Sinh học lớp 10

Chia sẻ bởi Lê Minh Hồng | Ngày 24/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Sinh học lớp 10 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Xin kính chào




Đề tài
Phân tích nội dung -thiết kế bài giảngtheo hướng lấy học sinh làm trung tâm,góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chương II cấu trúc của tế bào sgk sinh học 10 ban cơ bản

Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy
tóm tắt nội dung chính
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích nội dung - Thiết kế bài giảng
Chương 3 - Kết luận và kiến nghị






Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ đua tranh trí tuệ để phát triển, con người không cạnh tranh bằng cơ bắp mà cạnh tranh bằng trí tuệ. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải thay đổi cách dạy và học nhằm tạo ra lớp người tích cực, năng động, sáng tạo nếu không thì cá nhân, cộng động, quốc gia không tồn tại.
Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học, đó là định hướng chung không chỉ riêng nước ta mà đang được quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người, phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì vậy nghị quyết trung ương, luật giáo dục, chỉ thị của ngành đều nói đến đổi mới phương pháp dạy học.
Do đổi mới nội dung SGK, năm học 2006 - 2007 hai bộ SGK lớp 10 cho hai ban. Ban cơ bản và ban nâng cao được dạy ở tất cả các trường THPT trong cả nước. Nội dung của SGK thay đổi theo hướng nâng cao kiến thức sinh học, tế bào học và sinh học vi sinh vật. Cập nhật với sự phát triển của KHCN
Thực tiễn giảng dạy ở trường THPT đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu một câu hỏi lớn. Làm thế nào để thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, vừa đảm bảo nội dung kiến thức trong một tiết học vừa phát huy được vai trò chủ động của người học.
Chúng tôi cho rằng: Nếu giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, có kỹ năng phân tích bài giảng, xác định được các thành phần kiến thức, kiến thức trọng tâm, lôgic các thành phần kiến thức, các kiến thức bổ sung, sẽ thuận lợi hơn trong việc thiết kế các bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.

Chính vì những lý do trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã tiến hành chọn đề tài
"Phân tích nội dung, thiết kế bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chương II cấu trúc của tế bào - SGK - Sinh học 10 ban cơ bản".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Vận dụng lý luận và phương pháp dạy học vào phân tích nội dung các bài 7, 8, 9, 10, 11. Chương II - Cấu trúc của tế bào - Phần hai sinh học tế bào.
- Thiết kế một số bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích nội dung, thiết kế bài giảng 7, 8, 9, 10, 11 - Chương II - thuộc Phần hai: Sinh học tế bào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng:
SGK sinh học 10 Chương II - Cấu trúc của tế bào. Phần hai - Sinh học tế bào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
SGK sinh học 10 ban cơ bản từ bài 7, 8, 9, 10 và 11 Chương II - Cấu trúc của tế bào - Phần hai - Sinh học tế bào.
4. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

4.1. ý nghĩa khoa học:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho phương pháp dạy học, theo hướng lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
4.2. ý nghĩa thực tiễn:
Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ,theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
5. Phương pháp nghiên cứu.

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Đọc các tài liệu làm cơ sở xây dựng lý thuyết của đề tài:
- Tra cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học.
5.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Dự giờ trao đổi kinh nghiệm với giáo viên phổ thông về phương pháp giảng dạy, theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
5.3. Phương pháp chuyên gia.
Xin ý kiến, nhận xét, đánh giá của giáo viên phổ thông về nội dung nghiên cứu của đề tài.
Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1 Lịch sử nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực
1.1.1 Trên thế giới.
1.1.2 Trong nước.
1.2 Tính tích cực học tập của học sinh
1.2.1 Khái niệm về tính tích cực.
1.2.2 Tính tích cực học tập.

Tính tích cực đạt những cấp độ từ thấp lên cao như:
-Bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hoạt động của thầy của bạn.
-Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra. Tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề.
-Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc lập, hữu hiệu.
1.3 Phương pháp tích cực:

PPTC hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá, hoạt động nhận thức của người học. Nghĩa là tập trung và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
4.1. Định hướng đổi mới dạy và học
.
1 - 1993

2 - 1996

12 - 1998


Cốt lõi: Hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

NQTW 4 khoá VII


NQTW 2 khoá VIII


Luật giáo dục

1.5. Dạy học lấy người học làm trung tâm

1.5.1. Về nguồn gốc bản chất
1.5.2. Đặc điểm.
- Mục tiêu dạy học
- Nội dung dạy học
Về phương pháp dạy học
Hình thức tổ chức dạy và học
Đánh giá
Chương 2: Phân tích nội dung - Thiết kế bài giảng

2.1. Phân tích nội dung.
Tiến hành phân tích nội dung: Vị trí, logic kiến thức, thành phần kiến thức, thu thập các kiến thức bổ sung, tài liệu tham khảo cho từng bài trong Chương II - Cấu trúc của tế bào.
2. 2. Thiết kế bài giảng
Trên cơ sở phân tích nội dung. Tôi đã tiến hành thiết kế 5 bài giảng (7, 8, 9, 10, 11) Chương II - Cấu trúc của tế bào thuộc Phần hai - Sinh học tế bào. Theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Chương 3 - Kết luận và kiến nghị

3.1. Kết luận.
Thực hiện mục đích của khoá luận nghiên cứu, đối chiếu với các nhiệm đặt ra, tôi đã thu được kết quả như sau:
- Bước đầu đã xác định được cơ sở lý luận cho việc dạy học lấy HS làm trung tâm. Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
- Tôi đã tiến hành phân tích nội dung: Vị trí, logic kiến thức, thành phần kiến thức, thu thập các kiến thức bổ sung, tài liệu tham khảo cho từng bài. Làm cơ sở cho việc thiết kế 5 bài giảng (7,8,9,10,11) thuộc chương II phần hai - Sinh học tế bào theo hướng nghiên cứu của đề tài. Các bài soạn được trình bày trong khoá luận theo hướng lấy HS làm trung tâm đặt người học vào vị trí chủ động, tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho HS.
- Kết quả phương pháp chuyên gia: Các nhận xét của các giáo viên được trình bày trong khoá luận khẳng định chung một điều là các giáo án thiết kế có tính khả thi và cho phép nâng cao chất lượng dạy học sinh học 10 theo hướng phát huy tính tích cực tự lực trong học tập của HS.
3.2. Kiến nghị:

Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu. Và vì thời gian có hạn nên kết quả đề tài chỉ thể hiện trên một số bài của Chương II - cấu trúc của tế bào. Phần hai - Sinh học tế bào. SGK sinh học 10 ban cơ bản vì vậy đề tài này cần tiếp tục được nghiên cứu.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)