2 trạm này mới thực hiện được. Bằng không, cán bộ thú y chỉ còn nước đứng nhìn" - ông Tâm ngao ngán.
Hiện chỉ có chừng 200 cán bộ thú y đối phó với các tay buôn gà lậu, những người "thuộc" chín tuyến quốc lộ, mười đường tỉnh lộ và hàng trăm ngõ ngách của Hà Nội như lòng bàn tay. Khi được hỏi về ý nghĩa của cái khoá to đùng trước Trạm kiểm dịch động vật chợ Long Biên, ông Tâm giải thích: “Thực ra cái trạm đó không hề tồn tại, nó chỉ mở cửa vào những dịp cần thiết. Trong thời gian tới nếu thành phố chỉ đạo thêm các trạm kiểm dịch động vật thì nó mới mở cửa" (?!).
Tình trạng đó không chỉ có ở Hà Nội, nếu dạo quanh khu vực cầu Kim Sơn, cạnh chợ thị xã Bạc Liêu (Bạc Liêu) sẽ không thấy bóng dáng con gia cầm nào, hỏi thì được chỉ vào khu kinh doanh gia cầm sạch. Nhưng chỉ cần lân la quán nước dăm phút, muốn mua gà cỡ nào, bao nhiêu cũng có. Thì ra gà được gửi ở các quán càphê, có khách mua mới mang ra bán. Một thực tế đang diễn ra ở đây là người dân không hứng thú với sản phẩm gia cầm sạch, vì thịt vịt sạch được bán với giá 40.000 đồng /kg, trong khi các điểm bán gia cầm chui chỉ có giá 25.000-27.000 đồng /kg. Thịt gà sạch và chui cũng chênh lệch nhau gần 20.000 đồng /kg.
Vắc -xin thừa, ý thức thiếu
Ông Hoàng Văn Năm, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN &PTNT):
Giải pháp chính là tuyên truyền
Thời gian qua, chúng ta đã thực hiện 3 giải pháp chính để phòng chống dịch cúm gia cầm, đó là: thông tin cho người dân để họ biết cách bảo vệ đàn gia cầm và bảo vệ chính mình; hướng dẫn người nuôi khử độc, tiêu trùng; và tiêm vắc -xin cho toàn bộ gia cầm.
Để thực hiện các biện pháp khống chế dịch một cách hiệu quả, cần có sự tham gia của cả cộng đồng. Vì vậy, việc thông tin tuyên truyền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)