Sinh học: Kỹ thuật gieo, trồng một số loại cây, con
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 23/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: Sinh học: Kỹ thuật gieo, trồng một số loại cây, con thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kỹ thuật nuôi, trồng các loại cây, con
( theo nguồn:
http://khcncaobang.gov.vn/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=86&Itemid=154 ).
NUÔI
Kỹ thuật nuôi đà điểu
KS. Cận -12/29/2008 9:00:00 AM
Một trang trại nuôi đà điểu
Hỏi: Xin quí báo hướng dẫn cho kỹ thuật nuôi đà điểu, các sản phẩm và nơi tiêu thụ đà điểu?
(Huỳnh Ngọc Sang – [email protected])- nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/68/26320/Ky-thuat-nuoi-da-dieu.aspx )
Trả lời: Xin cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến các sản phẩm từ đà điểu, các địa chỉ có thể liên hệ mua giống, tư vấn thêm về kỹ thuật nuôi và tiêu thụ sản phẩm:
- ThS. Hoàng Văn Lộc, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) cho biết: Trại Nghiên cứu đà điểu Ba Vì (trực thuộc Trung tâm) là cơ sở chăn nuôi, nghiên cứu đầu tiên và lớn nhất về đà điểu ở Việt Nam hiện nay. Sau gần 10 năm nghiên cứu, nuôi dưỡng, bước đầu Trung tâm đã hoàn thành qui trình, công nghệ chăn nuôi đà điểu và hiện đã bắt đầu chuyển giao cho một số địa phương.
Hiện Trung tâm thực hiện hình thức chuyển giao trực tiếp kết hợp với các phương thức hỗ trợ SX, nhất là về khâu kỹ thuật. Trung tâm cũng thành lập các trạm chuyển giao vệ tinh để các cán bộ chăn nuôi xuống từng hộ gia đình tư vấn, hướng dẫn cách thức chăn nuôi, cũng như phòng, trị bệnh cho đà điểu. Đà điểu có thể nuôi được trên nhiều địa hình: vườn đồi, trang trại vùng cát (miền Trung), đồng cỏ… với điều kiện phải có diện tích tương đối rộng để trồng cỏ làm thức ăn xanh, làm chuồng trại, sân chơi (nếu là nền đất thì nên lót cát, sỏi cho đà điểu dễ vận động), vườn cây để chúng trú ngụ, nghỉ ngơi…
- Bà Nguyễn Thị Tường Anh, TGĐ Tổng công ty Khánh Việt (Khánh Hòa) cho biết: Từ năm 2001 Khánh Việt bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp đà điểu, cá sấu qui mô lớn tại Khánh Hòa và các tỉnh duyên hải miền Trung. Đây là ngành nông - công nghiệp tổng hợp và toàn diện từ chăn nuôi đến SX, chế biến và tiêu thụ. Trong đó Khánh Việt nắm vai trò chủ đạo từ cung cấp con giống, kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm; xây dựng và tổ chức khâu SX, chế biến, tiêu thụ. Việc nuôi dưỡng thương phẩm được giao cho nông dân, các chủ trang trại và các nhà đầu tư khác.
Năm 2007 chương trình nuôi đà điểu thương phẩm bắt đầu được triển khai tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắc Lắc, trong đó Khánh Việt bán con giống, chuyển giao kỹ thuật làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi đà điểu, phòng và chữa bệnh, cách phối trộn thức ăn tinh và kỹ thuật trồng các loại cỏ…; cho người nuôi trả chậm (gối đầu) tiền thức ăn tổng hợp và bao tiêu đà điểu thương phẩm theo giá sàn qui định trong hợp đồng. Những nông hộ tham gia chương trình này đều có hiệu quả: tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, trọng lượng đà điểu thương phẩm đạt theo quy định lúc xuất chuồng 10-11 tháng, đảm bảo cho người nuôi có lãi. Hiện Tổng công ty Khánh Việt đã khép kín được các cơ sở cung cấp từ con giống, sản xuất và cung cấp thức ăn tinh tổng hợp.
- Về các sản phẩm từ đà điểu, anh Trần Anh Tuấn, một chủ trang trại nuôi đà điểu ở thôn Sóc Sơn 3, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho hay: nuôi đà điểu hiệu quả nhất là bán thịt cho các nhà hàng, hiện anh đang cung cấp tại thị trường Thanh Hóa với giá dao động từ 170.000-200.000 đồng/kg.
Theo các nhà khoa học thì đà điểu khai thác trên 40 năm, mỗi năm đẻ 40-50 trứng, giá từ 50.000-150.000 đồng/trứng. Thịt đà điểu khoảng 40.000 đồng/kg hơi, hiện nay nguồn cung không đủ cầu. Bộ da đà điểu cũng có giá từ 1 đến 1,5 triệu đồng dùng may túi xách, ví da, dây lưng…; lông đà điểu được dùng làm gối, đệm, áo rét, chăn cao cấp để xuất khẩu có giá trị lên tới hàng trăm USD… Bà Tường Anh, Tổng công ty Khánh Việt cho hay: Khánh Việt cũng vừa khánh thành và đưa vào hoạt động một nhà máy giết mổ, chế biến và các sản phẩm
( theo nguồn:
http://khcncaobang.gov.vn/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=86&Itemid=154 ).
NUÔI
Kỹ thuật nuôi đà điểu
KS. Cận -12/29/2008 9:00:00 AM
Một trang trại nuôi đà điểu
Hỏi: Xin quí báo hướng dẫn cho kỹ thuật nuôi đà điểu, các sản phẩm và nơi tiêu thụ đà điểu?
(Huỳnh Ngọc Sang – [email protected])- nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/45/68/26320/Ky-thuat-nuoi-da-dieu.aspx )
Trả lời: Xin cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến các sản phẩm từ đà điểu, các địa chỉ có thể liên hệ mua giống, tư vấn thêm về kỹ thuật nuôi và tiêu thụ sản phẩm:
- ThS. Hoàng Văn Lộc, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) cho biết: Trại Nghiên cứu đà điểu Ba Vì (trực thuộc Trung tâm) là cơ sở chăn nuôi, nghiên cứu đầu tiên và lớn nhất về đà điểu ở Việt Nam hiện nay. Sau gần 10 năm nghiên cứu, nuôi dưỡng, bước đầu Trung tâm đã hoàn thành qui trình, công nghệ chăn nuôi đà điểu và hiện đã bắt đầu chuyển giao cho một số địa phương.
Hiện Trung tâm thực hiện hình thức chuyển giao trực tiếp kết hợp với các phương thức hỗ trợ SX, nhất là về khâu kỹ thuật. Trung tâm cũng thành lập các trạm chuyển giao vệ tinh để các cán bộ chăn nuôi xuống từng hộ gia đình tư vấn, hướng dẫn cách thức chăn nuôi, cũng như phòng, trị bệnh cho đà điểu. Đà điểu có thể nuôi được trên nhiều địa hình: vườn đồi, trang trại vùng cát (miền Trung), đồng cỏ… với điều kiện phải có diện tích tương đối rộng để trồng cỏ làm thức ăn xanh, làm chuồng trại, sân chơi (nếu là nền đất thì nên lót cát, sỏi cho đà điểu dễ vận động), vườn cây để chúng trú ngụ, nghỉ ngơi…
- Bà Nguyễn Thị Tường Anh, TGĐ Tổng công ty Khánh Việt (Khánh Hòa) cho biết: Từ năm 2001 Khánh Việt bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp đà điểu, cá sấu qui mô lớn tại Khánh Hòa và các tỉnh duyên hải miền Trung. Đây là ngành nông - công nghiệp tổng hợp và toàn diện từ chăn nuôi đến SX, chế biến và tiêu thụ. Trong đó Khánh Việt nắm vai trò chủ đạo từ cung cấp con giống, kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm; xây dựng và tổ chức khâu SX, chế biến, tiêu thụ. Việc nuôi dưỡng thương phẩm được giao cho nông dân, các chủ trang trại và các nhà đầu tư khác.
Năm 2007 chương trình nuôi đà điểu thương phẩm bắt đầu được triển khai tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắc Lắc, trong đó Khánh Việt bán con giống, chuyển giao kỹ thuật làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi đà điểu, phòng và chữa bệnh, cách phối trộn thức ăn tinh và kỹ thuật trồng các loại cỏ…; cho người nuôi trả chậm (gối đầu) tiền thức ăn tổng hợp và bao tiêu đà điểu thương phẩm theo giá sàn qui định trong hợp đồng. Những nông hộ tham gia chương trình này đều có hiệu quả: tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, trọng lượng đà điểu thương phẩm đạt theo quy định lúc xuất chuồng 10-11 tháng, đảm bảo cho người nuôi có lãi. Hiện Tổng công ty Khánh Việt đã khép kín được các cơ sở cung cấp từ con giống, sản xuất và cung cấp thức ăn tinh tổng hợp.
- Về các sản phẩm từ đà điểu, anh Trần Anh Tuấn, một chủ trang trại nuôi đà điểu ở thôn Sóc Sơn 3, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho hay: nuôi đà điểu hiệu quả nhất là bán thịt cho các nhà hàng, hiện anh đang cung cấp tại thị trường Thanh Hóa với giá dao động từ 170.000-200.000 đồng/kg.
Theo các nhà khoa học thì đà điểu khai thác trên 40 năm, mỗi năm đẻ 40-50 trứng, giá từ 50.000-150.000 đồng/trứng. Thịt đà điểu khoảng 40.000 đồng/kg hơi, hiện nay nguồn cung không đủ cầu. Bộ da đà điểu cũng có giá từ 1 đến 1,5 triệu đồng dùng may túi xách, ví da, dây lưng…; lông đà điểu được dùng làm gối, đệm, áo rét, chăn cao cấp để xuất khẩu có giá trị lên tới hàng trăm USD… Bà Tường Anh, Tổng công ty Khánh Việt cho hay: Khánh Việt cũng vừa khánh thành và đưa vào hoạt động một nhà máy giết mổ, chế biến và các sản phẩm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)