Sinh hoc phan tu

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn | Ngày 27/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: sinh hoc phan tu thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

1.Bản chất hóa học của gen là:
A. Prôtêin. B. AND C. ARN. D. B hay C.
2.Một gen chứa thông tin trực tiếp của:
A. 1 pôlipeptit.
B. 1 phân tử ARN.
C. 1 tính trạng.
D. A+B+C.
3.Về cấu tạo thì 1 gen là:
A. 1 đoạn mạch đơn ADN.
B. 1 đoạn ADN hai mạch.
C. 1 đoạn ARN xoắn kép.
D. 1 phân tử AND nguyên.
4. Người ta chia gen cấu trúc thành bao nhiêu vùng?
A. 1 vùng.
B. 2 vùng.
C. 3 vùng.
D. 4 vùng.
5. Tên và thứ tự các vùng ở 1 gen cấu trúc là:
A. Mở đầu – Kết thúc – Mã hóa.
B. Mã hóa – Điều hòa – Kết thúc.
C. Điều hòa – Mã hóa – Kết thúc.
D. Tiếp nhận – Chính – Kết thúc.
6. Gen phân mảnh có đặc tính là:
A. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh 1 nơi.
B. Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
C. Vùng mã hóa xen đoạn không mã hóa axit amin.
D. Do các đoạn Ôkazaki gắn lại.
7. Đặc điểm cơ bản của gen không phân mảnh là:
A. Gen có các nuclêootit nối nhau liên tục.
B. Gen gồm 1 đoạn ADN nằm ở 1 nơi.
C. Vùng mã hóa chỉ chứa các bộ ba mã hóa.
D. Gen không do đoạn Ôkazaki nối lại.
8. Đoạn chứa thông tin axit amin ở vùng mã hóa của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
A. Citron (xitrôn).
B. Exon (êxôn).
C. Codon (câuđân).
D. Intron (intơrôn).
9. Ở sinh vật nhân sơ thường không có:
A. Citron (xitrôn).
B. Exon (êxôn).
C. Codon (câuđân).
D. Intron (intơrôn).
10. Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?
A. Dài bằng nhau.
B. Ở tế bào nhân thực dài hơn.
C. Ở tế bào nhân sơ dài hơn.
D. Lúc hơn, lúc kém tùy loài.
11. Mã di truyền là:
A. Toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào.
B. Số lượng nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.
C. Trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.
D. Thành phần các axit amin quy định tính trạng.
12. ARN có mã di truyền không?
A. Có.
B. Không.
C. Chỉ rARN có.
D. Chỉ tARN có.
13. Một đơn vị mật mã di truyền gồm bao nhiêu nuclêôtit?
A. 3 cặp nuclêôtit đối nhau ở 2 mạch ADN.
B. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch gốc ADN.
C. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch bổ sung ADN.
D. B hoặc C.
14. Một đơn vị mã di truyền còn gọi là:
A. Citron (xitrôn).
B. Exon (êxôn).

C. Codon (câuđân).
D. Intron (intơrôn).
15. Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêootit (A, T, G, X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ hai) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau?
A. 41 = 4.
B. C24 = 6.
C. 42 = 16.
D. 43 = 64.
16. Nếu cứ 3 trong số 4 loại nuclêôtit (A, T, G, và X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ ba) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau?
A. 41 = 4.
B. C24 = 6.
C. 42 = 16.
D. 43 = 64.
17. Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là:
A. 5’ AAG 3’.
B. 5’ AUG 3’.
C. 5’ UAG 3’.
D. 5’ UGA 3’.
18. Bộ ba kết thúc của mARN ở tế bào nhân thực không có mã
A. UGG.
B. UAA.
C. UAG.
D. UAG.
19. Codon (câuđân) mở đầu có ở:
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. A+B+C.
20. Loại axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là:
A. Lơxin và xêrin.
B. Triptôphan và mêtiônin.
C. Valin và alanin.
D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)