Sinh hoc phan tu

Chia sẻ bởi Ngô Văn Quang | Ngày 23/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: sinh hoc phan tu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---------------




THỰC HÀNH TẾ BÀO VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

NĂM HỌC 2009-2010






GIẢNG VIÊN: Th.S Nguyễn Thanh Mai








TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TẾ BÀO VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ



Bài 1: Cách sử dụng kính hiển vi.
Bài 2: Tế bào học.
Bài 3: Màng tế bào - Hiện tượng thẩm thấu.
Bài 4: Sự quang hợp và Các sắc tố của lá cây.
Bài 5,6: Sự hô hấp ở tế bào thực vật. Enzym hô hấp, enzym thủy giải.


























BÀI 1: CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nắm được nguyên tắc, cấu tạo của kính hiển vi quang học.
-Học cách sử dụng kính hiển vi
-Học cách bảo quản kính hiển vi.

II. KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC NỀN SÁNG:
Định nghĩa:
Kính hiển vi là 1 loại dụng cụ dùng để quan sát các vật thể rất nhỏ trong sinh học như cấu tạo các tế bào, các vi sinh vật….mà kích thước của chúng phần lớn đều đo bằng µm( = 10-3mm).
Có rất nhiều loại kính hiển vi: hiển vi quang học nền sáng, hiển vi quang học nền tối, hiển vi huỳnh quang, hiển vi điện tử…)
Trong phần thực hành này chúng ta khảo sát kính hiển vi quang học nền sáng.
Cấu tạo:
Được cấu tạo bằng các hệ thống thấu kính hội tụ. Mỗi hệ thống hoạt động như 1 kính lúp. Hệ thống thấu kính quay về vật quan sát gọi là vật kính. Hệ thống đặt vào mắt quan sát gọi là thị kính.
Kính hiển vi quang học là 1 loại kính xuyên thấu. Vì vậy tiêu bản phải trong suốt, mẫu vật phải được cắt lát rất mỏng để các tia sáng có thể xuyên qua.
Các bộ phận chính:
Chân kính
Thân kính
Ống kính
Thị kính ( 10 X, hoặc 15 X)
Vật kính( E 10, E 40, E 100) cùng được gắn trên 1 đĩa quay.
Đinh ốc sơ cấp( Đinh ốc lớn)
Đinh ốc thứ cấp( Đinh ốc nhỏ)
Bàn kính( Bàn mang mẫu vật) có bộ kẹp giữ tiêu bản.
Bộ phận tụ quang phía dưới bàn kính kèm theo 1 bộ phận chắn sáng, và 1 thanh dài điều chỉnh ánh sáng.
10.Dưới tụ quang là bộ phận đèn chiếu sáng hoặc gương để lấy ánh sáng từ bên ngoài.

Nguyên tắc:
Với kính hiển vi quang học, vật kính thu ảnh thực của vật quan sát, thị kính cho ta thấy ảnh thực có.
-Độ phóng đại của kính được đo bằng:

ĐỘ PHÓNG ĐẠI CỦA THỊ KÍNH X ĐỘ PHÓNG ĐẠI CỦA VẬT KÍNH

-Độ giới hạn phân giải:
Là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 điểm A và B mà mắt thường có thể phân biệt được khi nhìn qua kính. Kính có độ giới hạn phân giải càng nhỏ thì kính đó càng tốt.

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi:
Khi sử dụng kính hiển vi phải thực hiện đúng theo trình tự các bước sau:
-Lau nhẹ trên thị kính, mặt dưới vật kính bằng giấy chuyên dùng để lau kính.
-Đặt kính hiển vi hơi lệch về phía tay trái nếu thuận viết tay phải và ngược lại.
-Xoay vật kính E 10 vào đúng vị trí ngay quang trụ.
-Từ bên ngoài dùng hệ thống bàn mang mẫu vật di chuyển mẫu vật cần quan sát vào đúng trung tâm của vật kính.
-Nếu kính hiển vi có gắn bộ đèn thì chỉ cần cắm Adaptor vào ổ điện và bật công tắc lên. Nếu dùng gương lấy ánh sáng ngoài thì xoay gương hướng mặt lõm về phía ánh sáng để hứng ánh sáng tối đa.
-Nếu với loại kính chỉ có 1 thị kính thì đặt mắt trái vào thị kính đồng thời vặn đinh ốc lớn để hạ ống kính xuống hay nâng ống kính lên, thật từ từ cho đến khi ảnh hiện ra rõ nhất thì dừng lại.
Nếu với loại 2 thị kính thì nhìn cả 2 mắt trong 2 thị kính.
-Khi đã thấy hình rồi mới sử dụng đinh ốc nhỏ để điều chỉnh cho hình rõ nét hơn tùy theo mắt từng người.

*Chú ý: Khi quan sát hình ảnh ngay từ đầu phải tập thói quen quan sát bằng mở cả 2 mắt, tránh tình trạng nhắm 1 mắt lại.
-Phải di chuyển toàn bộ vật kính trên bàn mang mẫu vật để quan sát toàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)