Sinh học: KT trồng & phòng trừ sâu hại cây lương thực
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 23/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: Sinh học: KT trồng & phòng trừ sâu hại cây lương thực thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kỹ thuật gieo trồng và phòng sâu hại cho cây lương thực
( Nguồn: http://khcncaobang.gov.vn/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=75&Itemid=83 ).
Kỹ thuật trồng lúa cạn cho năng xuất cao
* Chọn giống: Nên chọn các giống lúa mới lai tạo có năng suất cao, chịu hạn tốt như các giống LC90-5; LC90-4; LC10-4; C22...
* Thời vụ gieo: Từ 20/5 đến 20/6 cần gieo đúng thời vụ để lúa sinh trưởng phát triển tốt.
* Làm đất: Ở miền núi canh tác trên đồi có độ dốc lớn cho nên bà con cần ngăn chia lô ra nhiều khoanh nhỏ hẹp chiều ngang và chạy dài theo đường đồng mức, đắp bờ nhỏ cao 20-30 cm rãnh 30-40 cm theo đường vành nón.
- Cày xới và cuốc đất vài lần trước khi vào thời vụ gieo hạt làm cho đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại nhất là cỏ tranh, cỏ ấu, cỏ vừng và tàn dư thực vật khác.
- Xới xáo 2 - 3 lần, rạch hàng sâu theo đường đồng mức, khoảng cách gieo hàng cách hàng 20 cm, hốc cách hốc 8 - 10 cm, mỗi hốc gieo 5-8 hạt, đảm bảo mật độ 200 cây/m2.
* Gieo hạt : Với lúa cạn gieo khi độ ẩm đất đã bảo đảm cho hạt lúa nẩy mầm (18-32 % ). Không nên để hạt giống nằm lâu trong đất gây thối hoặc chim, chuột phá hại.
- Khi gieo hạt bà con nông dân nên gieo các hàng chạy theo đường đồng mức, dễ cho việc làm cỏ và chăm sóc. Không nên gieo vãi trên mặt ruộng vì như vậy thường tốn giống hơn và gây khó khăn cho việc chăm sóc làm cỏ sau này, sau khi gieo phải phủ một lớp đất mỏng dày 0,5-1 cm.
* Chăm sóc, bón phân:
- Sau khi gieo 20-25 ngày lúa mọc cần tiến hành dặm tỉa, nhổ cỏ bằng tay hoặc xới bằng cuốc vào những ngày nắng.
- Phân bón cho lúa cạn rất cần vì đất trồng lúa cạn thường nghèo dinh dưỡng.
- Lượng phân bón cho 1 sào lúa cạn:
Phân chuồng hoai mục 300-500kg
Đạm 6-7 kg
Lân 10-15 kg
Kali 6-8 kg
* Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 2 kg đạm + 2 kg kali trước khi gieo hạt.
- Bón thúc đẻ nhánh 2kg đạm + 2 kg kali vào giai đoạn lúa 4 lá.
- Khi lúa bắt đầu làm đòng bón nốt số phân còn lại.
- Khi bón phân thúc cho lúa có thể kết hợp làm cỏ, vun xới.
* Sâu bệnh: Lúa cạn thường bị một số sâu, bệnh phá hại. Sâu đục thân, bọ xít dài, rầy xanh đuôi đen, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ,… Bệnh vàng sinh lý, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Bà con cần kiểm tra thường xuyên nương ruộng để kịp thời xử lý.
Theo dongthap.gov.vn
Bọ xít hại lúa
* Đặc điểm, tác hại: Bọ xít hôi mình dài: Bọ non và bọ trưởng thành đều tập trung hút dịch trong hạt lúa đang ngâm sữa, làm cho hạt lửng hoặc đen lép. Mật độ bọ xít cao gây giảm năng suất rất lớn, có nơi không cho thu hoạch. Chúng gây hại lúa xuân muộn, ruộng lúa trỗ lẻ tẻ không tập trung, ruộng xen kẽ nơi đồi rừng hại nặng hơn.
* Đặc điểm sinh học và qui luật phát triển:
- Bọ xít có xu tính yếu đối với ánh sáng, ưa mùi hôi tanh.
- Trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng, lúc trời râm mát, đẻ trứng trên hai mặt lá lúa, bẹ lá.
- Trứng màu đỏ nâu, đẻ thành hàng dọc theo gân lá.
- Thời gian trứng 6-7 ngày; bọ xít non 17-25 ngày; trưởng thành sống 6-15 ngày.
* Biện pháp phòng trừ:
- Gieo cấy tập trung để lúa trỗ đều giảm bớt tác hại.
- Sử dụng một số tác nhân dẫn dụ bọ xít tập trung để dễ tiêu diệt như: Dùng lá xoan ngâm nước giải hoặc ngâm trong nước cá giã nhỏ cho thêm mẻ chua rồi cắm quanh bờ ruộng. Khi bọ xít tập trung với mật độ cao trong diện tích hẹp, sử dụng một trong các loại thuốc sau pha với 20 lít nước phun cho 1 sào ( phun vào buổi chiều):
+ Karate 2,5EC, lượng thuốc dùng 15-20 cc.
+ Fastac 5 EC, lượng thuốc dùng 15-20 cc.
+ Bi58 50EC, lượng thuốc dùng 40-50 cc.
- Dùng vải thô may thành vợt, vợt bắt bọ xít vào buổi sáng sớm và lúc
( Nguồn: http://khcncaobang.gov.vn/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=75&Itemid=83 ).
Kỹ thuật trồng lúa cạn cho năng xuất cao
* Chọn giống: Nên chọn các giống lúa mới lai tạo có năng suất cao, chịu hạn tốt như các giống LC90-5; LC90-4; LC10-4; C22...
* Thời vụ gieo: Từ 20/5 đến 20/6 cần gieo đúng thời vụ để lúa sinh trưởng phát triển tốt.
* Làm đất: Ở miền núi canh tác trên đồi có độ dốc lớn cho nên bà con cần ngăn chia lô ra nhiều khoanh nhỏ hẹp chiều ngang và chạy dài theo đường đồng mức, đắp bờ nhỏ cao 20-30 cm rãnh 30-40 cm theo đường vành nón.
- Cày xới và cuốc đất vài lần trước khi vào thời vụ gieo hạt làm cho đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại nhất là cỏ tranh, cỏ ấu, cỏ vừng và tàn dư thực vật khác.
- Xới xáo 2 - 3 lần, rạch hàng sâu theo đường đồng mức, khoảng cách gieo hàng cách hàng 20 cm, hốc cách hốc 8 - 10 cm, mỗi hốc gieo 5-8 hạt, đảm bảo mật độ 200 cây/m2.
* Gieo hạt : Với lúa cạn gieo khi độ ẩm đất đã bảo đảm cho hạt lúa nẩy mầm (18-32 % ). Không nên để hạt giống nằm lâu trong đất gây thối hoặc chim, chuột phá hại.
- Khi gieo hạt bà con nông dân nên gieo các hàng chạy theo đường đồng mức, dễ cho việc làm cỏ và chăm sóc. Không nên gieo vãi trên mặt ruộng vì như vậy thường tốn giống hơn và gây khó khăn cho việc chăm sóc làm cỏ sau này, sau khi gieo phải phủ một lớp đất mỏng dày 0,5-1 cm.
* Chăm sóc, bón phân:
- Sau khi gieo 20-25 ngày lúa mọc cần tiến hành dặm tỉa, nhổ cỏ bằng tay hoặc xới bằng cuốc vào những ngày nắng.
- Phân bón cho lúa cạn rất cần vì đất trồng lúa cạn thường nghèo dinh dưỡng.
- Lượng phân bón cho 1 sào lúa cạn:
Phân chuồng hoai mục 300-500kg
Đạm 6-7 kg
Lân 10-15 kg
Kali 6-8 kg
* Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 2 kg đạm + 2 kg kali trước khi gieo hạt.
- Bón thúc đẻ nhánh 2kg đạm + 2 kg kali vào giai đoạn lúa 4 lá.
- Khi lúa bắt đầu làm đòng bón nốt số phân còn lại.
- Khi bón phân thúc cho lúa có thể kết hợp làm cỏ, vun xới.
* Sâu bệnh: Lúa cạn thường bị một số sâu, bệnh phá hại. Sâu đục thân, bọ xít dài, rầy xanh đuôi đen, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ,… Bệnh vàng sinh lý, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Bà con cần kiểm tra thường xuyên nương ruộng để kịp thời xử lý.
Theo dongthap.gov.vn
Bọ xít hại lúa
* Đặc điểm, tác hại: Bọ xít hôi mình dài: Bọ non và bọ trưởng thành đều tập trung hút dịch trong hạt lúa đang ngâm sữa, làm cho hạt lửng hoặc đen lép. Mật độ bọ xít cao gây giảm năng suất rất lớn, có nơi không cho thu hoạch. Chúng gây hại lúa xuân muộn, ruộng lúa trỗ lẻ tẻ không tập trung, ruộng xen kẽ nơi đồi rừng hại nặng hơn.
* Đặc điểm sinh học và qui luật phát triển:
- Bọ xít có xu tính yếu đối với ánh sáng, ưa mùi hôi tanh.
- Trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng, lúc trời râm mát, đẻ trứng trên hai mặt lá lúa, bẹ lá.
- Trứng màu đỏ nâu, đẻ thành hàng dọc theo gân lá.
- Thời gian trứng 6-7 ngày; bọ xít non 17-25 ngày; trưởng thành sống 6-15 ngày.
* Biện pháp phòng trừ:
- Gieo cấy tập trung để lúa trỗ đều giảm bớt tác hại.
- Sử dụng một số tác nhân dẫn dụ bọ xít tập trung để dễ tiêu diệt như: Dùng lá xoan ngâm nước giải hoặc ngâm trong nước cá giã nhỏ cho thêm mẻ chua rồi cắm quanh bờ ruộng. Khi bọ xít tập trung với mật độ cao trong diện tích hẹp, sử dụng một trong các loại thuốc sau pha với 20 lít nước phun cho 1 sào ( phun vào buổi chiều):
+ Karate 2,5EC, lượng thuốc dùng 15-20 cc.
+ Fastac 5 EC, lượng thuốc dùng 15-20 cc.
+ Bi58 50EC, lượng thuốc dùng 40-50 cc.
- Dùng vải thô may thành vợt, vợt bắt bọ xít vào buổi sáng sớm và lúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)